Hạn hán đe dọa toàn cầu: Một quốc gia Trung Đông có giải pháp hữu hiệu không chế

28/08/2022 09:44
Sông hồ trên khắp thế giới đang bị giảm mực nước do biến đổi khí hậu.

Tách muối khỏi nước

Bất chấp tên gọi của mình, Biển hồ Galilee ở miền bắc Israel là một hồ nước ngọt và nó đã duy trì sự sống trong nhiều thiên niên kỷ. Thậm chí ngày nay, hồ còn cung cấp nước tưới cho các vườn nho và các trang trại địa phương trồng mọi thứ từ rau xanh đến lúa mì và quýt.

Nhưng hồ này đang đối mặt với một tương lai ảm đạm, theo hãng tin CNN (Mỹ). Cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra những biến động lớn về mực nước của hồ. Bây giờ nó đã khá đầy, nhưng chỉ 5 năm trước, mực nước hồ đạt mức thấp kỷ lục.

Biến đổi khí hậu và quản lý nước không bền vững đang khiến các hồ cạn kiệt trên khắp Trung Đông và xa hơn nữa, nhưng chính phủ Israel hy vọng về một giải pháp: Bơm nước từ biển Địa Trung Hải, tách muối và đưa nước vào hồ khi cần thiết.

Đó là một sự thay đổi đáng kể đối với Biển hồ Galilee, từng bơm ra gần như toàn bộ lượng nước sử dụng của Israel. Nước bây giờ sẽ chảy theo hướng ngược lại.

Israel có nhiều chuyên môn về khử muối. Trong hơn hai thập kỷ, nước này đã lấy nước biển từ Địa Trung Hải và xử lý nước thông qua một quá trình được gọi là thẩm thấu ngược, về cơ bản là lấy muối ra khỏi nước để có thể uống được. Đó là một quá trình mà các nơi khác trên thế giới, bao gồm cả California, đã phải trải qua trong thời kỳ hạn hán , nhưng ở Israel, đó là một thực tế hàng ngày. Năm nhà máy khử muối dọc theo bờ biển hiện cung cấp gần như tất cả nước máy cho 9,2 triệu dân Israel.

 Hạn hán đe dọa toàn cầu: Một quốc gia Trung Đông có giải pháp hữu hiệu không chế - Ảnh 1.

Biển hồ Galilee. Ảnh: CNN

Một vấn đề là các nhà máy này có xu hướng chạy bằng khí đốt tự nhiên, một loại nhiên liệu hóa thạch góp phần gây ra cuộc khủng hoảng khí hậu, điều này sẽ làm trầm trọng thêm sự khắc nghiệt của thời tiết. Nhưng theo thời gian, khi các lưới điện chuyển đổi sang các nguồn năng lượng xanh hơn, giải pháp của Israel có thể trở nên hấp dẫn hơn.

Dự án mới trông khá đồ sộ - một đường ống nước rộng 1,6 mét đặt trên 31 km - sẽ lấy nước đã khử muối và cung cấp cho biển hồ.

Khi lần đầu tiên nghe về dự án, Noam Ben Shoa, kỹ sư trưởng tại công ty cấp nước quốc gia Israel, Mekorot, cho rằng đó là một ý tưởng kỳ lạ.

"Nhưng rất nhanh sau đó, chúng tôi đã hiểu giá trị của nó đối với thị trường trong nước", ông nói với CNN tại một công trường xây dựng đường ống.

Ông nói, nó cũng giúp phát triển nông nghiệp trong khu vực rộng lớn hơn, cũng như các mối quan hệ với nước láng giềng Jordan.

Israel có một thỏa thuận lâu dài với Jordan để bán hàng chục triệu mét khối nước hàng năm cho vương quốc này. Vào năm 2021, hai nước đã ký một thỏa thuận mới trong đó Jordan sẽ nhận 200 triệu mét khối nước khử muối mỗi năm từ Israel - khoảng 20% ​​nhu cầu nước của Jordan - đổi lại năng lượng mặt trời từ Jordan sẽ cung cấp năng lượng cho lưới điện của Israel. 600 nhà máy điện mặt trời ở Jordan được xây dựng để tạo ra năng lượng.

Trong vòng vài tháng, đường ống mới trị giá 264 triệu USD dự kiến ​​sẽ hoạt động và có thể chuyển 120 triệu mét khối nước mỗi năm, nhưng sẽ chỉ bơm vào hồ khi cần thiết.

Ông Shoa nói. "Sự độc đáo của dự án này là nó mang lại cho chúng tôi sự linh hoạt gần như vô hạn. Về cơ bản chúng tôi có thể lấy nước ở những nơi có sẵn ... và chỉ cần chuyển hướng, vận chuyển nó đến bất cứ nơi nào cần thiết".

Vượt qua khủng hoảng

Từ kinh nghiệm của đợt hạn hán kéo dài cách đây 5 năm hồi năm 2018, các gia đình cần phải có một cách tiếp cận hoàn toàn khác. Bất chấp lệnh cấm bơm nước từ hồ, mực nước ở đây luôn ở mức thấp nhất mọi thời đại. Nhưng nó cũng là hậu quả của cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng trầm trọng, buộc cơ quan cấp nước của Israel phải can thiệp ngay.

"Họ đã xem xét sự thay đổi khí hậu trong tương lai, và điều gì sẽ xảy ra với lượng mưa trong khu vực, đồng thời cũng xem xét sự gia tăng dân số và dự báo nhu cầu nước tăng", Gideon Gal, nhà khoa học cấp cao kiêm người đứng đầu phòng thí nghiệm Kinneret Limnological nói với CNN. "Và họ nhận ra rằng 30, 40 năm nữa, sẽ có những vấn đề nghiêm trọng trong việc duy trì [mực nước] trong hồ và duy trì chất lượng nước, trừ khi có điều gì đó được thực hiện".

Nhưng điều đó chưa bao giờ được thực hiện trước đây. Gal cho biết, ngay cả khi khử muối, thành phần của nước vẫn không đảm bảo ở phương diện khác.

"Khi bạn trộn nước khử muối với nước tự nhiên, bạn sẽ thấy tác động đến sinh học trong các thí nghiệm", Gal nói.

Nhưng cho đến nay, Gal cho biết các thí nghiệm của họ cho thấy nước mới sẽ không gây ra tác động lớn đến các loài hiện có. Trên thực tế, nó thậm chí có thể giúp hồ chống lại tác động của biến đổi khí hậu bằng cách gây ra tốc độ luân chuyển nước cao hơn, giúp ngăn chặn sự phát triển quá nhiều của vi khuẩn và có thể giúp làm giảm nhiệt độ của nước.

Ngay cả với những lợi ích tiềm năng, Gale cho biết ông hy vọng hồ sẽ không cần bất kỳ sự can thiệp nào của con người.

"Nhưng với những gì chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi biết về biến đổi khí hậu, và những gì sẽ xảy ra trong hồ", Gall nói. "Rủi ro khi sử dụng nước khử muối là một rủi ro đáng để chấp nhận".


Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
4 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
3 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
3 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
2 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
2 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
15 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.