Hàng không vẫn cần trợ lực để cất cánh

27/12/2022 16:03
Dù sản lượng vận chuyển nội địa cao hơn dự kiến và vượt trội so với trước đại dịch, nhưng các hãng hàng không trong nước vẫn khó khăn trong kinh doanh vận tải hàng không.

Việc cân đối dòng tiền của các hãng đều gặp vấn đề trước sức "công phá" của hàng loạt diễn biến khó lường.

Doanh thu tăng vẫn lỗ

Dịch COVID-19 cơ bản đã tạm lắng xuống nhưng hàng không thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chưa thể "cất cánh". Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) đã đưa ra nhận định lớn về năm 2022: sản lượng hành khách sẽ đạt 83% như trước đại dịch nhưng tổng lỗ của hàng không toàn cầu ước tính ở mức 9,7 tỉ đô la.

Các khó khăn chính của năm 2022 cũng như thời gian tới với các hãng hàng không bao gồm: các khoản nợ ngắn hạn đến hạn phải trả, giá nhiên liệu tăng quá cao, thiếu hụt nhân công, kinh tế suy thoái và xung đột chính trị.

Thị trường hàng không Việt Nam đã có sự phục hồi mạnh mẽ về lượng khách nội địa, nhưng đây vẫn được xem là phục hồi không bền vững do sức mua và khả năng chi trả của người dân chưa cao, trong khi các hãng hàng không cạnh tranh gay gắt, dồn toàn bộ máy bay chưa bay được quốc tế vào khai thác thị trường nội địa.

Trong khi đó, thị trường vận tải quốc tế đến, đi từ Việt Nam vẫn phục hồi yếu do hành khách có xu hướng du lịch nội địa khi chưa hoàn toàn yên tâm với tình hình dịch bệnh ở các quốc gia khác. Dự báo hoạt động kinh doanh vận tải hàng không vẫn cần nhiều thời gian để phục hồi thật sự.

Dòng tiền của hàng không vẫn chưa thoát cảnh khó. Lãnh đạo Vietnam Airlines nhiều lần cho biết: "Năm 2022, riêng chi phí nhiên liệu tăng thêm 2.300 tỉ đồng so với kế hoạch, trong khi giá vé không thể tăng. Với mức giá nhiên liệu hiện nay, chi phí nhiên liệu năm 2022 đã tăng hơn do yếu tố giá khoảng 7.800 tỉ đồng so với năm 2019.

Tỉ giá ngoại tệ biến động mạnh làm tất cả các doanh nghiệp lao đao và các hãng hàng không không nằm ngoài biến động.

Riêng Vietnam Airlines, do hãng chủ yếu thu bán bằng các đồng bản tệ, thanh toán các chi phí bằng đô la Mỹ và phải chịu các khoản chênh lệch tỉ giá do đánh giá lại các khoản công nợ gốc USD vào cuối kỳ, do đó trong bối cảnh các đồng bản tệ đều mất giá mạnh, tỉ giá đồng đô la tăng cao, chi phí chênh lệch tỉ giá của Vietnam Airlines ước tính tăng thêm so với dự kiến khoảng 2.000 tỉ đồng trong năm nay, ngoài ra doanh thu bằng các đồng bản tệ cũng bị ảnh hưởng lớn bởi sự mất giá của các đồng bản tệ.

Chính những yếu tố bất lợi trên khiến cho sản lượng vận chuyển nội địa dù cao hơn dự kiến và vượt trội so với trước đại dịch nhưng các hãng hàng không nội địa đều rơi vào tình trạng thua lỗ.

Cần "cú hích" mạnh từ chính sách

Chính phủ cũng nhiều lần bàn đến các giải pháp ứng phó, hỗ trợ phù hợp với thị trường mỗi khi có ngành sản xuất, kinh doanh gặp nguy cơ lâm vào cảnh thua lỗ trầm trọng do những khó khăn của thị trường.

Ví dụ như thị trường xăng dầu khan hàng, doanh nghiệp lao đao, thua lỗ vì chi phí đầu vào cao hơn giá bán ra, Thủ tướng liên tiếp có chỉ đạo đến Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan trong tháng 10 phải thực hiện nhiều biện pháp trước mắt và lâu dài để ổn định thị trường, cứu doanh nghiệp.

Bộ Tài chính và các bộ liên quan đã kịp thời điều chỉnh các chi phí trong cơ cấu giá bán, chi phí nhập khẩu… nhằm đảm bảo duy trì hoạt động cho các doanh nghiệp đầu mối.

Trong bối cảnh hậu COVID-19, ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến doanh thu sụt giảm, đứt gãy dòng tiền. Có tình trạng các hãng liên tục lập các cuộc đua "xuống đáy", mang tính hủy diệt về giá vé để tạo dòng tiền duy trì hoạt động kinh doanh.

Cục Hàng không đã từng đề xuất lên Bộ Giao thông vận tải quản lý giá vé máy bay nội địa theo cơ chế do thị trường tự điều tiết, Nhà nước thực hiện kiểm soát giá bán theo quy định của Luật cạnh tranh để đảm bảo các hãng đều tự chủ trong hoạt động và dần ổn định tình hình sản xuất - kinh doanh.

Các chuyên gia kinh tế nhận định môi trường kinh doanh năm 2023 trong và ngoài nước vẫn tiếp tục đối mặt với các cơn suy thoái và khủng hoảng chưa có dấu hiệu dừng. Rủi ro của chiến tranh Nga - Ukraine, suy thoái kinh tế toàn cầu, biến động giá nhiên liệu và tỉ giá, tốc độ mở cửa du lịch - hàng không chậm… là những "gọng kìm" siết chặt doanh thu và lợi nhuận của các hãng.

Các hãng hàng không tại Việt Nam đều lựa chọn kịch bản phục hồi trung bình cho năm 2023, kể cả khi các thị trường quốc tế trọng điểm như Trung Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan… phục hồi hoàn toàn vào dịp cuối năm sau. Và với kịch bản ấy, cân bằng tài chính là điều khó khả thi và vẫn phải chịu lỗ lũy kế kéo dài.

Các hãng hàng không Việt Nam đều được hỗ trợ về chính sách thuế phí 2 năm qua. Tuy nhiên, các hãng có vốn ngoài nhà nước có quyền chủ động tối đa trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh để tăng thu, giảm chi (tăng thêm nguồn thu từ các hoạt động phụ trợ, linh hoạt đầu tư tài chính…).

Trong khi với doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu nhà nước như Vietnam Airlines thì "nhất cử nhất động" đều đợi sự phê duyệt của các cơ quan quản lý, chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp và chỉ được phép kinh doanh đúng ngành nghề vận tải hàng không để tránh đi chệch "đường băng".

Tuy nhiên, quy trình đó đôi khi không kịp so với tốc độ thay đổi của thị trường và làm giảm đi nhiều tính linh hoạt, tính tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Theo Vietnam Airlines, nếu "Đề án tổng thể các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 giai đoạn 2021-2025" nhanh chóng tìm được sự đồng thuận từ các cơ quan quản lý, hãng hàng không quốc gia lại được tiếp thêm sức mạnh kịp thời cùng các hãng hàng không khác đẩy nhanh đà "cất cánh".

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
8 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
8 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
7 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
6 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
6 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.