Hàng dệt may Việt Nam vào Australia có thể tăng mạnh với CPTPP

10/05/2018 09:35
Khi các lô hàng thử nghiệm ban đầu thành công, các hợp đồng lớn hơn sẽ được ký kết và giá xuất khẩu sang Australia tốt hơn các thị trường lớn khác.

Australia là một thị trường có sức mua khá lớn và có nhiều tiềm năng cho các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2017, Australia nhập khoảng 9,32 tỷ USD các sản phẩm dệt may từ thế giới, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 173 triệu USD, chiếm khoảng 1,9% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may từ thế giới. Các sản phẩm dệt may có kim ngạch lớn nhất của Australia chủ yếu là các sản phẩm quấn áo và hàng may mặc phụ trợ không dệt kim…

Thị trường khó tính

Theo ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương), để thâm nhập có hiệu quả hơn nữa đối với thị trường Australia, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không chỉ phải tích cực quảng cáo, tiếp cận thị trường mà còn cần hiểu đặc điểm chung của thị trường này. Các đơn hàng khởi đầu với quy mô khá nhỏ để tìm hiểu khả năng của nguồn cung cũng như khả năng chấp nhận của thị trường.

“Có một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam bỏ qua thị trường Australia vì lý do này. Tuy nhiên, khi các lô hàng thử nghiệm ban đầu thành công, các hợp đồng lớn hơn sẽ được ký kết và giá xuất khẩu sang Australia cũng tốt hơn một số thị trường lớn khác. Ngoài ra, khi đã tin tưởng, các nhà nhập khẩu Australia sẽ làm ăn lâu dài, ít khi thay đổi bạn hàng”, ông Nam thông tin.

Hàng dệt may Việt Nam vào Australia có thể tăng mạnh với CPTPP - Ảnh 1.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam.


Đại diện một doanh nghiệp đang có hợp tác xuất khẩu với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, ông Thái Bình Dương, Giám đốc Công ty TNHH Yến Dương (Bắc Ninh) cho biết, doanh nghiệp chưa có hợp tác với thị trường Australia nhưng qua tìm hiểu, Australia là thị trường khó tính hơn các nước khác. Australia là quốc gia có thu nhập đầu người rất cao, có sự khắt khe về mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe cũng như những chi tiết, gu thẩm mỹ cũng hơi khác so với các nước. Do đó, đây sẽ là thị trường rất khó tính với ngành dệt may Việt Nam.

Theo kinh nghiệm của ông Dương, để tiếp cận thị trường khó tính, các doanh nghiệp phải cố gắng bằng sự nỗ lực của chính bản thân. Trong đó, tập trung vào nghiên cứu gu thị trường của người Australia để phát triển. Đặc biệt đội ngũ maketing, thiết kế ngành dệt may đều phải tìm hiểu vấn đề này. Tay nghề công nhân dệt may cũng cần phải trau dồi thêm, đồng thời doanh nghiệp dệt may phải đầu tư thêm máy móc hiện đại hơn thì mới có thể đáp ứng được.

“Đối với gu thời trang của Australia thì cách ăn mặc không rườm rà như những nước khác nhưng lại tập trung vào các tiểu tiết và độ phức tạp, đường kim mũi chỉ, giá cả khác hẳn so với các thị trường như Hoa Kỳ, Nhật Bản. Người Australia cầu kỳ, trông đơn giản nhưng thực chất họ có chiều sâu. Khi mở rộng thị trường này, doanh nghiệp dệt may có thể nhập khẩu nguyên liệu từ Australia, ví dụ như len, sợi... từ đó dệt may Việt Nam có sự lựa chọn về nguồn nguyên liệu từ đó có cơ hội mớ rộng xuất khẩu tại thị trường này”, ông Dương cho biết.

Cũng theo ông Dương, Hiệp định CPTPP sẽ  mở ra nhiều thị trường mới cho các doanh nghiệp Việt Nam về xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp dệt may hiện nay, có những nguồn nguyên liệu đang bị gò bó, đa số là nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… nên việc xúc tiến mở rộng nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường Australia là một việc làm trước mắt nên cần được chú ý.

Thị trường lớn và giàu tiềm năng

Còn theo ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp định CPTPP đã mở ra những cơ hội to lớn cho sự phát triển của Việt Nam nói chung. Đối với ngành dệt may, cơ hội từ Hiệp định CPTPP là rất lớn khi mở ra nhiều thị trường xuất khẩu mới, đặc biệt là một số thị trường Việt Nam chưa ký được FTA như Canada, Mexico và Peru…

Riêng đối với thị trường Australia, đến nay Việt Nam có FTA giữa ASEAN và Australia, tuy nhiên cho đến nay có do nhiều nguyên nhân, sản phẩm dệt may tại thị trường Australia chưa được khai thác được như kỳ vọng.

“Khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, hy vọng thị trường Australia sẽ được khai thác tốt hơn. Xuất khẩu dệt may vào Australia mỗi năm mới đạt khoảng trên 200 triệu USD là con số khá khiêm tốn. Với mục tiêu phát triển thời gian tới để đạt được mức tăng trưởng trên dưới 10%/năm, ngành dệt may Việt Nam phải tập trung vào khai thác tốt thị trường trong khối CPTPP, trong đó có Australia”, ông Cẩm cho biết.

Cũng theo ông Cẩm, tiềm năng của thị trường Australia trong khối CPTPP có kim ngạch nhập khẩu khá lớn hàng dệt may. Mỗi năm nhập khẩu khoảng gần 9 tỷ USD nên đây là thị trường lớn và tiềm năng, nhưng hiện nay doanh nghiệp dệt may Việt Nam khai thác chưa nhiều và chưa tìm hiểu về thị trường này. Vì thế, doanh nghiệp dệt may chưa có điều kiện tiếp cận để hiểu sâu xem họ cần gì và Việt Nam có gì để xuất khẩu.

Ông Cẩm cũng lưu lý đối với các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam, đó là mỗi thị trường đều có đặc thù riêng nên, riêng với các doanh nghiệp ngành dệt may, điều cốt yếu nhất là phải tìm hiểu xem thị trường này nhu cầu thế nào. Hệ thống phân phối và bán lẻ thế nào để tìm cách thâm nhập. Mức tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may tại thị trường này hiện nay vẫn ở mức độ dưới 10%. Sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, hy vọng mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sẽ cao hơn./.

Dệt may Việt Nam xây dựng thương hiệu mạnh để cạnh tranh VOV.VN - Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) và các đơn vị thành viên cần có định hướng chiến lược xây dựng những thương hiệu dệt may mạnh.


Tin mới

Món ăn Hà Nội khiến khách Tây mê mẩn húp sạch đến tận đáy bát, nhưng người Việt lại chẳng làm thế bao giờ
8 giờ trước
Cách mà du khách nước ngoài này thưởng thức món ăn đặc trưng của Thủ đô khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thú vị.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
7 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
VinFast công bố bán 12.000 xe tháng 3, 'vua doanh số' không phải VF 3
7 giờ trước
Theo VinFast, những sản phẩm như VF 5, VF 6 và 7 đều đang có doanh số tốt.
Sếp Apple mừng ra mặt khi được bán iPhone 16 tại quốc gia Đông Nam Á này
6 giờ trước
Mặc dù ra mắt từ tháng 9 năm ngoái, nhưng tới ngày hôm nay, iPhone 16 mới được chính thức bán ra tại quốc gia này.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
4 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?

Tin cùng chuyên mục

Hyundai Santa Fe "dọn kho" giảm giá 145 triệu đồng tại đại lý: Bản tầm trung còn từ 1,12 tỷ, thêm lựa chọn giá rẻ hơn Everest nhưng phải đánh đổi một thứ khi bán lại
4 giờ trước
Mức giảm mới kỷ lục kèm chất lượng xe không đổi khiến Hyundai Santa Fe dễ trở thành hàng “hot” trên thị trường trong thời gian tới.
Đối thủ của Mitsubishi Xpander bất ngờ giảm mạnh còn 449 triệu đồng - rẻ ngang Grand i10
27 phút trước
Sau khi áp dụng ưu đãi, giá bán Hyundai Stargazer hiện đang rẻ ngang xe hạng A Grand i10.
Xuất khẩu: Cần tuyệt đối tuân thủ "luật chơi" trong thế giới bất ổn
16 giờ trước
Cùng chung khó khăn toàn cầu, nền xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều áp lực mới, đòi hỏi điều tiên quyết phải tuyệt đối tuân thủ "luật chơi".
FPT Long Châu nhận giải thưởng danh giá của châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
16 giờ trước
Hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu là đại diện Việt Nam được vinh danh với giải thưởng "Đổi mới sáng tạo - Đột phá công nghệ của năm" (Digital Innovation of the Year) tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025.