Tại Việt Nam, những năm gần đây người dân có thiên hướng lựa chọn sử dụng các thiết bị điện tử gia dụng bãi đã qua sử dụng, trong đó nổi bật là mặt hàng điều hòa Nhật bãi.
Chính vì nhu cầu sử dụng tăng cao, nên thị trường các loại mặt hàng này diễn ra 1 cách nhộn nhịp và rầm rộ từ các cửa hàng cũng như trên chợ mạng. Giá rẻ, đáp ứng nhu cầu kinh tế của người dân, thế nhưng những mặt hàng này liệu có đảm bảo an toàn chất lượng khi sử dụng hay không.
Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc, mỗi người dân Việt Nam thải ra trung bình 1,3kg chất thải điện tử mỗi năm, tương đương 116.000 tấn. Chất thải điện tử hiện chiếm tới 2% trong tổng số toàn bộ chất thải hiện nay. Trong rác thải điện tử có chứa hơn 1.000 hợp chất khác nhau, chủ yếu là thành phần: Kim loại nặn; Kim loại quý; Các chất hữu cơ cao phân tử khác...Trong đó có chứa nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Anh Phú ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đặt mua chiếc điều hòa ‘hàng Nhật bãi’ để sử dụng trong những ngày nắng nóng. Với tâm lý sính đồ ngoại và cho rằng ‘hàng Nhật bãi’ tiết kiệm năng lượng là bởi nguồn điện của sản phẩm là 110V, còn dòng điện là 220V, nên các cửa hàng sửa chữa điện tử đã lắp thêm bộ nguồn đổi điện từ 220V thành 110V
Anh Nguyễn Trường Phú cho biết: Vì đặc thù về kinh tế và xu hướng thích đồ ngoại nhập vì nghĩ rằng nó tốt và rẻ hơn sản phẩm trong nước nên mình mua về dùng. Điều hòa này chạy đường 110V tiết kiệm một nửa năng lượng điện .
Theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, quy định rõ danh mục hàng hóa cấm xuất, nhập khẩu, trong đó Các mặt hàng cấm nhập khẩu bao gồm: Hàng điện tử; hàng điện lạnh; hàng điện gia dụng
Ông Nguyễn Kỳ Minh, Phó Chánh văn phòng Tổng Cục QLTT Việt Nam cho biết: Người dân có xu hướng hàng Nhật bãi, tuy nhiên chúng tôi khẳng định 100% các mặt hàng này là hàng nhập lậu bởi đã có quy định rõ ràng. Không rõ về nguốc gốc, chất lượng. Họ cho thợ sửa chữa hàng cũ nát thành hàng mới. Thậm chí, mặt hàng này còn được bán đắt hơn so với hàng thông thường.
Quy định đã được nêu rõ, thế nhưng hiện nay mặt hàng điều hòa Nhật bãi được quảng cáo rao bán rầm rộ trên mạng xã hội. Đầy đủ các loại, mẫu mã, chất lượng khác nhau, giá thành cũng có sự chênh lệch rõ rệt với từng loại. Tất cả đều được giới thiệu hàng Nhật bãi, với sự cam kết chắc chắn từ người bán. Ngoài thị trường, tại các cơ sở chuyên cung cấp, sửa chữa điều hòa cũ cũng bày bán mặt hàng được gọi là Nhật bãi.
Một chủ cửa hàng cho biết, tuy là hàng bãi nhưng đa phần hàng còn mới, nhiều loại chưa hết thời gian bảo hành và chất lượng thì miễn chê.
Ông Nguyễn Kỳ Minh cho biết thêm: Ở thị trường Nhật Bản, những mặt hàng điện tử, sau khi sử dụng họ thường đưa vào khu tái chế hoặc bán cho các điểm thu mua phế liệu. Thông thường các đối tượng thường mua gom sau đó suất về các thị trường như Lào và campuchia. Tại Campuchia thì họ được nhập những loại này. Các đối tượng lợi dụng chính sách,sau đó khai báo Hải quan là hàng tạm nhập tái xuất vào Việt Nam, nhập vào nhưng đến khị họ lại không suất ra. Đây là kẻ hở để đường dây ổ nhóm các mặt hàng điện tử đã qua sử dụng để tuồn hàng vào Việt Nam.
Tại 1 kho hàng chứa đồ gia dụng và điện tử đã qua sử dụng nhập lậu được lực lượng chức năng thu giữ tại TP.HCM từ đầu năm đến nay. Loại hàng cấm này như máy lạnh, điều hòa, ti vi và nhiều mặt hàng khác đa số đã qua sử dụng có nguồn gốc từ nội địa Nhật Bản và được chuyển sang Campuchia sau đó về Việt Nam. Qua khai thác, lực lượng chức năng đánh giá biên giới Tây Nam là điểm nóng phức tạp, trung chuyển hàng lậu vào sâu thị trường nội địa.
Theo chuyên gia, đồ gia dụng cũ đã qua sử dụng không có gì là đảm bảo đồ tốt, trường tồn với thời gian và có khả năng tiết kiệm điện. Hầu hết đồ bãi bên Nhật đều qua sử dụng từ 3 - 5 năm, động cơ thiết bị yếu, tính năng hạn chế, dòng điện làm việc của máy tiêu hao năng lượng cao gần gấp 2 lần mức điện thông thường.
Giảng viên Phạm Quang Tỏ, Khoa điện - điện tử - Đại học Bách Khoa cho biết: Đã là đồ cũ, theo tôi không thể tiết kiệm được điện mặc dù đối với sản phẩm đồ bãi hàng nhật có công nghệ inverter tiết kiệm điện, tuy nhiên khi dòng điện làm việc nhiều lắm công suất sẽ giảm, để giúp máy duy trì độ mát thì mức điện lúc đó sẽ tiêu hao nhiều hơn.
Ông Nguyễn Kỳ Minh cũng khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác khi mua mặt hàng Nhật bãi này. Bởi khi chúng tôi vào kiểm tra tại các cơ sở thì ở đây họ có những thợ rất là lành nghề để sửa chữa, tút tát hàng cũ nát thành mới. Quyền lợi và lợi ích của người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm này là rất đáng lo ngại.
Đại diện cơ quan chức năng đã khẳng định mặt hàng điều hòa gắn mác là hàng Nhật bãi thực chất là đồ nhập lậu không được kiểm định chất lượng, người mua sẽ gặp những rủi ro nhất địng về kinh tế cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ trước khi mua các loại sản phẩm điện tửu điện lạnh được quảng cáo là hàng Nhật bãi.
(Theo ANTV)