Hãng hàng không kêu khó vì quy định test nhanh trước chuyến bay quốc tế

05/01/2022 09:16
Nhiều hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài khai thác các chuyến bay quốc tế đi đến Việt Nam than phiền về yêu cầu thực hiện test nhanh trước khi lên máy bay và sau khi xuống máy bay trong khi đã có kết quả RT-PCR; yêu cầu hãng hàng không thu phí test nhanh qua vé máy bay…

Trong báo cáo Bộ Giao thông Vận tải ngày 4-1, ông Đinh Việt Sơn, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho biết từ khi triển khai thực hiện các chuyến bay quốc tế thường lệ đến nay, Cục nhận được nhiều ý kiến chính thức của các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài (thông qua văn bản của Hiệp hội các hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam), tập trung chủ yếu vào yêu cầu thực hiện test nhanh trước khi lên máy bay và sau khi xuống máy bay; yêu cầu hãng hàng không thu phí test nhanh qua vé máy bay và hãng thực hiện thanh toán test nhanh với đơn vị y tế; nhiều yêu cầu về khai báo y tế tại các địa chỉ, ứng dụng khác nhau.

 Hãng hàng không kêu khó vì quy định test nhanh trước chuyến bay quốc tế - Ảnh 1.

Chuyến bay quốc tế thường lệ đầu tiên chính thức đến Việt Nam kể từ đại dịch Covid-19 ngày 1-1-2022 mang số hiệu VN852 hành trình từ Phnom Penh (Campuchia) đến TP HCM do Vietnam Airlines khai thác

Hãng bay kêu khó vì phải thu tiền test nhanh

Đơn cử như hãng hàng không Emirates cho rằng các chi phí bổ sung liên quan đến thanh toán test nhanh (đưa vào vé máy bay, hãnh thanh toán với đơn vị y tế) không có trong ngân sách, sẽ cần ký kết hợp đồng chính thức và phê duyệt trước khi có thể thực hiện thanh toán, điều này sẽ mất thời gian.

"Việc này sẽ mất tới 2 tháng để được thực hiện đầy đủ"- đại diện Qatar Airways cũng cho biết.

Cathay Pacific đề nghị sân bay Tân Sơn Nhất thành lập điểm thu phí tại sân bay hoặc tìm bệnh viện có thể thiết lập kênh thu phí qua cổng thông tin điện tử trực tuyến như ở các sân bay khác, trong tình hình hiện nay các hãng hàng không không thể hỗ trợ việc thu phí này.

Turkish Airlines đề nghị sân bay Tân Sơn Nhất thiết lập quy trình tương tự như Nội Bài (thu tiền test trực tiếp từ hành khách) để giúp hành khách khi đến hoàn tất và thanh toán mọi thủ tục; nên miễn trừ việc làm test nhanh cho phi hành đoàn.

Các hãng hàng không Malaysia Airlines, Qatar Airways, Philippines, Asiana Airlines… đều đề nghị chuyển yêu cầu để hành khách phải là người thanh toán chi phí xét nghiệm không phải hãng hàng không. Hãng sẽ thông báo trước cho hành khách về chi phí này.

Hành khách cần tới 3 lần xét nghiệm

Hiện nay, hành khách nhập cảnh Việt Nam cần có kết quả xét nghiệm PRC còn hiệu lực (72 giờ) đồng thời phải test nhanh tại các sân bay quốc tế trước khi lên máy bay và sau khi xuống máy bay tại Việt Nam trước khi nhập cảnh.

Qua 2 ngày quan sát, hãng hàng không Singapore Airlines nhận thấy quy trình hiện tại còn nhiều điểm không rõ ràng, không có hướng dẫn cụ thể cho hành khách về quy trình làm test nhanh và việc thu phí xét nghiệm nhanh cần được liên kết với bệnh viện cung cấp dịch vụ qua một cổng thông tin điện tử trực tuyến để hành khách có thể thanh toán chi phí này trước khi bay, điều này đã được áp dụng ở nhiều sân bay trên thế giới.

Singapore Airlines đề nghị bỏ việc test nhanh trước khi khởi hành và sau khi đến bằng cách giảm yêu cầu RT-PCR từ 72 giờ hiện tại xuống 48 giờ trước khi nhập cảnh, điều này kết quả sẽ chính xác hơn.

China Airlines cũng có đề xuất tương tự và nhấn mạnh để đối phó với sự lây lan nhanh của chủng mới, các nhà chức trách y tế nghiên cứu và cân nhắc việc áp dụng test RT-PCR bắt buộc đối với hành khách lên máy bay với thời gian 3 ngày thì đổi thành 2 ngày và tính dựa trên ngày lấy mẫu thay vì ngày báo cáo test. Đây cũng là cách thức Đài Loan (Trung Quốc) mới áp dụng đối với khách nhập cảnh Đài Loan từ 4-1-2022.

Hay như Vietjet Air thừa nhận khó khăn hiện quy định hành khách phải khai báo nhập cảnh trên IGOVN, khai báo theo dõi y tế trên PC-Covid và có thể địa phương lại yêu cầu khai báo trên trang của địa phương như TP HCM yêu cầu khai báo trên website www.antoan-covid.tphcm.gov.vn nên hành khách cũng gặp khó khăn khi phải báo trên nhiều ứng dụng. Do đó, hãng đề nghị áp dụng một ứng dụng duy nhất để khai báo nhập cảnh, khai báo y tế.

Phía Vietjet cũng cho rằng, đối với việc xét nghiệm nhanh trước khi lên máy bay tại sân bay nước ngoài đang là khó khăn đối với hành khách và hãng hàng không do nhiều sân bay chưa cung cấp dịch vụ xét nghiệm nhanh trước chuyến bay và cũng phát sinh chi phí đối với hành khách (Nhật Bản là khoảng 270 USD) trong khi hành khách đang có kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp RT-PCR đang còn hiệu lực, đồng thời hành khách cũng sẽ phải thực hiện xét nghiệm nhanh ngay sau khi xuống máy bay tại Việt Nam sau 1-5 tiếng bay.

Vietjet kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan bỏ quy định phải xét nghiệm nhanh trước khi lên máy bay khi kết quả xét nghiệm PCR đang còn hiệu lực.

Mặt khác, các hãng bay cho rằng, hiện nay, số lượng chuyến bay đang ít nên chưa có hiện tượng ùn tắc, hành khách sau khi xuống máy bay chỉ khoảng 45 phút đã có thể lấy hành lý và làm thủ tục nhập cảnh. Tuy nhiên, khi số lượng chuyến bay tăng lên hoặc có nhiều hơn 1 chuyến bay hạ cánh cùng một thời điểm/gần nhau thì có thể có hiện tượng xếp hàng ùn ứ.

Vì thế, các hãng hàng không đề nghị Cảng hàng không căn cứ vào kế hoạch khai thác của các hãng hàng không để trao đổi với các đơn vị dịch vụ y tế (xét nghiệm) tăng cường nhân sự/bàn xét nghiệm để nhanh chóng giải phòng hành khách khi nhập cảnh.

Bamboo Airways nêu thắc mắc của hành khách nhiều lần test làm tăng chi phí đi lại, test tại nhà trước khi đi sân bay có được chấp nhận không, hay phải lên sân bay test tại cơ sở y tế chỉ định tại sân bay.

Vietnam Airlines đề xuất Chính phủ, Bộ Y tế xem xét bỏ quy định yêu cầu hành khách test nhanh tại sân bay nước ngoài; Bộ Công An, Bộ Ngoại giao ban hành quy định, hướng dẫn rộng rãi về thủ tục xin cấp giấy chấp thuận nhập cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Với đối tượng người gốc Việt, xem xét miễn yêu cầu này. Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam xem xét tăng cường năng lực phục vụ các chuyến bay quốc tế về Nội Bài, Tân Sơn Nhất để tránh việc phải thay đổi kế hoạch khai thác, xin lại slot.

Trên cơ sở này, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ thống nhất quy định về xét nghiệm SARS-CoV-2 trước chuyến bay theo thông lệ chung là chỉ sử dụng kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR như các quốc gia/vùng lãnh thổ cũng như Việt Nam đang áp dụng trong suốt thời gian qua, kể cả thời điểm xuất hiện chủng mới Delta.

Trong trường hợp vẫn duy trì test nhanh, thống nhất việc thu phí xét nghiệm nhanh tại sân bay sẽ thu phí trực tiếp từ hành khách và chỉ xét nghiệm 1 lần đối với tổ bay nước ngoài khi nhập cảnh Việt Nam để chờ chuyến bay tiếp theo về nước (xét nghiệm tại sân bay hoặc tại khách sạn cách ly)...

Quy định với hành khách trước khi nhập cảnh Việt Nam:

- Hành khách xuất phát từ quốc gia có ghi nhận biến chủng Omicron cần có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính với SARS-CoV-2 trước khi lên máy bay.

- Hành khách khác (trừ trẻ em dưới 2 tuổi) cần có kết quả xét nghiệm âm tính bằng RT-PCR hoặc RT-LAMP còn hiệu lực trong vòng 72 tiếng trước khi nhập cảnh vào Việt Nam và được chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia thực hiện xét nghiệm.

Đối với hành khách đã tiêm vắc-xin, phải chuẩn bị giấy Chứng nhận tiêm chủng/hộ chiếu vắc-xin đã được Việt Nam công nhận (hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nếu loại chứng nhận đó chưa được công nhận để sử dụng trực tiếp tại Việt Nam).

Khi nhập cảnh Việt Nam:

- Hành khách xuất phát từ quốc gia có ghi nhận biến chủng Omicron cần thực hiện xét nghiệm nhanh Covid-19 sau khi xuống máy bay (hành khách tự trả chi phí);

- Hành khách khác cần thực hiện xét nghiệm RT-PCR cụ thể:

Hành khách đã tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19: Xét nghiệm 1 lần vào ngày thứ 3 kể từ ngày nhập cảnh.

Hành khách chưa tiêm vắc-xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc-xin: Xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ ba và thứ bảy kể từ ngày nhập cảnh.

Tin mới

Giá ớt Việt Nam tăng gấp 10 lần vì Trung Quốc bất ngờ tiêu thụ mạnh
6 giờ trước
Trung Quốc hiện là một trong những khách hàng lớn của Việt Nam ở mặt hàng này.
Xe tay ga giá chỉ 20 triệu đồng nhưng có ABS, trang bị hiện đại vượt cả Honda Vision
11 giờ trước
Thiết kế sang trọng, trang bị hiện đại nhưng giá lại cực mềm, đây có thể là mẫu xe được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
VinFast Limo Green và MG G50 đặt lên bàn cân: Đâu là lựa chọn 'số 1' cho giới kinh doanh vận tải?
11 giờ trước
VinFast Limo Green và MG G50 đang là hai lựa chọn mới nổi trong phân khúc xe 7 chỗ dành cho dịch vụ vận tải.
"Đừng hòng tôi mua xe điện", người đàn ông quả quyết: Sau 1 lần lái thử, thái độ lập tức quay ngoắt 180 độ
12 giờ trước
Xe điện chiếm 9 trong số 10 xe mới được bán ra tại quốc gia này. Xe xăng không bị cấm nhưng người ta tự hỏi giờ này liệu ai còn muốn mua xe xăng nữa không?
Ford Territory 2025 lần đầu lộ diện trên đường tại Việt Nam: Thiết kế đầu, mâm mới, kính hông có điểm khác biệt, sớm ra mắt đấu CX-5
13 giờ trước
Đến thời điểm hiện tại, phía Ford Việt Nam vẫn chưa đưa ra bất cứ thông tin chính thức nào về kế hoạch ra mắt Territory bản facelift. Tuy nhiên, với chiếc xe đã lăn bánh trên đường, có thể trông đợi mẫu xe này sẽ được giới thiệu sớm.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.