Các nhà tâm lý học cho rằng các công cụ tìm kiếm có thể tác động đến nhận thức của người dùng theo cách mà ta không hề hay biết.
Một vài tháng trước, một nhà nghiên cứu ở Thung lũng Silicon đã trích xuất tất cả dữ liệu mà Google từng giữ về anh ta. Kết quả khiến anh giật mình - Google nắm giữ một lượng thông tin cá nhân khổng lồ, nhiều hơn mức mà bất cứ ai có thể tưởng tượng.
Google đã bị lên án vì các hoạt động thu thập dữ liệu cá nhân bừa bãi của họ. Gã khổng lồ công nghệ này đang bị cho là có hành vi thu thập dữ liệu người dùng, tổng hợp và bán nó cho các bên thứ ba để sử dụng cho mục đích quảng cáo.
Bạn sử dụng Google càng thường xuyên bao nhiêu thì họ càng nắm được nhiều thông tin của bạn bấy nhiêu. Google bám vào dữ liệu mà nó tự thu thập thông qua vị trí của bạn, những thứ mà bạn "search Google" và sau đó sử dụng nó để tạo các quảng cáo phù hợp nhắm vào bạn, cũng như những người dùng khác.
Tuy nhiên, còn một khía cạnh nữa mà ít tai biết, các giám đốc của Google đang sử dụng điều đó để xây dựng các mạng lưới hỗ trợ chính trị.
Robert Epstein, một nhà tâm lý học thuộc Viện Nghiên cứu Hành vi và Công nghệ Hoa Kỳ tại California, đã tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu về Google, cùng với sự hỗ trợ của các nhà tâm lý học và nhà khoa học dữ liệu. Trong đó, nhóm nghiên cứu tập trung vào chức năng Google tìm kiếm và "gợi ý tìm kiếm" (tự động hoàn thiện nội dung còn thiếu – autocomplete). Cuối cùng, kết quả cho thấy rằng, các công cụ tìm kiếm có thể làm lung lay tâm trí chúng ta theo những cách cực kỳ mạnh mẽ và phần lớn ta không nhận thức được điều đó.
Robert Epstein nói trong một bài nghiên cứu mà nhóm này đã trình bày tại hội nghị tâm lý ở Oregon: "Một công cụ tìm kiếm có khả năng thao túng con người. Kết quả tìm kiếm đầu tiên của một vấn đề có tác động tương tự với cảm giác khi lần đầu gặp ai đó. Một cách đơn giản, nhưng hiệu quả để thao túng các cuộc bầu cử là: loại bỏ các đề xuất tìm kiếm tiêu cực cho ứng cử viên mà họ ủng hộ, đồng thời hiển thị một hoặc nhiều đề xuất tìm kiếm tiêu cực cho ứng cử viên đối lập.
Nhóm nghiên cứu của Epstein đã khảo sát 661 người Mỹ. Trước tiên, nhóm yêu cầu những người này chọn một trong hai ứng cử viên trong một cuộc bầu cử ở Úc. Vì rằng người Mỹ không biết nhiều về chính trị Úc, những người tham gia được hướng dẫn sử dụng một loại công cụ tìm kiếm gần giống Google. Công cụ này cũng có chức năng tự động gợi ý các kết quả tìm kiếm khi người dùng chỉ mới gõ một hay hai từ.
Sau đó, các nhà nghiên cứu thay đổi các gợi ý tìm kiếm được hiển thị bên dưới tên ứng cử viên. Kết quả rất rõ ràng. Khi những người tham gia được hỏi về phiếu bầu của họ, 80% tổng số sẽ chọn ứng cử viên có những đề xuất tìm kiếm tích cực. Một nghiên cứu khác cho thấy khi những người tham gia chỉ được cung cấp 4 mục đề xuất tìm kiếm, họ rất dễ bị thao túng; khi có 10 mục với nhiều thông tin hơn, họ cũng khó bị thao túng hơn.
Những kết quả này không chứng minh rằng Google - hoặc bất kỳ công ty công cụ tìm kiếm nào khác như Bing hay Yahoo - đã sử dụng sức mạnh này để thao túng người dùng. Nhưng bài nghiên cứu của Epstein nêu bật một số kết quả mà ông cho là lạ. Nhóm của ông đã phát hiện ra rằng nếu bạn nhập tên của các đối thủ cạnh tranh của Google vào công cụ tìm kiếm của nó, theo sau là từ là is, thì các đề xuất tìm kiếm sẽ là Yahoo đã chết và hoặc Bing là rác rưởi.
Một ví dụ nổi bật khác là giữa sự kiện hồi tháng 8/2016, cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ diễn ra. Nếu tìm kiếm Hilllary Clinton trên Google, đề xuất kết quả hiện ra sẽ là "Hillary Clinton chiến thắng".
Giám đốc điều hành Google cho biết vấn đề này phát sinh do công ty có chính sách tự động loại bỏ các đề xuất tiêu cực.
Tuy nhiên, các thông tin về Tổng thống Donald Trump đã bị chính ông chỉ trích dữ dội. Ông viết trên Twitter cá nhân: "Các kết quả tìm kiếm cho "Trump News" chỉ cho thấy các góc nhìn và báo cáo giả mạo. Nói cách khác, họ đang gian dối, về tôi và về cả những người khác, thế nên tất cả các câu chuyện và tin tức đều tệ...".