Hai anh em tỷ phú giàu có nhất Ấn Độ quyết chia tách đế chế hàng trăm tỷ USD của gia đình do cha mất mà không để lại di chúc, số phận 2 người sau 16 năm hoàn toàn khác nhau

21/01/2019 16:28
Truyền thuyết về khối tài sản chênh lệch của 2 người anh em tỷ phú này bắt đầu từ 16 năm trước khi người cha của họ Dhirubhai Ambani mất sau một cơn đột quỵ mà không hề để lại di chúc.

Trong năm qua, khối tài sản của 2 người anh em đang nắm giữ ngai vàng ở đế chế kinh doanh giàu có nhất Ấn Độ đã phân hóa rõ nét.

Người anh trai cả Mukesh Ambani, 61 tuổi đã vượt Jack Ma để trở thành tỷ phú giàu có nhất châu Á sau khi đón đầu cuộc cách mạng viễn thông ở Ấn Độ và đẩy đế chế dầu mỏ Reliance Industries của ông thành một công ty trị giá 100 tỷ USD. Riêng tài sản cá nhân của Mukesh đã đạt mức 43,1 tỷ USD theo thống kê của Bloomberg, tức là nhiều hơn 5,2 tỷ USD so với Jack Ma và thậm chí còn cao hơn cả cựu lãnh đạo Microsoft Steve Ballmer.

Trong khi đó, người em của ông này là Anil Ambani - trẻ hơn 2 tuổi lại có một năm khá khó khăn khi một vài mảng kinh doanh mà ông điều hành gặp rắc rối khiến cổ phiếu lao dốc, dẫn đến tổng tài sản của ông này giảm tới một nửa xuống còn 1,5 tỷ USD.

Hai anh em tỷ phú giàu có nhất Ấn Độ quyết chia tách đế chế hàng trăm tỷ USD của gia đình do cha mất mà không để lại di chúc, số phận 2 người sau 16 năm hoàn toàn khác nhau - Ảnh 1.

Truyền thuyết về khối tài sản chênh lệch của 2 người anh em này bắt đầu từ 16 năm trước khi người cha của họ Dhirubhai Ambani mất sau một cơn đột quỵ mà không hề để lại di chúc.

Cha họ vốn nổi tiếng với câu chuyện làm giàu từ hai bàn tay trắng điển hình - người đã khởi nghiệp một trạm gas ở Yemen và xây dựng nên đế chế kinh doanh khổng lồ, xây dựng những nhà máy lớn bằng việc bán cổ phiếu cho nhiều nhà đầu tư nhỏ. Điểm này dẫn đến cuộc họp đại hội đồng cổ đông của công ty thậm chí được tổ chức ở một sân vận động bóng đá.

Người anh THĂNG HOA

Mối thù địch giữa 2 người con bắt đầu sau cái chết của cha đã xảy ra liên tục cho tới khi mẹ họ, bà Kokilaben phải can thiệp vào năm 2005. Mukesh nhận kiểm soát mảng hóa dầu trong khi đó Anil đảm nhận những mảng kinh doanh mới như năng lượng và dịch vụ tài chính. Ông cũng đảm nhận mảng viễn thông - đơn vị mà Mukesh đã mở rộng rất mạnh mẽ bằng việc cho ra mắt những chiếc điện thoại với kết nối di động ở mức giá rẻ chưa từng có.

Ở thời điểm đó, dường như Anil nhận thấy một vài cơ hội tiềm năng với mảng không dây. Giá dầu từ đá phiến đã tăng chóng mặt đến mức kỷ lục hơn 60 USD một thùng vào năm 2005 đẩy lo ngại về việc biên lợi nhuận dầu mỏ truyền thống có thể bị xói mòn. Thị trường điện thoại di động thì lại đang bùng nổ ở Ấn Độ.

Một điều khoản chưa hoàn thiện giữa 2 người anh em đã khiến Mukesh rút lui khỏi sân khấu cho đến khi thỏa thuận được đưa ra vào năm 2010. Mukesh nhanh chóng quay trở lại, bơm vào hơn 2,5 nghìn tỷ rupee (tương đương 34 tỷ USD) trong 7 năm tới để xây dựng mạng lưới không dây 4G cho đế chế Reliance Jio Infocomm.

"Đó là một vụ đặt cược rất lớn", theo James Crabtree - một giáo sư tại Lee Kuan Yew School của trường học Public Policy tại Singapore. "Jio mang lại cơ hội cho Mukesh để tạo ra di sản cho riêng mình ông vượt xa những gì mà ông được thừa kế".

Phải mất một thời gian để đón nhận thành quả. Cổ phiếu của Reliance đã bị giảm trong vòng 10 năm qua khi các nhà đầu tư chứng kiến Mukesh rót tiền vào mảng mạng lưới viễn thông với rất ít dấu hiệu có thể thu về lợi nhuận.

Bước vào năm 2016, ảnh hưởng bắt đầu trở nên rõ nét. Tính tới tháng 6 năm nay, tức là chưa đầy 2 năm sau khi bắt đầu dịch vụ, Jio đã có 227 triệu người dùng đăng ký và có lợi nhuận. Các đối thủ cạnh tranh bắt đầu lo sợ khi Mukesh khởi động một cuộc chiến về giá, tung ra dịch vụ hàng tháng với giá chỉ 2 USD.

"Chiến dịch đa dạng hóa bên ngoài lĩnh vực năng lượng của Reliance là một cuộc chơi lớn. Mukesh Ambani có tầm nhìn 10 năm để chứng kiến dữ liệu sẽ trở thành mỏ vàng tiếp theo và ông đã đầu tư rất nhiều vào đây".

Nguồn tiền được sử dụng phát triển dịch vụ trên là từ mảng hóa dầu - vốn được mở rộng bởi Mukesh vẫn chiếm 90% lợi nhuận của Reliance. Dòng tiền từ các mảng kinh doanh, cùng với xếp hạng cổ phiếu blue-chip đã giúp Reliance Industries thâm nhập vào kho vốn lớn hơn. "Mukesh Ambani đã rất khéo léo sử dụng lợi thế cạnh tranh của mình", theo Saurabh Mukherjea - sáng lập Marcellus Investment Managers.

Người em KÉM MAY MẮN

Trong khi đó, Anil đã bán một vài tài sản để trấn an lo ngại của nhà đầu tư quanh việc nợ nần của một vài công ty của ông khiến cổ phiếu sụt giảm mạnh.

Giống như anh mình, Anil đầu tư hàng tỷ USD mở rộng danh mục đầu tư nhưng người em trai không sở hữu "cỗ máy in tiền" giống như mảng hóa dầu để tận dụng nguồn lực tài chính cho tham vọng đó. Thay vào đó, giống như những mảng kinh doanh khác tại Ấn Độ, nhiều công ty ngày một ngập trong nợ nần.

Việc các công ty trong nước vay vốn ngày một nhiều hơn khiến ngân hàng Ấn Độ mang một tỷ lệ khoản vay xấu lớn và khi ngân hàng trung ương bắt đầu giải quyết khối nợ 210 tỷ USD, các công ty bắt đầu bị gây áp lực.

"Lựa chọn duy nhất mà bất kỳ công ty đang ngập trong nợ nần nào phải làm là buộc phải bán tài sản, tìm cách tái cơ cấu tài chính và tìm nhà đầu tư mới", theo Crabtree tại Singapore.

Trong số các mảng kinh doanh do Anil điều hành, cổ phiếu của Reliance Naval & Engineering đã chứng kiến mức giảm tồi tệ trong năm nay, mất 75% giá trị. Được mua lại vào năm 2015 như một phần tham vọng tạo ra tốc độ tăng trưởng mới, nhà sản xuất tàu biển đã gặp phải nhiều khó khăn.

Tài khoản vay của họ đã trở nên "bất thường và dưới tiêu chuẩn" kể từ năm 2014. Các kiểm toán viên vào tháng 4 cũng cảnh báo về khả năng sống sót của công ty nhưng các lãnh đạo khẳng định vẫn đang làm việc với các chủ nợ và tự tin sẽ giải quyết được vấn đề "để cải thiện tình hình tài chính và tiếp tục hoạt động".

Những mảng khác của tập đoàn cũng đối mặt với nhiều khó khăn.

Reliance Infastructure của Anil - đơn vị xây dựng tuyến metro đầu tiên của Mumbai cũng để quá hạn một khoản thanh toán vào tháng 8 khi họ chờ đợi giải quyết việc bán tài sản mảng năng lượng cho tỷ phú Gautam Adani. Dẫu vậy, họ vẫn lên kế hoạch sẽ xóa hết nợ trong năm tới.

Reliance Power cũng là một phần trong tập đoàn Anil - nhưng nó đã thất bại trong việc tỏa sáng suốt một thập kỷ qua và tổng thể cổ phiếu đã giảm xuống mức kỷ lục so với mức IPO vào năm 2008.

Công ty về dịch vụ tài chính là Reliance Capital thì có lãi nhưng cổ phiếu cũng giảm trong năm nay.

Hiện tại Anil đang chuyển sang tập trung cho lĩnh vực bất động sản. "Có thể là quá muộn để tham gia nhưng ít nhất ông ấy không bỏ chạy", theo Bhasin - một người vẫn lạc quan về những mảng kinh doanh của Anil.

Mukesh thì đang trong chơi cuộc chơi lớn hơn. Tháng 6, ông tuyên bố kế hoạch cho mảng thương mại điện tử với tham vọng chống lại Amazon và Walmart.

Hai anh em tỷ phú giàu có nhất Ấn Độ quyết chia tách đế chế hàng trăm tỷ USD của gia đình do cha mất mà không để lại di chúc, số phận 2 người sau 16 năm hoàn toàn khác nhau - Ảnh 2.

Trong khi các thông tin như vậy giúp tăng cổ phiếu của Reliance Industries thì một vài nhà đầu tư lại tỏ ra cảnh giác về những rủi ro trong quá trình mở rộng. Tổng nợ của Reliance đã tăng lên trong 5 năm qua và không khoản đầu tư cốt lõi nào cho thấy có lãi.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
9 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
10 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
10 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
11 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
11 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.