Hai kịch bản mới về thuế đặc biệt với ô tô

10/01/2018 07:36
Đóng góp ý kiến cho dự thảo sửa các luật thuế của Bộ Tài chính, một số ý kiến đề nghị không sửa quy định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng ô tô chở người từ chín chỗ trở xuống.

Lý do việc sửa đổi này sẽ phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, dẫn đến vi phạm cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Không ưu tiên thêm cho ô tô trong nước

Về ý kiến nêu trên, Bộ Tài chính đề xuất hai phương án. Phương án 1: Giá tính thuế TTĐB đối với mặt hàng ô tô từ chín chỗ trở xuống được thực hiện theo quy định hiện hành. Điều này có nghĩa giá tính thuế TTĐB đối với mặt hàng ô tô từ chín chỗ trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra, không trừ giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước.

Phương án 2: Thực hiện theo phương án đề xuất của Bộ Công Thương. Cụ thể, giá tính thuế TTĐB đối với mặt hàng ô tô từ chín chỗ trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước. Phương án này sẽ giúp giá ô tô do các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước có cơ hội giảm giá nếu tỉ lệ linh kiện “made in Việt Nam” càng lớn.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính thấy rằng phương án này chưa phù hợp với các Quy tắc đối xử quốc gia (NT) nêu tại Điều III, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT).

Cụ thể: Điều III khoản 1: Các bên ký kết thừa nhận rằng các khoản thuế và khoản thu nội địa cũng như luật hay quy tắc yêu cầu tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm trong nội địa cùng các quy định định lượng trong nước yêu cầu có pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm với một khối lượng tỉ trọng xác định, không được áp dụng với sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu với kết cục là bảo hộ hàng nội địa.

Từ lập luận trên, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện theo phương án 1. Điều này có nghĩa không có thêm ưu đãi riêng cho xe sản xuất trong nước sử dụng linh kiện “made in Việt Nam”.

Tăng thuế ô tô bán tải

Nhiều ý kiến cũng đề nghị Bộ Tài chính không tăng thuế TTĐB đối với xe bán tải (pick-up). Lý do xe bán tải sử dụng nhiều vào mục đích kinh doanh, không phải sử dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính thấy rằng xe bán tải có kích thước lớn, tiêu tốn nhiên liệu hơn xe du lịch. Song do mức thuế TTĐB thấp, thiết kế và trang thiết bị tiện nghi không kém hơn xe du lịch nên ngày càng được ưa chuộng, được lựa chọn thay thế cho tiêu dùng xe du lịch.

Vì vậy, để bảo đảm định hướng tiêu dùng dòng xe này phù hợp với thực tế, Bộ Tài chính đề nghị giữ như dự thảo luật, tức tăng thuế với loại xe bán tải. Loại này chủ yếu có dung tích từ 2.000 đến 3.000 cm3 nên nếu thuế suất là 55% như xe từ chín chỗ trở xuống thì mức thuế suất của xe bán tải là 33%.

Như vậy, có thể thấy cơ hội để ô tô sản xuất trong nước giảm giá là rất mong manh. Ngoài ra, sắp tới dòng ô tô bán tải sẽ tăng giá.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
8 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
31 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
6 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
23 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.