Với quyết định nói trên, Tập đoàn Vingroup có trách nhiệm bàn giao kết quả đã nghiên cứu cho Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội để tiếp tục nghiên cứu triển khai thực hiện.
Trước đó, hồi tháng 7/2017, UBND thành phố Hà Nội đã công bố danh sách 7 nhà đầu tư đăng kí đầu tư vào các dự án đường sắt đô thị ở Thủ đô gồm: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Xuân Thành, Công ty cổ phần Lũng Lô 5, Công ty TNHH Tân Hoàng Minh, Liên danh Tổng công ty Licogi và Công ty TNHH Tập đoàn MIK Group Việt Nam, Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) và Công ty Mosmetrotroy (Liên Bang Nga).
Từ năm 2018, dự án đã được UBND TP. Hà Nội giao cho Tập đoàn Vingroup thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư theo hình thức đối tác công tác công - tư, hình thức hợp đồng BT.
Dự án dự kiến sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản, được bố trí kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn từ nguồn ngân sách để chuẩn bị đầu tư và thực hiện trong giai đoạn 2020-2025.
Sơ đồ tuyến đường sắt đô thị tuyến số 2 - Hà Nội.
Theo quy hoạch, tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Trần Hưng Đạo – Thượng Đình có chiều dài 5,96km, bao gồm 6 ga ngầm, đi qua địa bàn các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân.
Với tầm quan trọng là xương sống của Hà Nội, tuyến đường sắt đô thị số 2 cần được ưu tiên đầu tư, trong đó ưu tiên đoạn đi qua trung tâm Hà Nội từ khu vực Nam Thăng Long - Hoàng Hoa Thám - Bờ Hồ - Hàng Bài - Đại Cồ Việt - Thượng Đình - Vành đai 2,5 - Hoàng Quốc Việt, dài 42km.
Theo khảo sát của TP. Hà Nội, sau khi hoàn thành, tuyến số 2 sẽ kết nối các khu vực tập trung dân cư lớn của Hà Hội là khu vực đô thị Bắc sông Hồng kết nối với sân bay quốc tế Nội Bài, khu đô thị phía Nam sông Hồng đến Thượng Đình, với dự kiến lưu lượng khách là 714.000 lượt khách/ngày vào năm 2020 và 1,7 triệu lượt khách/ngày vào năm 2040.
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đang trong giai đoạn kiểm đếm, bàn giao hồ sơ, tài sản.
Năm 2019, TP. Hà Nội làm thủ tục báo cáo các đơn vị liên quan điều chỉnh tổng mức đầu đoạn đường sắt dài 11,5 km, từ 19.550 tỷ đồng lên hơn 35.600 tỷ đồng. Như vậy, sau gần 11 năm dự án chưa được triển khai, TP. Hà Nội phải tăng tổng mức đầu tư của dự án lên khoảng 16.000 tỷ đồng.
Nguyên nhân tăng tổng mức đầu tư của dự án lên khoảng 16.000 tỷ đồng đã được UBND TP. Hà Nội báo cáo Thủ tướng, trong đó có các yếu tố trượt giá, chi phí nhân công, vật tư, máy móc thay đổi, tăng chi phí vay lãi, vốn đối ứng của thành phố sử dụng không hiệu quả.
Những vấn đề này dẫn đến giảm hiệu quả đầu tư, ảnh hưởng đến hiệp định vay ODA và cam kết vốn của nhà tài trợ.