Hạn hán kỷ lục khắp thế giới

21/08/2022 08:22
Giữa những căng thẳng địa chính trị gây ra khủng hoảng năng lượng và lương thực, người dân khắp thế giới còn phải đối mặt với hạn hán và thiếu nước trầm trọng, đe dọa ngành nông nghiệp nhiều quốc gia.


"Chúng ta cần hướng tới các giải pháp thay vì tiếp tục với các hành động tàn phá (môi trường). Cần có niềm tin rằng sự thay đổi có thể sửa chữa vấn đề" - ông Ibrahim Thiaw.

Một báo cáo mới của Liên Hiệp Quốc cho thấy tần suất và thời gian hạn hán đã tăng gần 1/3 kể từ năm 2000. Biến đổi khí hậu được cho là thủ phạm góp phần gây ra tình trạng này.

"Vua của các con sông" trơ đáy

Trong mùa hè này, châu Âu đã phải đối mặt với mùa hè nóng kinh hoàng và khô hạn kỷ lục, trong đó miền bắc nước Ý trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 70 năm qua khiến sông Po, được gọi là "vua của các con sông" và nguồn nước quan trọng đối với nền nông nghiệp nước này, cạn trơ đáy.

Nước Pháp bị tàn phá bởi những trận cháy rừng diện rộng và vùng thung lũng Loire khô cằn đến mức có thể đi bộ qua sông. Trong khi đó, mực nước sông Rhine ở Đức giảm mạnh làm tê liệt các hoạt động thương mại thiết yếu và thuyền bè bị mắc cạn.

"Có hai nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng này: một là lượng mưa thiếu hụt trong ba năm qua và sự gia tăng nhiệt độ. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu", Thủ tướng Ý Mario Draghi cho biết.

Theo các nhà khoa học, đợt hạn năm 2022 có thể là nghiêm trọng nhất tại châu Âu trong 500 năm qua.

Hạn hán gây ra nhiều tác động khác như làm gián đoạn việc vận chuyển than ở Đức trong bối cảnh nước này mở rộng nguồn nhiên liệu thay thế cho khí đốt từ Nga. Hạn hán cũng gây ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của các cơ sở năng lượng hạt nhân ở Pháp và gây cháy rừng ở Anh.

Tại Mỹ, hơn 43% tiểu bang đang chịu hạn hán khiến nông dân phải phá bỏ cây trồng và bán gia súc vì thiếu nước canh tác, theo đài CNN. Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết hạn hán gia tăng nhanh chóng tại các vùng đồng bằng miền trung, nam và trung nam, làm cạn kiệt độ ẩm của lớp đất mặt, ảnh hưởng đáng kể đến đất đai, cây cối và mùa màng.

Nhưng châu Phi mới là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hạn hán do lượng mưa thấp liên tục trong bốn năm qua, theo báo cáo về hạn hán của Liên Hiệp Quốc vào tháng 5-2022. Ảnh hưởng tại lục địa đen tàn khốc hơn khi hàng triệu người, đặc biệt ở khu vực Sừng châu Phi, bị đẩy vào nạn đói.

Con người có thể làm gì?

Để đối phó với tình trạng hạn hán khắp thế giới hiện nay, một trong những giải pháp chính là tăng cường tập trung vào phục hồi đất như kết hợp nông lâm nghiệp và hệ thống tưới tiêu hiệu quả hơn.

Theo các nhà khoa học, mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và hạn hán rất phức tạp. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng đang diễn ra một vòng lặp: nắng nóng (do biến đổi khí hậu) khiến đất và không khí khô hơn, nóng hơn, tạo ra "vòm nhiệt" cản trở các trận mưa, gây ra hạn hán.

Đáng lo ngại hơn, các nghiên cứu cho thấy khô hạn có thể kéo dài trong nhiều năm tới. Một nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) dự đoán tình hình hạn hán có thể tiếp diễn đến hết thập kỷ này và biến đổi khí hậu "đóng góp" hơn 40% các đợt khô hạn trong hai thập kỷ qua.

Nhưng liệu con người có thể làm gì? Mike Rivington, nhà khoa học cấp cao tại Viện James Hutton (Anh), cho biết hạn hán là "dấu hiệu cảnh báo" chúng ta cần coi trọng nguồn nước hơn vì nó tác động đến sự vận hành của tự nhiên và cung cấp cho xã hội những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Trong báo cáo hạn hán ở châu Âu vào tháng 7-2022, Ủy ban châu Âu nhấn mạnh dù các chiến lược giảm thiểu hạn hán là quan trọng hàng đầu hiện nay, nhưng chúng ta cũng cần giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề: biến đổi khí hậu và sự gián đoạn vòng tuần hoàn nước.

"Cần có thêm những nỗ lực để thích ứng với sự thay đổi thời tiết bằng nguồn cung năng lượng thích ứng với (biến đổi) khí hậu, cũng như áp dụng các giải pháp bền vững trong nông nghiệp", báo cáo nêu.

Báo cáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của những kỹ thuật quản lý nông nghiệp bền vững và hiệu quả để trồng nhiều lương thực hơn trên diện tích đất ít hơn và ít nước hơn, và con người phải thay nguồn thực phẩm, chuyển sang chế độ ăn dựa trên thực vật và hạn chế việc tiêu thụ động vật.

Trong khi đó, ông Ibrahim Thiaw, thư ký điều hành của Công ước Liên Hiệp Quốc về chống sa mạc hóa, cho rằng khôi phục đất là một trong những giải pháp cấp bách để giải quyết tình trạng hạn hán hiện nay.

Hạn hán kỷ lục khắp thế giới - Ảnh 1.

Tính tới tháng 8-2022 nguồn: hệ thống thông tin tích hợp về hạn hán quốc gia Mỹ (niDiS) - Tổng hợp: MINH KHÔI - Đồ họa: T.ĐẠT

Hạn hán "rút cạn" sông Dương Tử

Tại Trung Quốc, hạn hán "rút cạn" nước sông Dương Tử, đe dọa mùa màng và khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa vì thiếu điện. Không chỉ chiến đấu với cháy rừng, các chính quyền địa phương còn phải chạy đua cứu vụ mùa. Trung Quốc cũng tin rằng hạn hán do biến đổi khí hậu gây ra.

Cuối ngày 18-8, Trung Quốc ban hành cảnh báo màu vàng, dưới hai bậc so với cảnh báo cao nhất, trong bối cảnh các khu vực từ Tứ Xuyên đến Thượng Hải đã trải qua nhiều tuần nắng nóng khắc nghiệt.

Trước đó, Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc cảnh báo hạn hán có thể kéo dài đến tháng 9-2022 và phải mất vài tháng để sông Dương Tử khôi phục lượng nước bình thường.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
8 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
9 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
10 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
10 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
11 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.