Việc sáp nhập hai trong số những nhà cho vay lớn nhất của châu Âu là một nỗ lực trong tuyệt vọng của chính phủ Đức nhằm cứu vãn những gì bị bỏ lại từ những tham vọng toàn cầu thất bại trong nhiều năm, những vụ bê bối tốn kém cũng như thất bại về chính sách. Nó chưa cho thấy những gì được coi là giải pháp để khắc phục những yếu điểm của cả Deutsche Bank AG và Commerzbank AG.
Hôm 17/3, Deutsche Bank AG xác nhận rằng họ đang đàm phán với đối thủ Commerzbank AG. Điều đó cho thấy cả hai gã khổng lồ đều đang cần sự giúp đỡ. Một thủa thuận sẽ giúp hợp nhất hai trong số những ngân hàng kém hiệu quả nhất trong khu vực. Bằng các loại bỏ sự chồng chéo, một ngân hàng lớn và mạnh hơn được kỳ vọng sẽ giúp bôi trơn những bánh răng trong nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
EU phụ thuộc rất nhiều vào các khoản vay để thúc đẩy tăng trưởng và trong trường hợp không thể có được các thỏa thuận xuyên biên giới trong lĩnh vực ngân hàng, đây có thể là thỏa thuận tốt nhất có thể đạt được.
Mặc dù cắt giảm được chi phí và sự chồng chéo tại Đức và hướng tới cải thiện lợi nhuận nhưng một thỏa thuận như thế có thể làm được rất ít trong việc giải quyết vấn đề cơ cấu nợ trong thị trường tiêu dùng Đức. Nó cũng làm tăng thêm rủi ro và sự phức tạp cho hai ngân hàng trong quá trình tái tổ chức cũng như sự không cần thiết khi sửa đổi lại các giao dịch chứng khoán của Deutsche Bank. Với các nhà hoạch định chính sách châu Âu vốn muốn giữ lãi suất thấp trong thời gian dài hơn, một Deutsche Bank-Commerzbank sẽ không có vị trí nào tốt hơn để thoát khỏi sự siết chặt các đòn bẩy của nó.
Ba thập kỷ theo đuổi phố Wall đã khiến Deutsche Bank không còn là ngân hàng đầu tư lớn nhất châu Âu nhưng lại trở thành một trong những ngân hàng ì ạch nhất. Cuối cùng, dù họ đã từ bỏ mục tiêu trở thành người cuối cùng đứng vững và rút lui khỏi một số khu vực, hoạt động về chứng khoán vẫn chiếm khoảng 2/3 tổng số tài sản rủi ro của công ty sau khi bị phạt hàng tỷ USD vì hành vi sai trái.
Commerzbank không có nhiều hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán. Họ tập trung vào người tiêu dùng Đức và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xương sống của nền kinh tế Đức. Đối với Deutsche Bank, việc sáp nhập có thể giúp họ có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong các giao dịch chứng khoán nhưng vẫn không cần bỏ đi những tham vọng trong việc cạnh tranh với các ngân hàng Mỹ.
Trong đợt tái cơ cấu năm 2008, Chính phủ Đức đã phải bỏ tiền nắm giữ 15% cổ phần Commerzbank. Ở thời điểm hiện tại, hoạt động của nó cũng không thực sự tốt. Tháng trước, Commerzbank đã hạ mục tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu xuống 5 tới 6% vào năm 2020. Deutsche Bank cũng không khá hơn nhiều. Các nhà phân tích nghi ngờ mục tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 4% của họ trong năm nay.
Điều quan trọng để việc kết hợp trở nên hiệu quả là tiết kiệm chi phí. Vụ sáp nhập có thể giúp làm gọn lại thị trường ngân hàng bán lẻ đang rất đông đúc tại Đức. Nó sẽ tạo ra một ngân hàng với tổng tài sản 1.900 tỷ euro (2.200 tỷ USD) và khoảng 150.000 nhân viên. Tuy nhiên, có thể 30.000 nhân sự sẽ mất việc sau thương vụ hợp nhất đình đám.
Hơn nữa, chính sách lãi suất âm của Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục làm cho các hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng trở nên kém sinh lợi. Trong số các tổ chức lớn hơn ở châu Âu, tỷ lệ lãi ròng trung bình, chênh lệch giữa lãi cho vay và lãi huy động vẫn chỉ là 1,6%, chưa bằng một nửa so với mức 3,5% của các ngân hàng hàng đầu Mỹ. Dù sáp nhập, ngân hàng mới cũng không tránh được cơn gió ngược này.
Một sự hợp nhất cũng sẽ tốn kém. Ngoài các khoản phí tái cấu trúc, một cái nhìn với về tài sản ngân hàng có thể thúc đẩy nhu cầu huy động vốn trong khi một ngân hàng lớn hơn cũng có thể khiến các cơ quan quản lý phải đưa ra những duy định phù hợp hơn. Các ngân hàng có thể bị buộc phải bán tài sản được đánh giá cao hoặc các hình thức khác để có thêm tiền.