"Hà Nội là nơi lý tưởng để ông Trump và ông Kim Jong Un gặp gỡ"

14/03/2018 09:01
Đây là nhận định của Phó giáo sư Vũ Minh Khương, người đang làm việc tại trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore kiêm giáo sư thỉnh giảng về Chính sách Công của Đại học Nazarbayev, Kazakhstan.

Ngày 8/3, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nhưng địa điểm và thời gian chưa được xác định. Giới truyền thông nghĩ rằng Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc hoặc Khu phi quân sự ngăn cách hai miền Triều Tiên sẽ là địa điểm lý tưởng để tổ chức hội nghị thượng đỉnh lịch sử này.

Trên thực tế, nơi cuộc họp diễn ra sẽ mang rất nhiều ý nghĩa và có thể là bước đi chiến lược của cả hai bên. Thủ đô Hà Nội, Việt Nam có thể là một trong những lựa chọn lý tưởng khi đáp ứng 3 tiêu chí quan trọng để có một hội nghị thành công.

Thứ nhất, hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên diễn ra tại Hà Nội sẽ thể hiện sự nghiêm túc trong việc cải thiện cơ bản mối quan hệ giữa hai quốc gia thù địch. Thứ hai, Hà Nội sẽ gửi một thông điệp mang tính biểu tượng mạnh mẽ tới cộng đồng quốc tế bởi những thành công trong quá trình hòa giải giữa Việt Nam và Mỹ, hai quốc gia từng là kẻ thù trong quá khứ. Cuối cùng, hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Hà Nội cũng chỉ ra các bước mà Triều Tiên cần thực hiện để ra nhập cộng đồng thế giới sau thời gian dài bị cô lập.

Bằng cách chọn Hà Nội làm nơi tổ chức hội nghị, hai bên sẽ chứng minh họ nghiêm túc về những thay đổi trong chính sách. Chỉ trong một thế hệ, Hà Nội chính là minh chứng cho sự thay đổi bước ngoặt trong mối quan hệ Việt Mỹ, chuyển từ thù địch sang hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau. Người dân Hà Nội không oán giận người Mỹ mà ngược lại, họ chào đón những người từ bên kia địa cầu. Hà Nội đang làm tốt vai trò của một trung tâm trao đổi kinh tế, du lịch và tương tác văn hóa.

Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại năm 1994 và bình thường hóa quan hệ năm 1995 đã có tác động với quá trình chuyển đổi nền kinh tế và phát triển của Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang là một trong những nước phát triển nhanh nhất thế giới dù từng bị bao vây, cô lập. Kinh tế Việt Nam có những bước chuyển mình mạnh mẽ để trở thành nền kinh tế mở và năng động.

Xuất khẩu của Việt Nam tăng gấp 200 lần trong khoảng thời gian từ 1986 đến 2016 và đạt 213 tỷ USD trong năm 2017, trong đó 80% hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Việt Nam cũng đã vượt qua Indonesia hay Philippines về tổng lượng hàng hóa xuất khẩu.

Cả Mỹ và Việt Nam đều cam kết thực hiện những bước đi nhằm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược. Chuyến thăm lịch sử tới Đà Nẵng của tàu sân bay USS Carl Vinson trong tháng 3 là ví dụ điển hình của cam kết đó. Trong chiến tranh, tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam để reo rắc nỗi kinh hoàng nhưng hôm nay, nó là biểu tượng của tình bạn.

Tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh tại Hà Nội, Mỹ và Triều Tiên sẽ ra một dấu hiệu mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về cách tiếp cận mà họ dự định dùng nhằm cải thiện quan hệ: cùng nhìn về phía trước, thực chất và tránh can thiệp chính trị từ bên ngoài. Cách Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ và thúc đẩy cải cách kinh tế có thể sẽ có ích cho Triều Tiên.

Không chỉ liên quan tới Mỹ và Triều Tiên, Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Tính đến tháng 12 năm 2017, tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam lên đến 57,7 tỷ USD. Xuất khẩu các sản phẩm của Samsung và LG cũng góp phần giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu tăng trưởng cao mà chính phủ đề ra. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc sẽ mang lại cho Triều Tiên nhiều tiềm lực để phát triển và hội nhập toàn cầu.

Tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên cũng góp phần nâng cao vị thế của Hà Nội. Nếu có sự thay đổi lớn về chính sách kinh tế ở Triều Tiên, quốc gia này sẽ trở thành điểm đầu tư hấp dẫn. Những kinh nghiệm Việt Nam đã đạt được có thể giúp ích cho Triều Tiên trong công cuộc đẩy nhanh phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, những sự thay đổi này không dễ đạt được, nhất là khi cuộc gặp Thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên còn chưa được ấn định.

Hà Nội là nơi lý tưởng để ông Trump và ông Kim Jong Un gặp gỡ - Ảnh 1.

Phó giáo sư/Tiến sĩ Vũ Minh Khương.

Phó giáo sư/Tiến sĩ Vũ Minh Khương đang làm việc tại trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore. Ông chủ yếu nghiên cứu và giảng dạy về phát triển kinh tế và phân tích chính sách. Ông cũng đồng thời là giáo sư thỉnh giảng về Chính sách Công của Đại học Nazarbayev, Kazakhstan.

Phó giáo sư Vũ Minh Khương là tác giả của 2 cuốn sách, hơn 20 bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành và rất nhiều các bài phân tích trên các tờ báo khu vực và quốc tế. Trước khi đi theo con đường học thuật, ông từng giữ nhiều chức vụ trong bộ máy hành chính Việt Nam, bao gồm Phó chánh văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Phó trưởng ban quản lý Khu kinh tế Đình Vũ và Nghiên cứu viên tại Ban Cố vấn của Thủ tướng.

Tốt nghiệp bằng Cử nhân Toán tại Đại học Hà Nội, ông tiếp tục theo học Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh và Tiến sĩ tại Đại học Harvard. Trước khi làm việc tại trường Chính sách công Lý Quang Diệu, ông từng có thời gian giảng dạy tại Đại học Suffolk, Boston, Mỹ và Đại học Keio, Tokyo.

Tin mới

Hybrid mới là trend: Một ông lớn Trung Quốc tiếp tục trình làng hệ thống siêu hiệu quả với phạm vi hoạt động 2.390 km, tiêu thụ chỉ 2,67L/100 km
5 giờ trước
Geely đã ra mắt hệ thống plug-in hybrid EM-i (NordThor 2.0) với loạt thông số ấn tượng vượt mặt BYD.
Mac mini M4 quá "ngon", người dùng lũ lượt bán tháo Mac mini đời cũ vì sợ mất giá
7 giờ trước
Với những cải tiến vượt trội về thiết kế, chip M4 và đặc biệt là dung lượng RAM, người dùng khó có lý do nào để mua Mac mini đời cũ ở thời điểm hiện tại.
Tăng trưởng ấn tượng hơn 210%, Honda mạnh tay ưu đãi cho loạt xe nhập, cao nhất 220 triệu đồng
8 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô của Honda tiếp tục được hãng áp dụng chương trình ưu đãi phí trước bạ hoặc giảm trực tiếp hàng trăm triệu đồng.
Hội đồng Vàng Thế giới: 'Tâm lý FOMO đẩy nhu cầu vàng lên cao kỷ lục'
9 giờ trước
Nhu cầu vàng toàn cầu lần đầu vượt 100 tỷ USD trong quý III năm nay.
Giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục tăng tháng thứ tư liên tiếp
10 giờ trước
Giá gas bán lẻ tại thị trường trong nước tháng 11 tiếp tục tăng theo giá thế giới. Đây là tháng thứ tư liên tiếp giá gas bán lẻ trong nước được điều chỉnh tăng.

Tin cùng chuyên mục

Xuất hiện nhóm đối tượng lừa tiền, đổi tem đăng kiểm
12 giờ trước
Xuất hiện nhóm đối tượng gọi điện, hướng dẫn chủ xe truy cập vào một đường link giả mạo Cục Đăng kiểm Việt Nam để khai báo thông tin cá nhân phục vụ cho việc đổi tem, khi chủ xe làm theo sẽ có nguy cơ bị lừa đảo chiếm đoạt tiền.
Thời của siêu ứng dụng: Khi app ngân hàng không chỉ để chuyển tiền
14 giờ trước
Nếu như 10 năm trước, app ngân hàng chỉ dùng để chuyển nhận tiền hay kiểm tra số dư, thì giờ đây, cuộc chạy đua biến nó trở thành một công cụ siêu tiện ích đã và đang được rất nhiều nhà băng triển khai, nhằm phục vụ "tận răng" và tối đa hóa mọi lợi ích cho khách hàng của mình.
Áp thuế, chặn hàng nước ngoài ở Temu, Shein, Shopee “xé lẻ” đơn hàng hưởng đặc lợi tại Việt Nam
3 ngày trước
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, tại dự thảo sửa đổi Luật Thuế Giá trị gia tăng đang trình Quốc hội, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế hàng hoá nhập khẩu giá trị nhỏ dưới 1 triệu đồng vào quy định của luật.
Doanh nghiệp làm gì để cạnh tranh với hàng Trung Quốc giá rẻ?
28/10/2024 03:26
Hiện nay, qua kênh thương mại điện tử, hàng Trung Quốc giá rẻ đang tràn vào Việt Nam trong tình trạng “báo động đỏ”. Vậy doanh nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng cần làm làm gì trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này ở thị trường nội địa?