Gửi nghiệp vào đá núi

27/02/2018 08:40
Việc khởi nghiệp thành công, với chàng trai Lê Tấn An (ở Phú Yên), không có gì liên quan đến… bằng cấp. 31 tuổi, An hiện là chủ Doanh nghiệp tư nhân điêu khắc Tấn An, với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho trên 20 lao động địa phương.

8 triệu đồng xây nghiệp

Quê ở miệt núi huyện Đồng Xuân (Phú Yên), mới đến lớp 10, An đã xin ba má cho nghỉ để vào Sài Gòn theo nghề mỹ thuật. “Em có “máu” đam mê vẽ vời từ nhỏ nên cứ ước muốn phải làm một nghề gì đó liên quan đến mỹ thuật. Gia đình khó khăn nên không thể học hành bài bản chính quy, đành phải rời quê đi kiếm cái nghề mình thích” - An cho hay.

Mục tiêu ban đầu là học vẽ nhưng rồi tình cờ qua giới thiệu của một người thân, An dấn nghiệp điêu khắc đá mỹ nghệ. Ông chủ một cơ sở đá mỹ nghệ nói: Nếu có khiếu và đam mê thì trong 15 tháng là thành nghề. Thế là An cố gắng dùi mài học ngày học đêm, để không phí tiền chắt chiu gởi gắm của gia đình. Vốn làm nông từ nhỏ, lại có thiên hướng mỹ thuật nên anh tỏ ra “chịu đèn” với nghề này.

gui nghiep vao da nui hinh anh 1

Công nhân làm việc tại Cở sở điêu khắc đá Tấn An. ảnh: Hùng Phiên

Học nghề xong, An được chủ xưởng nhận vào làm công với mức lương hậu hĩnh. Thế nhưng anh nhất quyết về Phú Yên lập nghiệp, bởi thấy tạng mình không hợp chốn thị thành, bởi thấy cơ hội vươn lên từ quê nhà. Địa điểm An chọn dựng cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Tấn An là vùng Gành Đỏ, Sông Cầu (Phú Yên). Với số vốn vay mượn được 8 triệu đồng, An thuê đất cất tạm cái chòi để làm xưởng. Ngổn ngang ở “bản doanh” là những khối đá trắng, đá granit được mua chuyển về từ khắp nơi. Ngày ngày, anh trần mình giữa nắng gió để phát đá, đẽo tượng, đục khắc nhiều thể loại tác phẩm nghệ thuật. Rồi lầm lũi tự đi chợ, nấu ăn bằng những đồng tiềm kham khó ngày “chưa có gì thu vào”.

An nói: “Khó khăn đủ bề, nhiều lúc cũng nản nhưng tôi quyết chứng tỏ tay nghề của mình. Điều tôi học được từ người khởi nghiệp đi trước, là: Phải có sản phẩm rồi mới nói gì thì nói. Thế nên tôi phải làm vì sự đam mê với nghề đã chọn, tỉ mẩn và lao lực từng giờ từng phút, chứ không thể ngồi chờ “sung rụng”. Tôi vừa sản xuất vừa lân la tìm hiểu, chào hàng đến những nơi có tiềm năng. Từ việc bán được tượng đá nào thì mừng rơn cái đó, xưởng tôi đã dần được nhiều người quan tâm. Từ một vài sản phẩm có giá chỉ vài trăm ngàn đồng, tôi nhận được nhiều đơn đặt hàng với tiền triệu, trăm triệu. Rồi đến lúc phải thuê thêm người làm, mở rộng quy mô cơ sở…”.

“Đánh” trúng vào đường khó

Khi tôi hỏi về Tấn An, kiên trúc sư Lê Trọng Cường - Phó Chủ tịch thường trực Hội Doanh nghiệp Phú Yên đã không nghĩ lâu mà nói rằng, lĩnh vực điêu khắc đá không phải là mới ở địa phương nhưng chưa có cơ sở nào thực hiện phong phú mẫu mã như Tấn An. “Ví như trước đây, các cơ sở tôn giáo ở tỉnh đều phải đặt hàng các loại tượng từ những địa phương khác. Thì hiện nay, uy tín tay nghề, năng lực tài chính của Tấn An đều đảm trách được. Từ các loại tượng danh nhân đến các tác phẩm nghệ thuật có chiều cao hàng chục mét, nặng nhiều tấn, đều được Tấn An nhận thi công hoàn hảo. Bên cạnh đó, anh còn hướng đến dòng sản phẩm đá kích cỡ nhỏ như các tác phẩm để bàn, đồ gia dụng độc đáo. Đây là một lựa chọn hợp lý của Tấn An, nhằm mở rộng đối tượng đầu ra cho doanh nghiệp” - ông Cường nhìn nhận.

Với công việc của mình, sau khi bắt đầu “đủ lông, đủ cánh”, Tấn An chủ động quảng bá, chọn địa điểm mới để đặt cơ xưởng. Anh hướng vào TP.Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) để thuê mặt bằng thuận tiện cho việc giới thiệu sản phẩm, giao dịch làm ăn. Cùng lúc là đầu tư hàng trăm triệu đồng mua thêm máy xẻ đá, máy tiện, thiết bị chuyên dùng... để có thể sản xuất hàng loạt, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Theo An, đây là điều quyết định để có thể “vươn vai” cạnh tranh với một số mặt hàng cùng loại được sản xuất tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Lê Tấn An đã có sự kiên trì và thành công với lựa chọn “nhất nghệ tinh”. Không trường lớp chính quy, anh vừa lăn lộn học nghề, vừa tự học các kiến thức tổ chức sản xuất, kinh doanh. Nếu không có sự nung nấu vượt khó thì cơ sở Tấn An cũng chỉ “chóc chách, làng nhàng” mà thôi. Con đường khởi sự kinh doanh của An thật đáng nể trọng”.

Kiến trúc sư Lê Trọng Cường

Nghề đá mỹ nghệ luôn cần mặt bằng rộng, gần nơi dễ quảng bá, thông thương và xử lý môi trường. Mặt bằng rộng tại trung tâm thành phố thì giá quá cao. Cuối cùng, An chọn định cư tại vùng triền núi thôn Chính Nghĩa, xã An Phú, Tuy Hòa. Từ cơ ngơi sơ sài ban đầu, anh đã quyết định và thành lập Doanh nghiệp tư nhân điêu khắc Tấn An được hơn 10 năm. “Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phải bám chặt vào nhu cầu thị trường. Lĩnh vực đá mỹ nghệ đòi hỏi phải có lực lượng nghệ nhân thạo nghề. Chính cái khó của ngành này đã kích thích em quyết tâm khẳng định mình. Vừa thu hút người có nghề, vừa tuyển dụng đào tạo, đến nay doanh nghiệp đã có trên 20 thợ lành nghề. Sản phẩm chủ yếu làm theo đơn đặt hàng, công việc không lúc nào ngơi nghỉ” - An bộc bạch.

Tùy vào độ tinh nghề, thu nhập của mỗi nhân công ở cơ sở điêu khắc đá Tấn An hiện đạt từ 200.000 - 300.000 đồng/ngày. Sản phẩm tại đây luôn rất đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp, đáp ứng tốt nhất theo yêu cầu khách hàng. Từ các loại đá cảnh trang trí trong nhà, ngoài vườn, cơ sở Tấn An đang nhận thực hiện các cụm tượng, non bộ nghệ thuật với hình khối hàng cao chục mét. Gần đây, Tấn An liên tiếp thực hiện các đơn đặt hàng nhiều sản phẩm mỹ nghệ, gia dụng “độc, lạ” làm từ đá nguyên khối, với độ thẩm mỹ ngày càng được yêu cầu rất cao.

Một thợ chính tại Tấn An - anh Võ Thành Hao nhận xét: “Tính cách chân tình, chịu thương chịu khó cùng nghề nghiệp của Tấn An đã thuyết phục anh em chúng tôi gắn bó với doanh nghiệp. Từ việc hướng dẫn học nghề đến chia sẻ lợi nhuận, anh An đều tiến hành rất bài bản. Tình yêu sống chết với nghề điêu khắc đá của anh đã truyền sang anh em làm nghề trong xưởng. Việc làm, thu nhập ổn định từng ngày đã tạo sự gắn bó lâu dài giữa anh và chúng tôi”.

An dự định, năm tới sẽ lo “hợp nhất” chuyển vợ con từ Đồng Xuân vào Tuy Hòa. Tiếp đó là bắt tay xây dựng nhà cửa khang trang để “định cư” lâu dài với nghiệp điêu khắc đá núi.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
6 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
5 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
5 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
4 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
4 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Tin cùng chuyên mục

Giải Golf Hữu nghị Việt Nam – ASEAN mở rộng 2025 có gì đặc biệt?
28/03/2025 17:53
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995 - 2025), Giải Golf Hữu nghị Việt Nam - ASEAN Mở rộng 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 19 - 20/4 tới đây tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 10 tỷ đồng.
Hãng điện thoại Trung Quốc từng "mất tích bí ẩn" bất ngờ tái xuất ở Việt Nam: Tiếng tăm ngang hàng Xiaomi
28/03/2025 08:16
Đây là thương hiệu Trung Quốc chuyên các mẫu điện thoại giá tốt, cấu hình cao, sáng ngang với những cái tên đình đám như Xiaomi, Oppo hay Huawei.
Tiết lộ về cuộc đột kích bí mật, bất ngờ của hàng trăm cảnh sát, thu 1,4 tấn ma túy giá hàng nghìn tỷ
27/03/2025 07:58
Lãnh đạo Cục C04 thông tin, hàng tấn ketamin vừa bị thu giữ có hàm lượng tinh khiết nhất do các đối tượng có tay nghề cao sản xuất ra.
Founder Nhật Bản mang 'chất xám' đến châu Phi, bán xe điện chỉ với giá hơn 46 triệu đồng
26/03/2025 12:35
Công ty khởi nghiệp này đã đặt cược vào xe máy chạy điện.