Hàng không có thể phục hồi theo đồ thị chữ V sau dịch Covid-19

22/02/2020 16:34
Trong tháng đầu tiên sau khi hết dịch SARS cách đây 17 năm, lượng khách ở sân bay quốc tế Bắc Kinh đã tăng chóng mặt và các hãng hàng không của Trung Quốc bán hết hơn 90% số vé.

Dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc và lan rộng đến nhiều quốc gia khác trên thế giới đã gây tổn thất nặng cho ngành hàng không toàn cầu.

Tuy nhiên, lịch sử cho thấy ngành này cũng đã mau chóng phục hồi sau những thảm họa tương tự, điển hình là sau dịch SARS hồi năm 2003.

Quy mô lớn thì thiệt hại lớn

Hàng nghìn chuyến bay bị hủy, hoạt động đi lại và du lịch sụt giảm chóng mặt, các hãng hàng không và sân bay hứng chịu tổn thất tài chính lớn… là một vài nét chấm phá về bức tranh của ngành hàng không thế giới hiện tại.

Lần gần đây nhất ngành hàng không thế giới đối mặt với một thử thách như vậy là vào năm 2003, khi dịch SARS khiến các hãng hàng không ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại 6 tỷ USD doanh thu, theo dữ iệu của Cơ quan Giao thông hàng không Quốc tế (IATA).

Khi dịch SARS bùng phát, lượng hành khách đi máy bay toàn cầu trong tháng 4/2003 giảm 18,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng mức giảm ở châu Á-Thái Bình Dương là khoảng 45%. Tổng thiệt hại của SARS đối với ngành hàng không toàn cầu ước tính trong năm 2003 ước tính lên tới 10 tỷ USD.

Lần này, mức sụt giảm lớn hơn được ghi nhận, đặc biệt tại Trung Quốc - thị trường hàng không lớn thứ nhì thế giới và được dự báo sẽ soán vị trí số 1 của Mỹ trong thập kỷ này.

Theo số liệu của OAG Aviation Worldwide, các hãng bay toàn cầu đã cắt giảm 1,7 triệu ghế khỏi dịch vụ tại Trung Quốc trong thời gian từ ngày 20/1-17/2, tương đương mức giảm 80%. Cùng với đó, các hãng hàng không cắt giảm 10,4 triệu ghế trong dịch vụ bay nội địa, tương đương giảm 40%.

Theo số liệu của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO), do ảnh hưởng của dịch Covid-19, 50 hãng hàng không đã phải cắt giảm mạnh hoạt động, 70 hãng khác hủy hoàn toàn các chuyến bay quốc tế ra vào Trung Quốc đại lục.

Quy mô lớn hơn đồng nghĩa với mức độ thiệt hại lớn hơn. Vào năm 2003, doanh thu hàng không toàn cầu đạt khoảng 330 tỷ USD. Nhưng năm 2019, doanh thu ngành hàng không toàn cầu đạt 838 tỷ USD. Năm 2019, có khảng 660 triệu lượt hành khách Trung Quốc đi máy bay, gấp 7 lần so với năm 2003.

"Dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các hãng hàng không. Điều đó là chắc chắn", ông Ihssane Mounir, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách bán hàng và marketing toàn cầu của hãng chế tạo máy bay Mỹ Boeing, phát biểu.

Dự báo hồi phục hình chữ V

Trong một báo cáo, tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard&Poor’s cho rằng triển vọng hồi phục của ngành hàng không sẽ tùy thuộc vào việc dịch Covid-19 được kiểm soát như thế nào và mức độ lan rộng của dịch bên ngoài Trung Quốc.

Tuy nhiên, S&P cũng nhấn mạnh rằng kể từ thời điểm dịch SARS đạt đỉnh vào năm 2003, ngành hàng không chỉ mất khoảng 9 tháng để trở lại mức trước dịch.

"Thực ra, ngành hàng không đã chứng tỏ được sự vững vàng trước những cú sốc tương tự trong quá khứ", báo cáo viết.

Một số chuyên gia thể hiện quan điểm lạc quan: ngành hàng không sẽ phục hồi mạnh ngay sau khi virus bị khống chế, như đã từng sau dịch SARS.

Ông Eric Lin, nhà phân tích hàng không thuộc ngân hàng UBS, dự báo một đợt hồi phục theo đồ thị hình chữ V của ngành hàng không sau dịch Covid-19. Ông đánh giá nhu cầu đi lại bị dồn nén mạnh khi hết dịch sẽ được giải phóng, chưa kể nhu cầu tăng thêm.

Tờ China Daily dẫn chứng, trong tháng đầu tiên sau khi hết dịch SARS cách đây 17 năm, lượng khách ở sân bay quốc tế Bắc Kinh đã tăng chóng mặt và các hãng hàng không của Trung Quốc bán hết hơn 90% số vé.

Ông Mayur Patel, chuyên gia phụ trách khu vực châu Á của công ty dữ liệu lữ hành OAG, thì nói: "Theo kinh nghiệm của chúng tôi, sau những sự kiện kiểu này, ngành hàng không sẽ phục hồi nhanh chóng. Một khi virus được kiểm soát, nhu cầu đi lại sẽ tăng mạnh".

Tin mới

Đại lý xe điện AION thành BYD, điều gì đang xảy ra?
8 giờ trước
(NLĐO) - Hai mẫu xe điện AION hiện có mức giá giảm hơn 200 triệu đồng nhưng vẫn hiếm có người mua
TP HCM: Nhiều gia đình “méo mặt” vì tiền điện tăng vọt
7 giờ trước
Nhiều hộ gia đình tại TP HCM bất ngờ vì hóa đơn tiền điện tháng 3-2025 tăng vọt, cao hơn nhiều so với dự đoán.
Xe điện mới của Honda vừa ra mắt: Pin, động cơ ra sao so với xe Yamaha, VinFast?
6 giờ trước
Đâu là mẫu xe điện đáng lựa chọn nhất?
Từng chạy 2 đời Ranger, giờ quay lại Mitsubishi Triton: Vua off-road dù vẫn có điểm trừ khi đi đèo
7 giờ trước
Dùng Triton rồi đổi qua 2 đời Ford Ranger và giờ trở lại với Mitsubishi Triton thế hệ mới, anh Phạm Trung Hiếu rút ra nhiều điều về 2 mẫu bán tải đang nằm trên top doanh số tại Việt Nam.
"Chiến thần" livestream bán hàng giả, trách nhiệm của sàn thương mại điện tử ở đâu?
9 giờ trước
(NLĐO) - Các sàn thương mại điện tử nơi cung cấp "chợ ảo" cho người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng bán hàng và có hưởng phần trăm từ doanh thu

Tin cùng chuyên mục

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam: 'xuất khẩu rau quả có khả năng ít bị ảnh hưởng'
1 ngày trước
Năm 2024, xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Việt Nam đạt 360 triệu USD, trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ 540 triệu USD, tức cán cân thương mại đang nghiêng về Mỹ.
Ô tô điện có cơ hội chiếm lĩnh "sân nhà"
1 ngày trước
Dù còn không ít thách thức về độ phủ trạm sạc, nhu cầu thị trường, khả năng giảm thêm thuế đối với ô tô nhập khẩu..., ô tô điện vẫn có cơ hội tăng thị phần
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
3 ngày trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
03/04/2025 10:32
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.