Hàng chục nghìn tấn hàng từ Belarus bất ngờ đổ bộ Việt Nam trong tháng 1: Là cứu tinh của nông sản Việt, thế giới lại tiếp tục lên cơn sốt

25/02/2025 07:01
Đây là mặt hàng đang gây sốt khi giá tăng mạnh và nguồn cung thắt chặt trên khắp thế giới.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón về Việt Nam trong tháng 1 đạt hơn 373 nghìn tấn với trị giá hơn 143 triệu USD, so với tháng 12 giảm 13,04% về lượng nhưng tăng 15,67% về trị giá.

Giá nhập khẩu bình quân đạt 384 USD/tấn, tăng mạnh 33% chỉ trong 1 tháng.

Xét về thị trường, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp phân bón lớn nhất của Việt Nam với sản lượng đạt hơn 120 nghìn tấn, tương đương hơn 34 triệu USD, giảm mạnh 52,3% về lượng và giảm 48,5% về trị giá so với tháng 12. Giá bình quân 282 USD/tấn, tăng gần 8% so với tháng trước.

Đứng thứ 2 về sản lượng là Nga với hơn 88 nghìn tấn, trị giá hơn 52 triệu USD, tăng mạnh 4.142% về lượng và tăng đến 6.373% về trị giá so với tháng 12. Giá trung bình 596 USD/tấn, tăng mạnh 53% chỉ trong vòng 1 tháng trở lại đây.

Hàng chục nghìn tấn hàng từ Belarus bất ngờ đổ bộ Việt Nam trong tháng 1: Là cứu tinh của nông sản Việt, thế giới lại tiếp tục lên cơn sốt - Ảnh 1

Đáng chú ý, một trong những ông trùm phân bón khác của thế giới bắt đầu gửi mặt hàng đến Việt Nam là Belarus . Lượng nhập khẩu phân bón từ thị trường này đạt 27.379 tấn với trị giá hơn 8,4 triệu USD, trong khi trước đó không ghi nhận nhập khẩu mặt hàng này. Giá bình quân đạt 309 USD/tấn, rẻ gần 1 nửa so với thị trường chủ đạo là Nga.

Belarus là một trong những nước xuất khẩu chính kali của thế giới. Trong những năm sản lượng tốt nhất, quốc gia này đã cung cấp cho thị trường thế giới 10 đến 12 triệu tấn phân bón với phạm vi địa lý xuất khẩu bao gồm hơn 100 quốc gia. Hơn một nửa trong số tất cả các doanh số này được chuyển đến Brazil, Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ và 15% khác được chuyển đến các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu và Mỹ.

Theo Công ty nghiên cứu thị trường AgroMonitor, nguồn cung hàng hóa giao nga y thắt chặt trong khi nhu cầu tăng đã hỗ trợ kéo giá lên. Tại Ấn Độ, đấu thầu nhập khẩu ure đóng ngày 23/1 vừa qua tiếp tục không mua được lượng hàng như kỳ vọng nên nhiều khả năng sẽ có một phiên thầu nhập khẩu khác sớm được phát hành với các lô hàng xếp trong tháng 3 tới đây. 

Bình quân trong tháng 1/2025, giá ure thế giới đã tăng khoảng 26-52 USD/tấn/, tương đương mức tăng 6-15% so với tháng 12/2024. Tại Trung Đông, nguồn cung vẫn hạn chế tại Iran khi hầu hết các nhà sản xuất vẫn dừng máy, ngoại trừ 1 dây chuyền sản xuất của Công ty Pardis (công suất 1,07 triệu tấn/năm) vẫn duy trì sản xuất nhưng chủ yếu cung cấp cho nội địa.

Theo dự báo của Công ty Argus, nhu cầu nhập khẩu phân ure tháng 2 vẫn tăng mạnh từ Australia, Đông Nam Á, Châu Âu, Mexico, Trung Mỹ… kéo giá từ các nhà cung cấp Iran, Ai Cập… tăng mạnh. Các chuyên gia cho hay, giá phân bón sẽ tăng nhẹ toàn cầu khoảng 3 - 5%, có khả năng tác động lên mức giá trong nước, đặc biệt tại các khu vực phụ thuộc nhiều vào phân bón nhập khẩu. 

Nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu lớn, các quốc gia như Ấn Độ, Pakistan và Brazil tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng giá phân bón. Nếu nhu cầu tăng mạnh tại các thị trường này, Việt Nam có thể gặp phải áp lực cạnh tranh nguồn cung, dẫn đến giá nội địa tăng theo.

Tin mới

Khổ như châu Âu: Đi 1 vòng mới nhận ra khí đốt Nga vẫn là 'chân ái', muốn 'tìm về' lại loay hoay trong bão thuế đối ứng từ Mỹ
4 giờ trước
Giám đốc điều hành của nhiều công ty lớn tại châu Âu cho biết họ dường như không thể đợi được nữa để quay trở lại với năng lượng giá rẻ của Nga.
Tôi rút ra được bài học là: "Đừng bao giờ mua điện thoại vừa ra mắt lại còn quảng cáo tâng bốc quá nhiều"
4 giờ trước
Một lợi ích to lớn khi chờ đợi là bạn có thể xem chiếc điện thoại đắt tiền của mình liệu có lỗi sọc màn hình hay không.
Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam có diễn biến mới
3 giờ trước
Các động thái chính sách mà Philippines thực hiện nhằm mục tiêu giảm giá bán lẻ gạo trên thị trường có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Nga bất ngờ chuyển sang dùng tàu chở dầu của châu Âu mà không lo bị trừng phạt
2 giờ trước
Những biến động thương mại gần đây đã khiến ngành dầu thô gặp biến động, đặc biệt đối với Nga.
Loạt xe giảm giá cả trăm triệu đồng: Chủ yếu là SUV, có cả mẫu hot, một diễn biến gây bất ngờ
2 giờ trước
Các mẫu xe giảm giá hàng trăm triệu đồng chủ yếu là xe sản xuất năm cũ, thậm chí có mẫu cũ 2 năm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.137.148 VNĐ / tấn

169.70 JPY / kg

0.12 %

+ 0.20

Đường

SUGAR

10.179.223 VNĐ / tấn

17.94 UScents / lb

0.33 %

- 0.06

Cacao

COCOA

211.403.718 VNĐ / tấn

8,214.00 USD / mt

3.49 %

- 297.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

206.472.541 VNĐ / tấn

363.89 UScents / lb

1.08 %

+ 3.88

Gạo

RICE

15.954 VNĐ / tấn

13.62 USD / CWT

0.88 %

+ 0.12

Đậu nành

SOYBEANS

9.847.289 VNĐ / tấn

1,041.30 UScents / bu

0.14 %

- 1.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.489.779 VNĐ / tấn

299.25 USD / ust

0.12 %

- 0.35

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Ngỡ ngàng nhiều trái cây giải nhiệt mùa nóng có giá bằng ly trà đá
21 giờ trước
Không ít loại trái cây giải nhiệt mùa nắng nóng ở TPHCM lại có giá rẻ đến không ngờ, như cam, dưa lê, thơm... chỉ từ 5.000 - 7.000 đồng/kg; dưa hấu, ổi chỉ tầm 10.000 đồng...
Hé mở về những mỏ vàng với tổng trữ lượng hàng trăm tấn tại Việt Nam
1 ngày trước
Từ các dữ liệu công khai cho thấy, Việt Nam hiện có hàng chục vùng khai thác, mỏ vàng lớn với tổng trữ lượng được dự báo lên đến hàng trăm tấn.
Hàng chục nghìn tấn ‘báu vật’ từ Mỹ vừa đổ bộ Việt Nam với giá cực rẻ: Thuế nhập khẩu 0%, là mặt hàng cả thế giới đều cần
1 ngày trước
Mặt hàng này đã giảm mạnh 13% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Để cây 'tỷ đô' phát triển bền vững: Bài học đắt giá khi 'ăn xổi'
1 ngày trước
Trái sầu riêng, mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang giá trị hàng tỉ USD của Việt Nam những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025 gặp khó vì vướng quy định kiểm nghiệm chất lượng xuất khẩu. Đây là bài học học đắt giá cho những người trồng “ăn xổi” và một lần nữa “đánh thức” tính chủ động của cơ quan chức năng trong việc tăng cường định hướng.