'Grab, Uber như... con cá mập tấn công, thôn tính thị trường taxi'

06/04/2018 20:54
Theo đại diện các hãng taxi, Grab và Uber sử dụng một nguồn vốn khổng lồ để thôn tính thị trường khi có nhiều chương trình khuyến mãi. Chiều ngược lại, taxi truyền thông không thể chạy theo vì không đủ năng lực tài chính.
Thực tế, tất cả các hãng taxi, hợp tác xã đã và đang xây dựng phần mềm rất nhỏ lẻ, manh mún nên khó có thể thành công. Vì thế, các hãng taxi sẵn sàng xây dựng hệ thống ứng dụng gọi xe chung cho cả ngành taxi để hợp lực tạo thành sức mạnh nhằm cạnh tranh Grab.

Grab, Uber có thôn tính thị trường?

Tại buổi tọa đàm trực tuyến "Grab thâu tóm Uber, cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt?" vào sáng nay (6/4), ông Nguyễn Xuân Thủy, Vụ phó Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) cho rằng, thị phần taxi và thị phần gọi xe không bị triệt tiêu hoàn toàn dù mỗi nước có cách quản lý khác nhau, chưa kể nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.


“Nhà cung cấp nào mang đến dịch vụ tốt nhất, phù hợp với sở thích của người dân thì sẽ được ưa chuộng. Việc nhiều công ty nội địa tham gia vào cung cấp ứng dụng phần mềm gọi xe, thị trường cạnh tranh hơn, vận tải hiệu quả hơn và người dân được hưởng lợi,” ông Thủy nhìn nhận.

Ông Hồ Quốc Phi, Tổng giám đốc Mai Linh miền Bắc cho biết, nếu như trước đây Uber, Grab hoạt động riêng rẽ đã gây rất nhiều khó khăn cho ngành taxi nhưng nay 2 công ty cực mạnh này kết hợp lại thì dự kiến taxi truyền thống sẽ còn khó khăn hơn.

Thừa nhận Taxi Mai Linh là 1 trong 7 hãng taxi được Bộ Giao thông Vận tải cho thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, ông Phi khẳng định, Mai Linh không thể địch lại được vì Uber, Grab khuyến mại kinh khủng (chẳng hạn đi liên tục trong 5 cuốc thì được giảm giá, thậm chí miễn phí chuyến đi).

“Cách khuyến mại như vậy taxi truyền thông không thể chạy theo cũng bởi thua ở năng lực tài chính,” ông Phi so sánh.


Giải thích rõ hơn vì sao các hãng taxi thua Grab, ông Nguyễn Xuân Tuấn, Giám đốc Hợp tác xã Giao thông vận tải Toàn Cầu chỉ ra nguyên nhân do các hãng taxi phải đầu tư rất nhiều tài sản, còn Grab thì không. Mỗi tài khoản Grab một ngày chạy xe đều phải nộp phần trăm (tối đa 28% doanh thu về cho hãng), với 50.000 tài khoản, lượng tiền ròng đổ về khiến Grab tha hồ dùng để khuyến mại giá.

“Do vậy, không một hãng vận tải nào trong nước hiện nay có đủ tiềm lực bằng Grab và Uber. Các hãng taxi truyền thống càng xoay sở, càng thất bại. Các hãng phải bỏ số tiền lớn để xây dựng nhiều app, nhưng nếu không xã hội hoá, không có sự hỗ trợ của Nhà nước, sẽ rất khó thay đổi và cạnh tranh sòng phẳng được với Grab,” ông Tuấn đánh giá.

Đồng tình quan điểm Grab và Uber sử dụng một nguồn vốn khổng lồ để thôn tính thị trường, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho rằng, hiện nay, taxi công nghệ như ‘con cá mập’ đang tấn công mạnh mẽ vào thị trường, lợi dụng kẽ hở của pháp luật (quy định xe chạy Uber, Grab phải đăng ký vào Hợp tác xã mới được cấp phù hiệu xe hợp đồng nhưng bản thân Hợp tác xã chỉ là bình phong để Grab/Uber hoạt động) để tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh,” ông Hùng chỉ rõ sự bất cập.


Lo lắng hơn, ông Hồ Quốc Phi đưa ra kịch bản “Nếu Uber, Grab triệt tiêu được toàn bộ taxi, một mình một thị trường sẽ không biết câu chuyện đến đâu. Việc Grab thâu tóm Uber, có 4 câu hỏi cần trả lời lúc này đó là Grab có vi phạm luật độc quyền hay không? Toàn bộ dữ liệu của khách hàng và lái xe mà Uber đang quản lý tại Hà Lan khi chuyển sang Grab có được lái xe và khách hàng quản lý hay không? các lái xe đã mua xe để đầu tư chạy cho Uber hiện nay như thế nào? Nạn kẹt xe giải quyết hệ lụy ra sao?”

Làm ứng dụng chung để địch lại Grab!

Dưới góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam phân tích vì sao Grab và Uber nhanh chóng thống lĩnh được thị trường, được người dân đón nhận ngay lập tức, nguồn nhân lực cũng được huy động rất nhanh chóng.


“Với góc độ là người tiêu dùng, khách đi Uber hay Grab vì thuận tiện do phần mềm mang lại, kết nối dễ dàng, nhanh chóng, nhưng quan trọng hơn nữa là vì giá cả. Grab và Uber đang chấp nhận thua lỗ để tích luỹ thị trường. Họ cũng rất linh hoạt, có chế độ giá cả cho giờ cao điểm và thấp điểm trong khi taxi hiện nay không có. Hành khách sẵn sàng chấp nhận trả giá cao cho giờ cao điểm và được giảm giá vào giờ thấp điểm,” bà Hiền nhìn nhận.

Do đó, bà Hiền góp ý các doanh nghiệp vận tải phải nhìn lại bản chất, thay đổi chất lượng dịch vụ chứ không phải chỉ thay đổi công nghệ. Mỗi giai đoạn người tiêu dùng càng đòi hỏi cao hơn, các hãng taxi phải tự đào thải những gì chưa phù hợp, lạc hậu chứ không chờ người khác đào thải mình.

Các hãng taxi sẽ xây dựng hệ thống ứng dụng gọi xe chung nhằm cạnh tranh sòng phẳng với Grab. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Thừa nhận hiện nay tất cả các hãng taxi, Hợp tác xã đã và đang xây dựng phần mềm rất nhỏ lẻ, manh mún nên khó có thể thành công, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho biết, taxi truyền thống hiện vẫn đang cạnh tranh, giảm giá với Grab. 77 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Taxi Hà Nội đều có phần mềm viết riêng cho đơn vị. Tuy nhiên, các hãng taxi đang ở thế bị chia nhỏ nên giờ phải tập hợp lại để tạo sức mạnh cạnh tranh bình đẳng.


“Chủ trương của taxi Hà Nội là có hệ thống ứng dụng chung cho tất cả ngành taxi. Đây là một sàn giao dịch dùng chung cho tất cả các hãng taxi Hà Nội, giúp tất cả mọi người khi đến thủ đô có thể tải, truy cập phần mềm, lựa chọn hãng tuỳ thuộc vào tên tuổi hay giá cả đã hiển thị sẵn,” ông Hùng đưa ra giải pháp.

Tại buổi tọa đàm, đại diện đơn vị vận tải taxi và công ty phần mềm ứng dụng gọi xe đều mong muốn các phần mềm của các công ty công nghệ Việt sẽ được bảo hộ, hỗ trợ cho lớn mạnh. Đặc biệt, các doanh nghiệp vận tải và công ty công nghệ cùng ngồi lại, tìm tiếng nói chung sẽ hiệu quả hơn bởi nếu không thay đổi doanh nghiệp sẽ bị tụt lùi và khách hàng sẽ là người thiệt thòi./.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
8 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
8 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
5 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
6 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
6 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.