Hàng không thế giới “nhìn thấy ánh sáng”

11/05/2021 16:16
Dự báo lỗ ròng của ngành hàng không năm 2021 lên tới 48 tỷ USD, nhưng một số tín hiệu khởi sắc đã xuất hiện...

Ngành hàng không thế giới đang nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều nước, nhất là các quốc gia châu Âu, triển khai áp dụng “hộ chiếu vaccine” và chuẩn bị mở cửa du lịch trở lại. Tuy nhiên, cơ hội phục hồi hàng không vẫn khá mong manh khi giới phân tích dự báo ngành này vẫn thua lỗ lớn trong năm 2021.

Đại dịch Covid-19 đã khiến các tập đoàn hàng không thua lỗ nặng nề trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021.

Hãng hàng không Air France vừa công bố mức lỗ ròng 1,5 tỷ Euro trong quý 1/2021. Cuối tuần qua, Tập đoàn hàng không quốc tế IAG, chủ sở hữu của Hãng hàng không Brittish Airways (Anh) thông báo mức lỗ ròng 1,1 tỷ Euro trong quý 1 năm nay.

Giám đốc điều hành của IAG Luis Gallego cho hay tập đoàn này đang nỗ lực hết sức để vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt. Trong khi đó, hãng JAL của Nhật Bản cũng công bố mức lỗ ròng 2,6 tỷ USD trong một năm qua. JAL cho biết, hiện vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự phục hồi về nhu cầu của các hành khách do các biện pháp hạn chế đối với du lịch quốc tế và việc thắt chặt.

XUẤT HIỆN CÁC TÍN HIỆU PHỤC HỒI

Ở thời điểm hiện tại, ngành hàng không thế giới đã ghi nhận một số tín hiệu phục hồi tích cực hơn nhờ chiến dịch tiêm chủng vaccine của các nước cũng như khả năng một số thị trường du lịch mở cửa trở lại. Tại Mỹ, hoạt động du lịch giải trí trong nước gần đây đã có dấu hiệu khởi sắc, với khoảng 1,4 triệu lượt du khách qua các sân bay mỗi ngày. Lãnh đạo của các hãng hàng không Mỹ chung nhận định rằng giai đoạn tồi tệ nhất trong cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra với ngành hàng không dường như đã kết thúc.

Tại châu Âu, EU đặt mục tiêu tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho 70% người trưởng thành vào tháng 6 tới và điều này được xem như “chìa khóa” phục hồi ngành du lịch, hàng không. Việc các nước đẩy mạnh tiêm chủng và áp dụng “hộ chiếu vaccine”, mở cửa thị trường du lịch, đang tạo hy vọng lớn cho hàng không phục hồi.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Southwest Airlines, ông Gary Kelly cho biết hãng đang ghi nhận sự cải thiện rõ ràng trong doanh thu du lịch giải trí kể từ giữa tháng 2/2021, thời điểm chương trình tiêm chủng được mở rộng và số ca nhiễm Covid-19 giảm. Trong khi đó, Giám đốc điều hành American Airlines, Doug Parker lạc quan rằng hãng đang bắt đầu “nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm” khi nhu cầu đặt mua vé đang cải thiện.

Mới đây, các bộ trưởng du lịch thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã cam kết hỗ trợ “Sáng kiến di chuyển quốc tế an toàn”, xem đây như giải pháp giúp khởi động lại ngành du lịch của thế giới.

Trong khi đó, từ cuối tháng 4/2021, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thông báo kế hoạch bốn giai đoạn nhằm cho phép du khách nước ngoài vào Pháp nếu có “giấy thông hành y tế” kể từ ngày 9/6. Hy Lạp cũng thông báo mở cửa lại đối với hoạt động du lịch kể từ ngày 14/5. Malta, quốc đảo nằm ở khu vực Địa Trung Hải, dự kiến mở cửa đón những du khách đầu tiên vào ngày 1/6 tới.

CHƯA THỂ TRỞ LẠI BÌNH THƯỜNG CŨ

Trước các tín hiệu lạc quan nêu trên, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) dự báo lượng hành khách hàng không trong năm 2021 sẽ tăng nhẹ, đạt khoảng 43% so với thời điểm trước khi bùng phát đại dịch Covid-19. Con số này cao hơn mức dự báo 33% đến 38% được đưa ra trong tháng Hai vừa qua.

Dù ngành hàng không thế giới đã bớt ảm đạm, song giới phân tích cho rằng hoạt động hàng không chưa thể trở lại trạng thái “bình thường cũ” trong năm nay và mức thua lỗ của toàn ngành vẫn lớn.

IATA vừa cảnh báo rằng các hãng hàng không đối mặt với một năm ảm đạm nữa với mức lỗ có thể nhiều hơn dự báo trước đây, dù một số khu vực đang cố gắng đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19. Xét theo khu vực, các hãng hàng không khu vực Bắc Mỹ có triển vọng tốt hơn so với dự báo trước đây với dự kiến mức lỗ khoảng 5 tỷ USD thay vì 11 tỷ USD, nhờ thị trường nội địa phục hồi. Trái lại, mức lỗ dự báo trong năm 2021 đối với các hãng hàng không tại châu Âu lên tới 22 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức dự báo lỗ 12 tỷ USD đưa ra trước đó.

IATA dự báo mức lỗ ròng sau thuế của ngành hàng không trong năm 2021 lên tới gần 48 tỷ USD, cao hơn mức 38 tỷ USD đưa ra vào tháng 12/2020. Nguyên nhân mức lỗ dự kiến cao hơn so với con số đưa ra trước đây là do những khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh cũng như việc “phủ sóng” vaccine ngừa Covid-19 tại một số khu vực chậm hơn so với kế hoạch đề ra.

Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
6 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
5 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
4 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
4 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
3 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
14 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.