Trong đó, cấp mới 280 dự án với số vốn đầu tư đăng ký 162 triệu USD; 75 lượt dự án tăng vốn với vốn đầu tư đăng ký 295,7 triệu USD; 380 lượt chấp thuận góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam với trị giá 4,3 tỷ USD, chiếm 28,6% tổng vốn đầu tư. 6 tháng năm 2019, thu hút vốn FDI của Hà Nội dự kiến tiếp tục dẫn đầu cả nước, với số vốn khoảng 5,3 tỷ USD.
Đối với vốn FDI, Hà Nội xác định một số ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với xu hướng phát triển chung, có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân và khai thác được các lợi thế của Thủ đô.
Trong đó, vốn FDI sẽ ưu tiên thu hút dự án vào lĩnh vực y tế, công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghệ sinh học, phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ chất lượng cao…
Thành phố sẽ đổi mới chính sách thu hút đầu tư theo hướng tập trung kêu gọi các dự án có quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường |
Thành phố sẽ đổi mới chính sách thu hút đầu tư theo hướng tập trung kêu gọi các dự án có quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và thực hiện các giải pháp hỗ trợ các nhà đầu tư hiện có mở rộng sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, kêu gọi các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư, các dự án xã hội hóa trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, dịch vụ đô thị và an sinh xã hội, trong đó ưu tiên cho tăng trưởng xanh, ưu tiên đầu tư các công viên, các khu vui chơi giải trí; nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở cải tạo chung cư cũ, nước sạch nông thôn