Hàng không khủng hoảng vì dịch bệnh, Việt Nam có hãng bay mới ra đời

Trong bối cảnh hàng không Việt đang thiệt hại nặng nề do dịch Covid-19, Chính phủ vừa đồng ý chủ trương đầu tư thành lập hãng hàng không Vietravel Airlines, với tổng số vốn 700 tỷ đồng, quy mô ban đầu 3 tàu bay.

Trong bối cảnh hàng không Việt đang thiệt hại nặng nề do dịch Covid-19, Chính phủ vừa đồng ý chủ trương đầu tư thành lập hãng hàng không Vietravel Airlines, với tổng số vốn 700 tỷ đồng, quy mô ban đầu 3 tàu bay.

Trong bối cảnh hàng không Việt đang thiệt hại nặng nề do dịch Covid-19, Chính phủ vừa đồng ý chủ trương đầu tư thành lập hãng hàng không Vietravel Airlines, với tổng số vốn 700 tỷ đồng, quy mô ban đầu 3 tàu bay.

Quyết định 457/QĐ-TTg ngày 3/4, do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký, vừa phê duyệt Chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines). Đây là hãng hàng không gắn với du lịch, cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế.

Với tổng số vốn đầu tư 700 tỷ đồng, ban đầu hãng có 3 tàu bay A320/321, B737 hoặc tương đương, sau đó tăng dần lên 8 tàu bay trong vòng 5 năm đầu tiên. Thời hạn hoạt động dự án 50 năm.

Vietravel Airlines chọn sân bay căn cứ là sân bay Phú Bài (Thừa Thiên - Huế). Hãng dự kiến khai thác và kinh doanh sau 9 tháng, kể từ ngày được phê duyệt chủ trương đầu tư. Điều đó có nghĩa là, nếu không có gì thay đổi, hãng sẽ bắt đầu khai thác từ cuối năm 2020.

Hàng không khủng hoảng vì dịch bệnh, Việt Nam có hãng bay mới ra đời
Dự kiến Vietravel Airlines sẽ đóng góp gần 2.500 tỷ đồng vào ngân sách trong 5 năm đầu tiên (ảnh minh họa)

Theo báo cáo kết quả thẩm định chủ trương đầu tư Vietravel Airlines của Bộ KH-ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ, việc đầu tư dự án này trong 5 năm đầu khai thác góp phần tạo ra giá trị gia tăng trong nước khoảng 3.650 tỷ đồng, đóng góp vào thu nhập quốc dân hơn 3.185 tỷ đồng, trong đó thu nhập cho lao động khoảng 1.982 tỷ đồng và hơn 1.203 tỷ đồng cho thặng dư xã hội.

Dự kiến khi đi vào hoạt động, hãng tạo việc làm cho gần 600 lao động, đóng góp gần 2.500 tỷ đồng thuế trong 5 năm đầu tiên.

Tuy nhiên, Bộ KH-ĐT cũng cảnh báo về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án này khi mới được tính toán sơ bộ, còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố rủi ro khác.

Đó là do mô hình khai thác của Vietravel Airlines cung cấp chuyến bay thuê chuyến, phục vụ du lịch thường tập trung tại các trung tâm vận tải hàng không như: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cam Ranh, trong khi sân bay căn cứ đặt ở Cảng hàng không quốc tế Phú Bài có thị trường hành khách đi/đến không cao.

Trong khi, các cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh để đậu tàu bay qua đêm sẽ gây khó khăn chung cho hệ thống hạ tầng hàng không.

Đó mới là cảnh báo của Bộ KH-ĐT khi thẩm định dự án vào cuối năm 2019, khi dịch Covid-19 chưa xảy ra. Đến nay, tình hình đã thay đổi hoàn toàn khi hàng không trong nước đang thiệt hại nặng nề do tác động tiêu cực từ dịch bệnh. Theo một ước tính của Bộ GTVT vào tháng 3, tổng số thiệt hại của các hãng hàng không trong nước lên tới 30.000 tỷ đồng.

Hàng không khủng hoảng vì dịch bệnh, Việt Nam có hãng bay mới ra đời
Vietnam Airlines cũng như các hãng hàng không nội địa thiệt hại nặng nề do dịch Covid-19

Song, trên thực tế, con số này còn lớn hơn rất nhiều, có thể gấp đôi thậm chí còn cao hơn.

Bởi, trong tâm thư gửi cán bộ nhân viên, Tổng giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành cho hay, chưa bao giờ hãng phải đột ngột dừng gần như toàn bộ hoạt động, với gần 100 máy bay trong tổng số 106 máy bay phải tạm ngừng khai thác.

“Với lịch bay và tình hình diễn biến dịch bệnh như hiện nay, dự kiến năm 2020, chúng ta sẽ giảm tải cung ứng khoảng 60%; doanh thu giảm 50.000 tỷ đồng tương đương giảm 65% so với kế hoạch”, ông Dương Trí Thành cho hay.

Điều này dẫn đến số chuyến bay toàn mạng chỉ đạt 11,5% với kế hoạch. Khoảng 1/2, tức 10.000 nhân viên của hãng, đã phải tạm nghỉ việc.

Đó chỉ là mới tính riêng Vietnam Airlines, chưa kể các hãng hàng không khác như Vietjet Air, Bamboo Airways, con số thiệt hại còn lớn hơn nhiều.

Đó là thách thức đặt ra đối với Vietravel Airlines, khi mà hàng không và du lịch - hai mảng chính mà hãng khai thác - đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19.

Sau Vietravel Airlines, thêm hãng hàng không Kite Air của Công ty cổ phần hàng không Thiên Minh cũng xin được đầu tư bay. Theo hồ sơ xin thành lập hãng bay, Kite Air chọn sân bay Chu Lai (Quảng Nam) làm sân bay căn cứ. Tổng vốn đầu tư của hãng là 5.500 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 1.000 tỷ đồng (chiếm 18% vốn đầu tư), vốn vay 4.500 tỷ đồng.

Ngoài ra, mới đây, Công ty TNHH MTV Hàng không Vietstar cũng có văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietstar Air.

Vietstar Air đã gửi hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh hàng không năm 2017, với vai trò là hãng hàng không vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng đầu tiên tại Việt Nam.

Trước đó, hãng hàng không Vinpearl Air của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã dừng cuộc chơi để "tập trung tối đa nguồn lực cho mục tiêu chiến lược là công nghệ và công nghiệp của Vingroup".

Như vậy, đến nay, ngoài Vietravel Airlines đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư (còn chờ được Bộ GTVT cấp phép bay), còn 2 hãng nữa vẫn xếp hàng chờ được bay là Kite Air và Vietstar Air. Sự ra đời của các hãng bay mới luôn được thị trường đón nhận vì có thêm cạnh tranh, thúc đẩy thị trường hàng không Việt Nam phát triển. Song, trong bối cảnh ngành hàng không đang lao đao vì dịch Covid-19 thì các hãng bay đang đối mặt với thách thức rất lớn, kể cả các hãng đã hoạt động và đang chờ được bay.

Ngọc Hà

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
4 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
3 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
3 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
2 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
2 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô trong nước
13 giờ trước
Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2025/NĐ-CP ngày 2/4/2025 gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Thực hư CX-5 giá 694 triệu cùng loạt xe Mazda khác giảm giá sốc: Đại lý nói dọn kho, hãng đưa ra thông tin khác
15 giờ trước
Bảng giá xe Mazda được các đại lý thông báo đang gây xôn xao trên mạng xã hội bởi mức giá thấp kỷ lục. Đây là những xe sản xuất 2024, được đại lý giảm giá để bán nốt.
Honda bất ngờ tung ra mẫu xe tay ga 125 cc nhìn giống như con lai giữa Honda Air Blade và Honda Lead nhưng giá thì chưa tới 40 triệu đồng
16 giờ trước
Wuyang Honda (liên doanh của Honda tại Trung Quốc) đã bất ngờ giới thiệu mẫu xe tay ga hoàn toàn mới mang tên NPF125.
Khởi động giải marathon Quốc tế Di sản Hà Nội 2025: Đường chạy hoàn toàn mới, độc đáo cho các vận động viên
19 giờ trước
Giải chạy Standard Chartered marathon di sản Hà Nội 2025 sẽ diễn ra vào tháng 11 tới đây, dự kiến thu hút hàng nghìn vận động viên.