Google là "kèo dưới" trong cuộc đua đám mây?

02/01/2020 08:51
Google hiện sở hữu công cụ tìm kiếm, trình duyệt web và hệ điều hành dành cho thiết bị di động lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong năm ngoái, họ chỉ kiểm soát được 4% thị trường dịch vụ đám mây công cộng, theo Gartner.

Điều đó khiến họ phải ở vị trí thứ tư sau Amazon, Microsoft và Alibaba khi ba "ông lớn" này lần lượt kiểm soát 48%, 16% và 8% thị trường đó. Dù Google vẫn tin rằng họ có thể thách thức Amazon và Microsoft để trở thành một trong hai "tay chơi" đám mây hàng đầu vào năm 2023, nhưng có khả năng họ sẽ phải đối mặt với một trận chiến khó khăn vì ba lý do đơn giản sau đây:

1. Những vấn đề và xung đột trong quản lý

Bốn năm trước, Google đã thuê Diane Greene, người đồng sáng lập VMware, để lãnh đạo đơn vị đám mây của mình. Greene được cho là đã "đụng độ" với CEO Google là Sundar Pichai về việc làm mới Project Maven, một dự án gây tranh cãi của Bộ Quốc phòng vì sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tìm người và vật.

Greene muốn giữ hợp đồng này, vì đó là một nguồn thu lớn cho đơn vị đám mây, nhưng Pichai thích bỏ nó hơn. Google cuối cùng đã quyết định không gia hạn hợp đồng, thiết lập các nguyên tắc "đạo đức" cho các công nghệ AI của mình và ngừng cung cấp hợp đồng đám mây cho trị giá 10 tỷ USD của Lầu Năm Góc - và kết quả là nó được chuyển sang Microsoft.

Greene được cho là cũng đã cố gắng kết hợp các dịch vụ đám mây của Google với những sản phẩm khác của công ty. Tờ The Information cho biết chiến lược này đã dẫn đến xung đột với các trưởng bộ phận khác của Google nhưng vẫn không giành được những khách hàng lớn. COO của Google Cloud, Diane Bryant, cũng đột ngột từ chức vào năm ngoái sau khi giữ vị trí này chưa tới một năm.

Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Greene cũng từ chức vào đầu năm 2019. Người kế nhiệm Greene, Thomas Kurian, trước đây là một giám đốc điều hành tại Oracle - một công ty vốn không mạnh về các dịch vụ đám mây. Tất cả những vấn đề quản lý đó có khả năng bóp nghẹt tăng trưởng ở mảng đám mây của Google khi Microsoft và Amazon mở rộng.

2. Những vụ thôn tính bị bỏ lỡ

Không giống như các công ty dẫn đầu khác, Google đã không mở rộng kinh doanh trên nền tảng đám mây của mình bằng những hoạt động mua lại tích cực. Greene được cho là muốn mua GitHub, dịch vụ dựa trên đám mây để lưu trữ mã phần mềm và hợp tác trong các dự án, nhưng Pichai không quan tâm. Microsoft sau đó đã mua lại GitHub với giá 7,5 tỷ USD.

IBM, công ty đứng thứ năm trong thị trường đám mây, gần đây đã mua lại nhà sản xuất phần mềm nguồn mở Red Hat với giá 34 tỷ USD để tăng cường mảng kinh doanh đám mây "lai" của mình. Google cũng không có hành động gì khi Salesforce mua lại nhà phát triển phần mềm tích hợp MuleSoft, một mục tiêu đầy hứa hẹn khác, với giá 6,5 tỷ USD.

Google có thể dễ dàng dùng đến tiền mặt, các tài sản tương đương tiền mặt và chứng khoán có thể bán được của công ty mẹ là Alphabet (đạt 121 tỷ USD trong quý trước) để mua cả ba công ty vừa kể để tăng cường mảng kinh doanh trên nền tảng đám mây của mình - nhưng đã không làm. Trong khi đó, họ chỉ ký một ít thỏa thuận còn Amazon và Microsoft thu về một danh sách đối tác doanh nghiệp ngày càng dài.

Dưới thời Kurian, Google Cloud đã mở rộng đội ngũ bán hàng của mình và mua lại CloudSimple để tăng cường sự hiện diện của họ ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không rõ liệu những động thái muộn màng này có thể giúp họ bắt kịp được Amazon và Microsoft hay không.

3. Những lo ngại về quyền riêng tư và thiếu đòn bẩy

Alphabet vẫn tạo ra phần lớn doanh thu từ các quảng cáo "nhắm mục tiêu" của Google, nhờ thuật toán khai thác dữ liệu. Mô hình kinh doanh đó hiện làm tăng mối lo ngại về các giao dịch đám mây của Google trong những lĩnh vực coi trọng quyền riêng tư, như ngân hàng hoặc chăm sóc sức khỏe.

Đó là lý do tại sao thỏa thuận gần đây của Google Cloud để lưu trữ dữ liệu bệnh nhân cho các bệnh viện của Ascension bị xem xét kỹ lưỡng và gây ra một cuộc điều tra liên bang. Thương vụ mua lại Fitbit đang chờ xử lý, nhằm tăng cường hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số của nó, cũng phải đối mặt với một cuộc điều tra của Bộ Tư pháp. Những phản ứng đó có thể khiến khách hàng doanh nghiệp gắn bó với Amazon và Microsoft – những công ty chỉ tạo ra tỷ lệ phần trăm nhỏ trong doanh thu của họ từ quảng cáo - thay vì là Google.

Amazon và Microsoft cũng có nhiều tầm ảnh hưởng trong giới doanh nghiệp hơn Google. Amazon vẫn có thể tận dụng lợi thế "người đầu tiên" của mình và danh tiếng "tốt nhất trong nhóm" để có được khách hàng doanh nghiệp. Còn Microsoft có thể kết hợp các dịch vụ đám mây của mình với Office 365 và Windows 10, và đây là một lựa chọn thay thế hấp dẫn cho các nhà bán lẻ đang cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp thương mại điện tử của Amazon.

Nói một cách đơn giản, các năng lực cốt lõi của Google - tìm kiếm trực tuyến, quảng cáo kỹ thuật số, trình duyệt web và hệ điều hành cho thiết bị di động - không làm tăng sức hấp dẫn của các dịch vụ đám mây.

Nhưng "kèo dưới" vẫn có thể có cơ hội?

Mảng kinh doanh trên nền tảng đám mây của Google vẫn gặp khó khăn, nhưng nhà đầu tư không nên từ bỏ một sự trở lại đầy tiềm năng. Nếu Google nghiêm túc về việc trở thành công ty dẫn đầu thị trường vào năm 2023, họ vẫn có thể mua lại các công ty nhỏ hơn, cung cấp dịch vụ với giá thấp hơn Amazon và Microsoft hoặc tận dụng các thế mạnh thích hợp - như chỗ đứng của họ trên thị trường dịch vụ dành cho container - để có được nhiều khách hàng hơn.

Tuy nhiên, nhà đầu tư nên thận trọng xem xét các kế hoạch của Google cho đến khi họ thấy một số tiến bộ thực sự. AWS và Azure vẫn là đối thủ cạnh tranh đáng gờm và việc bắt kịp có thể đòi hỏi Google phải thực hiện một số hy sinh đầy tốn kém.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
27 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
12 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
48 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
6 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
23 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.