Trao đổi với trong Talkshow Phố Tài chính trên VTV8, các chuyên gia đánh giá, các quỹ ETF đang là một trong những kênh hút vốn nhất trên toàn cầu trong lĩnh vực tài chính, bởi những ưu điểm vượt trội của loại hình quỹ này. Đồng thời, loại hình này cũng rất thích hợp với những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm về thị trường.
Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCK BIDV
Quỹ ETF đã tồn tại cách đây khoảng 30 năm, liên tục thu hút dòng tiền lớn đầu tư. Sau khi đại dịch nổ ra thì lượng tiền đầu tư vào thị trường tài chính toàn cầu tăng lên, đặc biệt lượng tiền đổ vào ETF gia tăng rất mạnh.
Tôi nghĩ là do ưu điểm của quỹ ETF rất dễ thu hút dòng tiền và rất dễ mua bán.
Trước đây, nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào các quốc gia mới, họ sẽ phải lập quỹ đóng và mất rất nhiều thời gian cũng như chi phí để set up toàn bộ bộ máy từ phân tích nghiên cứu đến quản lý đầu tư... Còn bây giờ, họ có thể mua chứng chỉ quỹ ETF sẵn có trên thị trường và ngay lập tức có khoản đầu tư vào các quốc gia như vậy rồi.
Ngoài ra, cấu trúc của sản phẩm quỹ ETF là loại quỹ được đa dạng hóa, bao gồm nhiều cổ phiếu thành phần. Một ETF thông thường tối thiểu cũng phải đầu tư vào 14-15 cổ phiếu, và thậm chí là còn nhiều hơn, nên những rủi ro chung sẽ được đa dạng hóa cho nhà đầu tư.
Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCK BIDV
Ông Nguyễn Kỳ Minh, Trưởng phòng ETF, CTQL Quỹ Mirae Asset Việt Nam
Quỹ ETF có lợi thế của cả quỹ đóng và quỹ mở, nhà đầu tư muốn bỏ thêm bao nhiêu tiền vào cũng được, giá trị của một chứng chỉ quỹ rất sát so với danh mục đầu tư. Ngoài ra chứng chỉ quỹ ETF có thể mua và bán liên tục ở trên thị trường. Bên cạnh đó, kết quả đầu tư của các quỹ ETF dài hạn rất tốt. Ví dụ như tỷ suất sinh lợi của quỹ ETF Việt Nam của chúng tôi từ đầu năm đến giờ là 42%, còn tỷ lệ sinh lợi trong khoảng 1 năm vừa qua là khoảng 70%.
Trong khi đó, phí của ETF lại rất thấp. Có rất nhiều loại quỹ nhà đầu tư khi tham gia phải trả phí còn đối với ETF, nhất là ở Việt Nam hiện nay NĐT sẽ không phải trả một khoản phí gì cả trong trường hợp nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ ETF thẳng trên thị trường giống như một loại cổ phiếu.
Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Nghiên cứu CTCK MB
Theo thống kê của chúng tôi, các quỹ ETF hiện tại là một trong những kênh hút vốn nhất trên toàn cầu. Các quỹ ETF có quy mô và khả năng hoạt động ngày càng tăng và ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau, còn các Quỹ đầu tư mang tính chất chủ động ngày càng bị co hẹp. Chính vì vậy đối với thị trường Việt Nam, thay đổi có thể sớm diễn ra trong thời gian tới khi NĐT không tập trung quá nhiều vào cổ phiếu riêng lẻ nữa, mà họ sẽ đầu tư vào rổ chỉ số mà các quỹ ETF đang thực hiện.
Trong trường hợp NĐT mới tham gia thị trường chưa có nhiều kiến thức kinh nghiệm để lựa chọn cổ phiếu hoặc chọn thời điểm thị trường thì cũng có thể chọn các ETF nội. Các ETF nội này gần như là của những NĐT chuyên nghiệp tổ chức và họ đã mua những rổ cổ phiếu tốt nhất trên sàn niêm yết rồi. Khi NĐT đầu tư gián tiếp qua ETF thì không khác gì chúng ta giữ một rổ danh mục và bám sát Index. Nếu chúng ta đặt cược thị trường tiếp tục đi lên thì rổ ETF đấy sẽ tăng giá và thông qua đó các NĐT được hưởng lợi.
Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Nghiên cứu CTCK MB
Ông Nguyễn Kỳ Minh, Trưởng phòng ETF, CTQL Quỹ Mirae Asset Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam ở thời điểm hiện tại đang trải qua những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, các ETF vẫn hút dòng tiền. Ví dụ như trong tuần này, vẫn thấy có NĐT bỏ thêm tiền vào, bởi vì thực ra đặc thù của ETF như anh Long nói là đa dạng hóa và khi đa dạng hóa thì những rủi như doanh nghiệp bị phá sản, mất tiền,… rất thấp.
Hơn nữa ETF còn được quản lý bởi các NĐT chuyên nghiệp, họ sẽ điều chỉnh danh mục một cách thường xuyên để tránh những rủi ro đấy, cho nên khi các NĐT họ bỏ tiền vào các quỹ như ETF, họ sẵn sàng bỏ rất lâu, còn những biến động của nền kinh tế Việt Nam chỉ là những biến động mang tính chất ngắn hạn. Vì thế xu hướng chung các ETF về cổ phiếu tôi nghĩ là sẽ hút tiền kể cả trong giai đoạn thị trường xấu.
Ông Nguyễn Kỳ Minh, Trưởng phòng ETF, CTQL Quỹ Mirae Asset Việt Nam
Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCK BIDV
NĐT đa số khi tham gia thị trường đều kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận rất cao, nhưng tổng trung bình các tỷ suất lợi nhuận chỉ tương đương với VN-Index thôi. Giả sử chúng ta nhìn vào VN-Index trong vòng 21 năm qua thì tỷ suất sinh lời rơi vào khoảng 12% và đâu đấy sẽ có khoảng 2,5% tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt nữa, như vậy tỷ suất trong vòng 21 năm sẽ được trung bình 14-15%/năm. Đây là tỷ suất khá tốt và có thể là thỏa mãn nhu cầu tài chính của rất nhiều người.
Trước đây, chúng ta không có những công cụ như ETF, rất khó để chúng ta có thể duy trì một tỷ suất đều như vậy. Nhưng giờ có loại này rồi thì việc của các NĐT là chỉ cần mua các quỹ chỉ số và chúng ta đã có thể được lợi nhuận theo chỉ số của thị trường.
Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCK BIDV
Theo tôi thì sẽ có 4 yếu tố quan trọng nhất.
Thứ nhất là danh tiếng của tổ chức phát hành, ở đây là các công ty quản lý quỹ đầu tư - những công ty có quy mô lớn, có tên tuổi lớn. Công ty nào có lịch sử càng lâu đời thì thị phần đầu tư càng lớn, quản lý tổng tài sản càng lớn thì lại càng thể hiện họ có uy tín trong lĩnh vực này. Ví dụ, ở thị trường VN những công ty phát hành ra chứng chỉ ETF có thể phải có quy mô quản lý tổng tài sản lên tới 400, 500 triệu USD trở lên, thậm chí là tỷ đô đó là những công ty tương đối uy tín.
Thứ hai, là tuỳ theo nhu cầu của NĐT. Những NĐT nào có tính chất an toàn thì tôi nghĩ nên lựa chọn các ETF mà thiên hướng là dựa trên những chỉ số chung như VN30 chẳng hạn. Còn những NĐT nào mạo hiểm hơn một chút, đặt kỳ vọng nhiều hơn vào thị trường thì có thể lựa chọn những ETF dựa trên những chỉ số của ngành.
Thứ ba là liên quan đến chi phí thì phí mặt bằng chung của ETF nhìn chung khá là thấp, phí quản lý hàng năm tôi nghĩ sẽ phù hơp là vào khoảng 0,6- 0,8%. Và cái cuối cùng tôi nghĩ cũng rất là quan trọng, đó là NĐT nên quan sát những chứng chỉ quỹ ETF đó phải được giao dịch trên thị trường niêm yết như nhưng cổ phiếu, và thanh khoản càng cao càng tốt.
Ngoài ra, các quỹ ETF là các quỹ có tính minh bạch cao nhất trong các sản phẩm tài chính. Vì ETF mặc dù đầu tư vào rất nhiều mã cổ phiếu, cũng như tài sản khác nhau nhưng phải công bố hàng ngày và quỹ ETF đó phải niêm yết trên một thị trường. Hàng ngày NĐT đều có thể biết được tổng tài sản của quỹ đang là bao nhiêu và phân bổ vào những cổ phiếu nào chính xác đến từng cổ phiếu một. Tôi nghĩ là hình thức đầu tư ETF là hình thức đầu tư chúng ta không cần phải lo ngại đến vấn đề liên quan đến các rủi ro lớn. Bởi vì trong trường hợp công ty quản lý quỹ phá sản, là trường hợp cực kỳ hiếm gặp, thì cái quỹ đó sẽ được chuyển giao cho công ty quản lý khác quản lý và tài sản chứng chỉ quỹ vẫn thuộc NĐT và lưu tại Ngân hàng lưu ký.
Ông Nguyễn Kỳ Minh, Trưởng phòng ETF, CTQL Quỹ Mirae Asset Việt Nam
Tôi đồng ý với anh Long. Thứ nhất là chiến lược và mong muốn của NĐT thì như anh Long nói. Yếu tố thứ 2 là nội tại của công ty phát hành ETF và ETF đấy, phải là một công ty có uy tín và có chuyên môn có danh tiếng. Tiếp theo là chỉ số tracking error (mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu) bởi vì mục tiêu của ETF là bám sát đối với chỉ số tham chiếu cho nên tracking error thể hiện cái việc ETF đấy có bám sát chi số tham chiếu hay không và nhìn chung chỉ số này sẽ vào khoảng 0,2- 0,4 là được.
Còn về chi phí thì chi phí quản lý cấu thành rất lớn đối với ETF. Cũng giống như các loại quỹ khác không chỉ có mỗi chi phí quản lý mà ngoài ra còn phí giao dịch, phí trả cho ban quản trị, ngân hàng lưu ký. Tất cái cái đấy họ tổng hợp là là Total Expense Ratio. Chỉ số đấy của ETF ngoài chi phí quản lý cộng lên nữa thì tầm 0.8 - 1% thì tôi nghĩ đó là những ETF đó khá là tốt trên thị trường. Còn nếu không NĐT có thể mua thẳng ETF trên sàn như một loại cổ phiếu thì sẽ không mất phí.