Tháng 5/2009, nhà máy đi vào hoạt động với công suất ước tính 500.000 tấn quặng mỗi năm, mục đích chủ yếu là cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thép Vạn Lợi (Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh).
Tuy nhiên, từ năm 2010, nhà máy Vạn Lợi “chết yểu” vì thiếu vốn, dẫn tới nguyên liệu của nhà máy tuyển quặng Vũ Quang làm ra không thể tiêu thụ. Sau vài năm hoạt động lay lắt, tới năm 2012, nhà máy tuyển quặng Vũ Quang ngừng hoạt động.
Đến năm 2017, UBND tỉnh Hà Tĩnh có quyết định thu hồi đất, chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp cho Công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh, bàn giao cho địa phương quản lý.
Sau khi dừng hoạt động, chủ đầu tư đã thuê một vài bảo vệ trông coi máy móc, cơ sở vật chất cùng những nguyên liệu chất đống không thể tiêu thụ. Nhiều hạng mục nhà máy cũng bị bỏ hoang, đắp chiếu.
Hiện nhà máy đã trở thành đống đổ nát, hoang tàn, xung quanh cỏ dại mọc um tùm và trở thành nơi chăn thả bò của người dân.
Hàng ngàn tấn quặng nguyên khai và quặng bán thành phẩm bị tồn đọng chất đống từ năm 2012 đến nay.
Những “đống sắt khổng lồ” nằm phơi giữa trời.
Tại các khu vực nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị chuyên dụng “đắp chiếu” và bị hư hỏng, hoen gỉ, bong tróc.
Dây chuyền, hạng mục hạ tầng của dự án nằm chỏng chơ, bám đầy rong rêu, cỏ dại.
Ông Nguyễn Đăng Nhàn, Chủ tịch UBND xã Thọ Điền Nguyễn Đăng Nhàn, gần 20ha đất nông nghiệp thu hồi để nhường cho Nhà máy tuyển quặng sắt Vũ Quang nhưng đã bị bỏ hoang phí, bây giờ nếu trả lại mặt bằng để phục vụ sản xuất nông nghiệp sẽ gặp khó khăn và cần nhiều kinh phí cải tạo, vì khu vực này nhiều địa điểm đã được đổ bê tông. “Hiện nhà máy chỉ có vài người được chủ đầu tư thuê để bảo vệ cơ sở vật chất. Thời gian qua, chính quyền địa phương nhiều lần đề xuất lên cấp trên xin chủ trương đầu tư nhà máy khác để tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương chứ để hoang như vậy rất lãng phí”, ông Nhàn nói.