Hà Văn Thắm và 'dư chấn' chi lãi ngoài

11/12/2018 20:35
Trong vụ đại án gây thất thoát 2.000 tỷ đồng tại Oceanbank, cựu Chủ tịch Oceanbank – Hà Văn Thắm đã bị TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên án chung thân, buộc phải bồi thường 790 tỷ đồng song “dư chấn” vẫn tiếp diễn với việc hàng loạt lãnh đạo, cán bộ của các công ty nhận lãi ngoài của ngân hàng này bị khởi tố, bắt giam.

Mặc dù tại phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm vấn đề này chưa được làm rõ, song đại diện VKS đã “tiết lộ” danh sách các tổ chức nhận tiền chi lãi ngoài của OceanBank. Ngoài số tiền chi lãi suất ngoài hợp đồng cho các khách hàng là cá nhân, Oceanbank còn chi lãi ngoài cho các tổ chức kinh tế có vốn của Nhà nước, nhưng thực chất là chi cho các cá nhân là lãnh đạo của những tổ chức này.

Theo đại diện VKS, các bị cáo khẳng định đã chi tiền cho lãnh đạo của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP), Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP); Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin); Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower); Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC); Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam và các Công ty thành viên (PVI); Ban quản lý dự án Điện lực Dầu khí Long Phú 1 và Ban quản lý dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình 2…

“Điều này cho thấy có dấu hiệu của việc móc nối, lợi dụng tài sản chung để trục lợi cá nhân, tạo ra lợi ích nhóm, vi phạm pháp luật, tiếp tay cho tham nhũng nên kiến nghị CQĐT làm rõ hành vi vi phạm của các cá nhân, tập thể tại các đơn vị đã khởi tố vụ án và một số tổ chức kinh tế khác, nếu có căn cứ thì xử lý theo đúng quy định để đảm bảo nghiêm minh của pháp luật” - đại diện VKS nói tại phiên toà phúc thẩm.

Theo đó, CQĐT đã bóc tách vụ án để điều tra làm rõ, các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc chi lãi ngoài của Oceanbank. Quá trình điều tra, cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã lần lượt khởi tố, bắt giam gần 10 bị can là lãnh đạo, cán bộ, kế toán của các Công ty BSR; VSP; PVEP, Vinashin, Viện Dầu khí Việt Nam.

Gần đây nhất, cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Trương Văn Tuyến, nguyên Tổng Giám đốc  và  Phạm Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin, nay là SBIC) về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Bị can Tuyển và Sơn có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn, ký duyệt gửi tiền có kỳ hạn của Vinashin vào Ngân hàng Oceanbank trái quy định pháp luật; đồng phạm với Trần Đức Chính, kế toán toán trưởng Tập đoàn Vinashin trong việc chiếm đoạt hơn 105 tỷ đồng tiền ngoài lãi suất từ Oceanbank.

Trước đó, cơ quan CSÐT Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với Hà Văn Thắm; Vũ Thị Thùy Dương - nguyên Giám đốc khối kế toán Oceanbank và Lê Thị Thu Thủy - Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính kế toán của Oceanbank về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Thông tin ban đầu cho biết, trong quá trình xét xử đại án kinh tế tham nhũng xảy ra tại Oceanbank, cơ quan tố tụng xác định Hà Văn Thắm đã có hành vi chỉ đạo Lê Thị Thu Thủy và Vũ Thị Thùy Dương tạo dựng các hợp đồng dịch vụ khống, rút tiền chuyển vào tài khoản của Vũ Thị Thùy Dương để hoàn ứng tiền chi lãi ngoài, chi tiếp khách và chi đối ngoại.

Từ chỉ đạo này, các đối tượng đã lập khống hợp đồng, nâng khống giá trị hợp đồng để rút hơn 80 tỷ đồng. Khoản tiền này sau đó đã được chi một phần cho Hà Văn Thắm, chi lãi ngoài cho Lọc Hóa dầu Bình Sơn, PVI và PVPower.

Từ năm 2010 đến ngày 31/11/2014, tổng số tiền OceanBank đã chi trả lãi ngoài cho các khách hàng gửi tiền là 1.576 tỷ đồng, trong đó chi cho VSP: 24,27 tỷ đồng; Công ty BSR: 19,36 tỷ đồng và PVEP là 76,78 tỷ đồng… Được biết, cơ quan điều tra xác định có 51.468 cá nhân và 392 tổ chức kinh tế gửi tiền tiết kiệm tại Oceanbank và nhận các khoản tiền chi lãi ngoài lãi suất hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm do Oceanbank chi trả.


Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
7 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
6 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
6 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
6 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
5 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
15 giờ trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.