Hàng hóa 'Made in Viet Nam': Không nên chỉ là công đoạn giản đơn tại Việt Nam

29/07/2019 08:43
Hiện nay chưa có tiêu chuẩn sản phẩm được dán nhãn “Made in Viet Nam” nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, phải quy định cụ thể để có thể hỗ trợ sản phẩm trong nước phát triển. Nếu sản phẩm gia công, đóng gói được dán nhãn “Made in Viet Nam” sẽ làm giảm năng suất sản xuất, giảm cạnh tranh.

Bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc trung tâm xác nhận chứng từ thương mại (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) chỉ ra, quy tắc xuất xứ ưu đãi gồm 2 loại: ưu đãi theo các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết và ưu đãi đơn phương của nước đang phát triển dành cho nước kém phát triển về thuế.

Việt Nam đã có quy định về quy tắc xuất xứ và thực hiện theo để đối chiếu sản phẩm có đáp ứng quy định về nguồn gốc xuất xứ hay không. Tuy nhiên, đối với tiêu chuẩn của hàng hóa được dán nhãn “Made in Viet Nam” thì Việt Nam chưa có. Do vậy, doanh nghiệp và người dân không biết hiểu như thế nào về sản phẩm “Made in Viet Nam”.

Theo bà Hương, trước tới nay, công đoạn gia công đơn giản chưa bao giờ thỏa mãn và đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ tại Việt Nam. Nếu quy định, sản phẩm gia công đơn giản, đóng gói tại Việt Nam được dán nhãn “Made in Viet Nam” sẽ làm giảm năng lực sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Do đó, sắp tới nếu có quy định về sản phẩm đủ điều kiện ghi dãn “Made in Viet Nam” phải có quy định về xuất xứ hàng hóa trong đó.

“Nếu thỏa mãn công đoạn gia công đơn giản sẽ khiến nền kinh tế Việt Nam không có khả năng cạnh tranh và không phát triển được. Các nước khác quy định chặt chẽ với sản phẩm trong nước được bảo hộ thông qua tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ”, bà  Hương cho biết.

Cùng đó, đại diện VCCI dẫn chứng, sản phẩm thép xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thép từ nước ngoài, qua giai đoạn cán nguội để cho ra sản phẩm thép hình và thỏa mãn quy định về chuyển đổi mã HS khi xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường Mỹ, nước này quy định nơi xuất xứ cho sản phẩm phải thực hiện công đoạn cán nóng.

“Đây là một hình thức bảo hộ bằng quy định quy tắc xuất xứ. Quy định về quy tắc xuất xứ được xem như rào cản thương mại như thuế chống bán phá giá, trợ cấp của Chính phủ với mặt hàng quốc gia”, đại diện VCCI nói.

Bà Hương kiến nghị, Việt Nam hội nhập sâu rộng nên các quy định không chỉ dành riêng cho Việt Nam, phải phù hợp quy định quốc tế. Để sản phẩm dán nhãn “Made in Viet Nam” vừa đáp ứng thị trường trong nước và thoả mãn thị trường xuất khẩu. Theo quản lý chuyên ngành, Bộ Công Thương là nơi soạn thảo, ban hành quy định cụ thể về sản phẩm được dán nhãn “Made in Viet Nam”.

Luật sư Bùi Sinh Quyền, Trưởng Văn phòng Luật sư Phúc Thọ cho biết, xuất xứ hàng hóa định nghĩa cụ thể tại Điều 3.14 của Luật Thương mại năm 2005 với hai ý là nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất toàn bộ hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản.

“Một sản phẩm có thể sản xuất ở nhiều nước nhưng quan trọng ở mức độ “chế biến cơ bản”. Ví dụ 99% sản phẩm hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc, thêm một vài thiết bị hoặc lắp ráp qua loa ở Việt Nam rồi nhận là xuất xứ của Việt Nam thì không được. Luật Thương mại 2005 định nghĩa “Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa đó” mà không đề cập đến lắp ráp”, ông Quyền nói.

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
37 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
18 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
38 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
2 giờ trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
2 giờ trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Xe máy điện quốc dân của Ấn Độ giá 27 triệu, bán gần 200.000 chiếc/năm: So sánh mới biết xe Việt thế nào!
2 giờ trước
So sánh với mẫu xe máy điện bán chạy nhất Ấn Độ, các mẫu xe máy điện do chính người Việt sản xuất có gì hơn, kém?
Người Việt chi 5.000 tỷ đồng mua iPhone 16
5 giờ trước
Theo số liệu tổng hợp từ các nhà bán lẻ, đơn vị phân phối, người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam đã chi hơn 5.000 tỷ đồng cho iPhone 16.
Phân khúc ô tô tiết kiệm xăng nhất Việt Nam chứng kiến kỷ lục mới, Toyota giữ ngôi vua 2 tháng liên tiếp
6 giờ trước
Mẫu xe Toyota Innova Cross bản hybrid có doanh số bán chạy hơn cả bản xăng dù mức giá cao hơn.
Mang tiếng "Made in Vietnam", người Việt mòn mỏi chờ đợi nhưng vẫn chưa được Apple cho mua Mac mini M4
8 giờ trước
Hiện tại, Apple vẫn chưa công bố thời điểm mở bán chính thức của Mac mini M4.