Hàng chục nghìn tỷ đồng 'đắp chiếu' bên trong Nhiệt điện Thái Bình 2

28/08/2018 07:21
Dù đã đội vốn thêm 6.000 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu, đến nay dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN), vốn đầu tư gần 42.000 tỷ đồng vẫn chưa biết đến bao giờ mới đưa vào vận hành. Công trường nhà máy đã dừng hoạt động từ lâu trong khi các thiết bị đang sắp hết hạn bảo hành và dự án cần thêm 9.600 tỷ đồng để hoàn tất.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN), có vốn đầu tư gần 42.000 tỷ đồng, thuộc danh mục các dự án nguồn điện cấp bách theo Quyết định 2414 ngày 11/12/2013, của Thủ tướng Chính phủ đến nay vẫn chưa biết đến bao giờ hoàn thành dù đã chậm tiến độ hơn bốn năm.

Trong báo cáo gửi các cơ quan chức năng, PVN cho biết, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành mua sắm vật tư, thiết bị và lựa chọn nhà thầu phụ. Tổng Cty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đến nay chưa thu xếp được đủ nguồn vốn để triển khai dự án và thanh toán các phần công việc đã hoàn thành, hơn 505 triệu USD vay nước ngoài chưa giải ngân. Trong khi đó, thời hạn cuối cùng để giải ngân là 28/9/2018 đang đến gần, càng gây sức ép đến tiến độ của dự án.

Hàng chục nghìn tỷ đồng đắp chiếu bên trong Nhiệt điện Thái Bình 2 - Ảnh 1.

Nhiều hạng mục công trình vẫn ngổn ngang chưa hoàn thành bên trong nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

Nhà máy sử dụng công nghệ lò hơi than phun trực tiếp, tuần hoàn tự nhiên, sử dụng than cám 5 (80% 5a Hòn Gai và 20% 5a Vàng Danh), lượng than tiêu thụ hằng năm khoảng 3-3,5 triệu tấn. Khi vận hành sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 6,7 tỉ kWh điện mỗi năm, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đã chậm tiến độ hơn bốn năm đang kéo theo những hệ lụy khôn lường khác. Dễ thấy nhất là hệ thống máy móc nhập khẩu hiện đại hết bảo hành, cụ thể: Tổ máy 1 đã hết thời gian bảo hành từ 31/6/2018 vừa qua. Tổ máy 2 đến tháng 11/2018 năm nay cũng sẽ hết bảo hành.

Theo Bộ Công Thương, riêng phần vốn vay nước ngoài cho dự án đến nay đã giải ngân tổng cộng được 432 triệu USD và đã phải trả nợ tổng cộng 81 triệu USD. Báo cáo cho thấy, theo tổng mức đầu tư điều chỉnh lần hai được phê duyệt, dự kiến nguồn vốn còn thiếu, chưa thu xếp được cho dự án lên tới 9.600 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2017, PVN đã phải dùng 21.577 tỷ đồng vốn chủ sở hữu để giải ngân phục vụ dự án.

Hàng chục nghìn tỷ đồng đắp chiếu bên trong Nhiệt điện Thái Bình 2 - Ảnh 2.

Những hạng mục bằng sắt thép gỉ phơi mình dưới mưa nắng

 

Về tiến độ dự án, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh tiến độ vận hành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trong quy hoạch điện II điều chỉnh. Việc điều chỉnh tiến độ không miễn trừ trách nhiệm, nghĩa vụ các bên theo hợp đồng EPC đã ký và quy định pháp luật. Cụ thể, tổ máy 1 sẽ hoàn thành vào tháng 6/2019 và tháng 9/2019 hoàn thành tổ máy 2.

“Tổ máy số 1 của dự án đến nay đã chậm tiến độ 45 tháng, tổ máy số 2 chậm 42 tháng so với hợp đồng EPC, dự án khó có thể hoàn thành vào năm 2019 như PVN đề xuất”, Bộ Công Thương nhận định.

Một số hình ảnh của dự án:

Hàng chục nghìn tỷ đồng đắp chiếu bên trong Nhiệt điện Thái Bình 2 - Ảnh 3.
Công trình cầu cảng của nhà máy đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Hàng chục nghìn tỷ đồng đắp chiếu bên trong Nhiệt điện Thái Bình 2 - Ảnh 4.
Khu vực công trường đóng cửa từ rất lâu
Hàng chục nghìn tỷ đồng đắp chiếu bên trong Nhiệt điện Thái Bình 2 - Ảnh 5.
Thiết bị, rác thải chất đống bên trong công trường mặc mưa, nắng
Hàng chục nghìn tỷ đồng đắp chiếu bên trong Nhiệt điện Thái Bình 2 - Ảnh 6.
Một công trình đang xây dựng dở dang
Hàng chục nghìn tỷ đồng đắp chiếu bên trong Nhiệt điện Thái Bình 2 - Ảnh 7.
Hố móng của dây chuyền băng tải than với phần cốt sắt hoen gỉ
Hàng chục nghìn tỷ đồng đắp chiếu bên trong Nhiệt điện Thái Bình 2 - Ảnh 8.
Hoạt động xây dựng của nhà máy đã bị đóng băng từ rất lâu


Tin mới

“Ông trùm” xuất khẩu cà phê lý giải về diễn biến lạ của giá cà phê
2 giờ trước
(NLĐO) – Giá cà phê tăng trở lại giữa lúc nông dân Việt Nam đang thu hoạch rộ khiến ai nấy đều vui mừng nhưng cũng thấy khó hiểu
Sếp FPT Retail bật mí kinh nghiệm ứng dụng AI trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
3 giờ trước
Chiều ngày 13-11, trong khuôn khổ sự kiện FPT Techday 2024 diễn ra tại TP.HCM, bà Nguyễn Đỗ Quyên - Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Điều hành FPT Retail đã giới thiệu bài tham luận với chủ đề “Công nghệ đồng hành chăm sóc sức khỏe”.
'Thành phố iPhone' ở Trung Quốc giờ đã là 'thành phố xe điện'
3 giờ trước
Nơi từng là thủ phủ sản xuất iPhone của Trung Quốc cũng như toàn cầu đang có những bước dịch chuyển.
Hãng ô tô Nhật Bản ra mắt sedan mới: Ngang cỡ i10, Global NCAP chấm 5 sao, giá quy đổi 200 triệu đồng
5 giờ trước
Xe nhỏ giá rẻ nhưng không có nghĩa là kém an toàn!
Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
5 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.821.325 VNĐ / thùng

71.85 USD / bbl

-0.60 %

- -0.43

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.723.273 VNĐ / thùng

67.98 USD / bbl

-0.66 %

- -0.45

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.030.885 VNĐ / m3

2.96 USD / mmbtu

-0.88 %

- -0.03

Than đá

COAL

3.586.983 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

-0.53 %

- -0.75

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
6 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.
Giá xăng dầu hôm nay 14/11: Dầu thô “dò đáy”, giá xăng dầu trong nước giảm sâu
6 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 14/11, giá của các loại dầu thô WTI và Brent đã có phiên thứ 4 liên tiếp nằm sàn, ở mức thấp kể từ đầu tháng 11 đến nay.
Bắt cơ hội chuyển dịch từ Trung Quốc, 'ngôi sao' xuất khẩu mới của Việt Nam thu về hơn 12 tỷ USD từ đầu năm, khách mua toàn cường quốc công nghiệp ô tô
11 giờ trước
Hàng loạt cường quốc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đua nhau chốt đơn mặt hàng này của Việt Nam.
Quốc gia này phải nỗ lực cạnh tranh với Việt Nam nếu không muốn mất mối sản xuất iPhone "trăm năm có một"
11 giờ trước
Quốc gia Nam Á sẽ cần cải cách sâu rộng nếu không muốn mối sản xuất iPhone đầy tiềm năng chuyển sang các quốc gia khác như Việt Nam.