Hai sự kiện siêu lây nhiễm góp phần tạo nên thảm kịch ở Ấn Độ: 4 triệu người tham gia, số ca mắc tăng tới 3.000%

26/04/2021 12:19
Hai sự kiện đông người này đang được gọi là sự kiện siêu lây nhiễm, trong đó số ca mắc hằng ngày đã tăng lên gấp nhiều lần.

Làn sóng COVID-19 thứ hai ở Ấn Độ đang chứng minh là hung hãn hơn nhiều so với làn sóng đầu tiên, vốn đã dẫn đến lệnh đóng cửa toàn quốc vào tháng 3 năm ngoái.

Nhưng trong làn sóng mới nhất, chỉ trong ba tháng đầu năm 2021, số ca mắc hằng ngày không chỉ vượt qua mức cao nhất của năm 2020 mà còn tăng gấp ba lần. Ảnh hưởng của đại dịch có thể nhìn thấy rõ trên khắp đất nước Ấn Độ với các thi thể chất đống trong các lò hỏa táng và hàng dài xe cấp cứu bên ngoài bệnh viện.

Tác động của làn sóng COVID-19 thứ hai đang hiển thị rõ không chỉ ở các thành phố lớn, mà còn ở các thị trấn nhỏ hơn - với tình trạng thiếu giường bệnh và oxy y tế.

Hai sự kiện siêu lây nhiễm góp phần tạo nên thảm kịch ở Ấn Độ: 4 triệu người tham gia, số ca mắc tăng tới 3.000% - Ảnh 1.

Ảnh chụp tại một khu hỏa táng ở Ấn Độ

Tính đến ngày 22.4, gần 185.000 nghìn người đã tử vong vì COVID-19 ở Ấn Độ. Quốc gia này cũng báo cáo hơn 314.000 ca mắc mới trong một ngày, con số hằng ngày cao nhất từng được ghi nhận ở bất kỳ quốc gia nào.

Tuy nhiên, bất chấp mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng y tế, các cuộc vận động bầu cử và lễ hội tôn giáo Kumbh Mela ở thành phố cổ Haridwar vẫn tiếp tục diễn ra.

Đến ngày 17.4, những người tổ chức Kumbh Mela mới kêu gọi mọi người không tụ tập đông người ở Haridwar, sau lời kêu gọi của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Theo trang tin First Post của Ấn Độ, hai sự kiện này bắt đầu được gọi là sự kiện siêu lây nhiễm. Số ca mắc hằng ngày tăng khoảng 3.489% trong khoảng thời gian từ ngày 1.2 đến ngày 16.4 ở bang Tây Bengal (một trong những điểm nóng bầu cử) và hơn 450% ở Haridwar từ ngày 1.4 khi lễ hội Kumbh Mela bắt đầu đến ngày 17.4 khi ban tổ chức lễ hội kêu gọi dừng tụ tập.

Vận động bầu cử

Bang Tây Bengal, nơi cuộc bỏ phiếu giai đoạn thứ 6 vừa kết thúc, đã ghi nhận số ca mắc trong một ngày cao nhất từng có: 11.948 ca mắc COVID-19 và 56 trường hợp tử vong.

Các trường hợp mắc COVID-19 đã tăng 3.489% ở bang này. Tây Bengal đã báo cáo 198 trường hợp vào ngày 1.2, nhưng vào ngày 16.4, con số này đã chạm ngưỡng 6.910.

Các cuộc bầu cử ở Bengal được tổ chức trong tổng cộng 8 giai đoạn, 2 giai đoạn còn lại vẫn chưa diễn ra.

Hai sự kiện siêu lây nhiễm góp phần tạo nên thảm kịch ở Ấn Độ: 4 triệu người tham gia, số ca mắc tăng tới 3.000% - Ảnh 2.

Nhiều chuyên gia cho rằng các sự kiện đông người như vận động bầu cử, lễ hội đã góp phần tạo nên làn sóng COVID-19 mới ở Ấn Độ.

Mặc dù không có bang nào khác chứng kiến ​​sự gia tăng theo cấp số nhân như Bengal, nhưng tình hình COVID-19 cũng đáng lo ngại không kém ở Tamil Nadu, Kerala, Assam cũng như Puducherry - tất cả đều chứng kiến ​​sự gia tăng đột biến về số ca mắc sau khi tổ chức những cuộc vận động bầu cử.

Ở Tamil Nadu, số ca mắc hằng ngày đã tăng từ 502 vào ngày 1.3 lên 8,449 vào ngày 16.4, tăng 1.683%. Trong khi đó ở Kerala, số ca mắc hằng ngày gần như tăng gấp ba lần - từ 3.459 ca vào ngày 1.2 lên 10.031 ca vào ngày 16.4.

Tại Assam, nơi các cuộc bầu cử được tổ chức trong ba giai đoạn với giai đoạn đầu tiên bắt đầu vào ngày 27.3, số ca mắc hằng ngày đã tăng từ 13 ca vào ngày 1.2 lên 573 vào ngày 16.4. Đây là mức tăng 4.407% chỉ trong hơn hai tháng rưỡi.

Lễ hội Kumbh Mela

Sự kiện đông người nhất cho đến nay ở Ấn Độ trong thời gian bùng phát làn sóng thứ 2 là Kumbh Mela, một lễ hội quan trọng của người Hindu và là một trong những cuộc hành hương lớn nhất trên Trái đất. Hàng triệu người Ấn Độ đang di chuyển từ khắp đất nước đến Haridwar, một thành phố cổ ở bang Uttarakhand, để tham dự các nghi lễ, cầu nguyện và tắm trên sông Hằng.

Có các hướng dẫn về phòng chống Covid-19 - du khách phải đăng ký trực tuyến và cung cấp giấy tờ xét nghiệm Covid-19 âm tính để được tắm trên sông Hằng, và hàng nghìn cảnh sát đang tiến hành giám sát - nhưng các chuyên gia lo rằng những điều này không đủ để ngăn chặn rủi ro.

Hai sự kiện siêu lây nhiễm góp phần tạo nên thảm kịch ở Ấn Độ: 4 triệu người tham gia, số ca mắc tăng tới 3.000% - Ảnh 3.

Người Ấn Độ tham gia một nghi lễ của lễ hội Kumbh Mela ở Haridwar.

Hơn 4.851.000 người đã tập trung tại Haridwar trong những ngày cao điểm của lễ hội.

Theo First Post, mặc dù đã cố gắng hết sức, cảnh sát không thể áp đặt các quy trình tiêu chuẩn trong phòng chống dịch đối với những người tham gia lễ hội trong 2 ngày tắm sông truyền thống.

Gần 2.000 người đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 ở Haridwar (bang Uttarakhand) – nơi diễn ra lễ hội Kumbh Mela. Con số này xác nhận lo ngại rằng một trong những cuộc tụ họp tôn giáo lớn nhất thế giới có thể góp phần vào sự gia tăng nhanh chóng các ca mắc COVID-19. Ở Uttarakhand, số ca mắc COVID-19 hằng ngày ở mức 500 khi Kumbh Mela bắt đầu. Đến ngày 17.4, khi lễ hội ngừng hoạt động, số ca mắc hằng ngày đã tăng lên 2.757.

Chính quyền đã đưa ra một số biện pháp để hạn chế sự lây lan của virus ở Kumbh Mela cũng như trong các cuộc vận động bầu cử. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói rằng các tín đồ của đạo Hindu chỉ nên thực hiện các nghi lễ của lễ hội "một cách tính tượng trưng" do cuộc khủng hoảng COVID-19.

Hai sự kiện siêu lây nhiễm góp phần tạo nên thảm kịch ở Ấn Độ: 4 triệu người tham gia, số ca mắc tăng tới 3.000% - Ảnh 4.

Hàng ráo chắn người tham gia lễ hội Kumbh Mela.

Một số bang như Karnataka đã công bố hướng dẫn cho các quận và các công ty thành phố khi để áp dụng với những người trở về từ Kumbh Mela.

Trong bối cảnh ‘sóng thần’ COVID-19 càn quét Ấn Độ, Ủy ban Bầu cử hôm ngày 22.4 đã cấm các buổi chương trình biểu diễn đường phố, các cuộc vận động, đồng thời hạn chế số người tham dự tối đa tại các cuộc họp liên quan đến chiến dịch bầu cử xuống còn 500 người.

Lệnh được ban hành hôm 22/4 khi cuộc bỏ phiếu cho 43 ghế trong giai đoạn thứ 6 của Cuộc bầu cử Quốc hội ở Tây Bengal được tổ chức và chiến dịch vận động cho giai đoạn thứ 7 và thứ 8 còn lại dự kiến tiếp tục xảy ra.

Tuy nhiên, trước sự gia tăng đột biến của số ca mắc, người ta chỉ có thể hy vọng rằng vẫn chưa quá muộn để kiểm soát thiệt hại.

(Nguồn: First Post, CNN)

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
7 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
7 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
6 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
7 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
7 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.