Hàng không Việt Nam đã hồi phục như thế nào trong tháng 5?

27/05/2020 07:33
Số chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam tuy giảm tới 70 % so với cùng kỳ năm 2019, song so với tháng trước cũng đã tăng tới 73,7 %.

Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 5-2020 (Giai đoạn từ 19-4 đến 18-5, 5 hãng hàng không trong nước (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways và Vasco) đã thực hiện tổng số 8.623 chuyến bay.

Số chuyến bay tuy giảm tới 70 % so với cùng kỳ năm 2019, song so với tháng trước cũng đã tăng tới 73,7 %.

Trong đó, VietJet Air có số chuyến bay nhiều nhất với 3.584 chuyến, giảm tới 69,2% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 95,5% so với tháng trước.

Vietnam Airlines đứng thứ 2 về số chuyến bay với 3.440 chuyến, giảm tới 66,4% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 126,0% so với tháng trước.

Bamboo Airways đã khai thác 1.007 chuyến bay; Jetstar Pacific 313 chuyến và Vasco 279 chuyến.

Trong đó, số chuyến bay cất cánh đúng giờ là 8.315 chuyến, chiếm 96,4%. Số chuyến bay chậm giờ là 308 chuyến, chiếm 3,6%. Bamboo Airways dẫn dầu về tỉ lệ chuyến bay đúng giờ, chỉ có 1,3% chuyến bay chậm chuyến. Con số này với các hãng còn lại là: Vietnam Airlines 4,5% chuyến bay bị chậm; VietJet Air 3,5%; Vasco 2,9%; Jetstar Pacific 2,6%.

Cũng trong tháng 5, có 123 chuyến bay bị hủy, trong đó Vietnam Airlines hủy 100 chuyến; VietJet Air 19 chuyến; Vasco 4 chuyến. Bamboo Airways và Jetstar Pacific không hủy chuyến nào.

Tính về lượng khách, trong tháng 5, lượng khách qua cảng hàng không trên cả nước đạt 2,88 triệu khách, giảm 70% so với tháng 5/2019. Trong số này, khách quốc tế đạt 78 ngàn khách, giảm 97,6%, khách nội địa đạt 2,8 triệu khách, giảm 56,6%.

Các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển 1,47 triệu khách, giảm 67,9% (khách nội địa đạt 1,4 triệu khách, quốc tế đạt 71 ngàn khách).

Trước đó, từ ngày 1-4 đến ngày 15-4, Việt Nam thực hiện giãn cách toàn xã hội, hoạt động vận chuyển hành khách công cộng cơ bản bị dừng. Thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, riêng trong lĩnh vực hàng không, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam, trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1-4-2020, chịu trách nhiệm điều phối các hãng hàng không Việt Nam khai thác vận chuyển hành khách với tần suất: Đường bay giữa Hà Nội và TP HCM khai thác 2 chuyến khứ hồi/ngày. Đường bay giữa Hà Nội và Đà Nẵng, TP HCM - Đà Nẵng khai thác 1 chuyến khứ hồi/ngày. Dừng toàn bộ các chuyến bay trên các đường bay nội địa còn lại. Do đó, từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 4, lượng hành khách vận chuyển hàng không chỉ bằng 1-2% so với thời điểm trước khi có dịch. Hầu hết đội máy bay của các hãng hàng không Việt Nam đang phải đậu lại tại các cảng hàng không, không được đưa vào khai thác.

Trong giai đoạn từ ngày 16-4 đến ngày 22-4, các hãng hàng không Việt Nam được khai thác 6 chuyến/ngày đối với đường bay Hà Nội - TP HCM; Hà Nội - Đà Nẵng và TP HCM - Đà Nẵng 2 chuyến/ngày. Sau đó, từ ngày 23-4, các hãng hàng không được khai thác trở lại các đường bay nội địa với tần suất hạn chế. Từ đó, cùng với việc nới lỏng từng bước giãn cách xã hội, khôi phục các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, các đường bay được khôi phục dần.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
34 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
32 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
17 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.