Hàng loạt công trình cao tầng vẫn đang phá vỡ quy hoạch khu phố cổ, phố cũ Hà Nội

19/11/2021 08:09
Từ quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đến đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử các quận của Hà Nội đều hạn chế các công trình trong khu vực phố cổ, phố cũ, tuy nhiên hàng loạt công trình cao tầng vẫn đang phá vỡ quy hoạch.

Từ “Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu phố cũ Hà Nội” (năm 2015) đến các Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị (nội đô lịch sử - năm 2021) đều thống nhất quan điểm không xây dựng các nhà cao tầng trong khu vực phố cổ, phố cũ.

Cụ thể, năm 2021, đồ án quy hoạch H1-1 (quận Hoàn Kiếm) được công bố khẳng định khu vực phố cổ, phố cũ quy hoạch các chức năng chủ yếu: Trung tâm văn hóa hành chính, thương mại, dịch vụ, du lịch kết hợp với nhà ở, các công trình công cộng phục vụ cho cộng đồng dân cư, di tích lịch sử-văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng. Khu phố cũ là khu đô thị cũ có nhiều công trình có giá trị lịch sử và văn hóa, kiến trúc. Các chức năng chủ yếu: Di tích lịch sử - văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở, cơ quan, dịch vụ thương mại, tài chính, văn hóa, y tế và các chức năng công cộng khác…

Theo đó, khu vực phố cổ, phụ cận hồ Hoàn Kiếm các công trình xây dựng ở mức từ 3 - 4 tầng chiều cao không quá 16m. Khu phố cũ được xây từ 4-6 tầng chiều cao từ 16 - 22 m.

Tuy nhiên, ngay trong khu vực phố cổ, phố cũ những công trình cao tầng phá vỡ quy hoạch vẫn được xây dựng, hoàn thiện. Như tại phố Hàng Bông khu vực hạn chế chỉ được xây mức 3 - 4 tầng (mặt ngoài 3 tầng giật cấp bên trong là 4 tầng). Nhưng dọc trên phố Hàng Bông không ít những nhà cao tầng, có những công trình vừa hoàn thiện xong nhưng cũng có những công trình đang xây dựng và vượt quá quy định, từ 5 đến 8 tầng vẫn tồn tại.

Tại khu vực vườn hoa 19 tháng 8, ngã tư phố Hai Bà Trưng - Phan Chu Trinh một công trình 7 tầng cũng đang được hoàn thiện trong khi quy định “Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu phố cũ Hà Nội” mặt ngoài của công trình chỉ được xây 4 tầng (giật cấp lớp sau là 5 tầng). Dù đây là khu vực quảng trường và có công trình kiến trúc Nhà hát Lớn.

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Thường trực Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng, quy định cụ thể, chặt chẽ về kiến trúc đã có nhưng vẫn xảy ra sai phạm, đây là trách nhiệm của chính chủ công trình và chính quyền các cấp trong quản lý. Chúng ta cần giám sát, làm nghiêm, xử lý các sai phạm không để “quy hoạch chỉ là quy hoạch” không sát với thực tế. Khu vực nội đô lịch sử, khu phố cổ, phố cũ có những giá trị lớn về kiến trúc, văn hóa và lịch sử cần được bảo vệ.

“Tuy nhiên, cũng phải tách bạch rõ ràng, những vi phạm xây dựng để mục đính kinh doanh thương mại cần phải xử lý, đánh giá trách nhiệm trong quản lý, những sai phạm do nhu cầu ở bức thiết của người dân thì cũng cần phải có giải pháp. Nhà ở của người dân trong khu phố cổ, phố cũ quá chật hẹp, nhiều thế hệ ở cùng, nhà nước phải tính đến phương án hỗ trợ người dân được mua thêm diện tích tái định cư nơi khác để giãn dân, giảm áp lực về mật độ và giảm những vi phạm về xây dựng do nhu cầu ở thực” - ông Nguyễn Thế Điệp nói.

Theo TS. Đào Ngọc Nghiêm - nguyên Kiến trúc sư Trưởng Hà Nội, khu phố cổ Hà Nội không chỉ là đặc trưng của Hà Nội, việc bảo tồn phố cổ không chỉ bảo tồn về mặt kiến trúc, khu phố cổ còn có giá trị về kinh tế, về văn hóa. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ nhiều vấn đề liên quan đến giải pháp để bảo tồn khu phố cổ. Quy hoạch phố cổ đã đi vào cuộc sống nhưng chưa được thực hiện một cách đồng bộ...

“Trước hết là bảo tồn hình dáng, không gian và kiến trúc cảnh quan phố cổ. Chúng ta cần kiên quyết xử lý triệt để những vi phạm trong quy hoạch phố cổ. Tập trung quản lý và bảo tồn những công trình kiến trúc có giá trị. Cần nhận diện kiến trúc nào cần bảo tồn, những kiến trúc nào phải giảm bớt đi” - TS. Đào Ngọc Nghiêm nói./.

Tin mới

Kia Cerato 2 cửa ‘mua 1 tỷ bán còn lâu mới tới 4 đồng’, chủ xe cam kết nhập Hàn, zin từ A-Z
11 giờ trước
Số lượng xe Kia Cerato phiên bản Koup thế hệ thứ hai thực sự rất hiếm khi xuất hiện trên thị trường xe cũ.
Cà phê Việt Nam thắng lớn
11 giờ trước
Kim ngạch xuất khẩu cà phê niên vụ 2023-2024 đạt 5,43 tỷ USD, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho biết và khẳng định đây là trị giá cà phê xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay.
Biển ngũ quý 6 bị bỏ cọc sau khi trúng đấu giá hơn 10 tỷ đồng
12 giờ trước
Hàng loạt biển số ô tô ở Hà Tĩnh từng trúng đấu giá từ hàng trăm triệu đến hơn 10 tỷ đồng vẫn bị khách bỏ cọc.
Điện thoại ngày nay chẳng khác gì "một cục xà phòng": Ai là thủ phạm tạo ra thiết kế phi lý đến vậy?
12 giờ trước
Cầm điện thoại mà không dùng ốp lưng ngày nay đúng là một thử thách. Khi rút "cục xà phòng" giá vài chục triệu ra cầm trên tay, cảm giác không khác gì chơi trò mạo hiểm.
Biển số ô tô bạc tỉ: Đấu giá xong lại “bỏ của chạy lấy người”
12 giờ trước
Hàng loạt biển số ô tô “vip” của tỉnh Hà Tĩnh bị bỏ cọc, như biển số ngũ quý 38A-666.66, từng trúng giá hơn 10 tỉ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Vì sao chọn Hoàn Kiếm để thí điểm hạn chế, cấm phương tiện giao thông
13 giờ trước
Quận Hoàn Kiếm là một trong những khu vực có đủ điều kiện để xác định là vùng an toàn về môi trường.
Một thương hiệu cà phê Trung Quốc chuẩn bị đe dọa ngành đồ uống tại Mỹ và Đông Nam Á: Giá siêu rẻ, đã mở hơn 20.000 cửa hàng tại thị trường nội địa
18 giờ trước
Chuỗi cà phê lớn nhất Trung Quốc đang có kế hoạch quay trở lại thị trường Mỹ và thách thức các đối thủ bao gồm Starbucks.
Honda HR-V 2024 được đăng ký thêm chi tiết tại Việt Nam: Thiết kế mới, có bản RS, ra mắt dễ bổ sung hybrid "đấu" Yaris Cross
1 ngày trước
Bản facelift của Honda HR-V dễ ra mắt thị trường Việt Nam trong thời gian gần với thay đổi nhẹ về thiết kế và có thể thêm động cơ hybrid như Civic, CR-V.
Giải marathon lớn nhất Việt Nam đã sẵn sàng
1 ngày trước
Hơn 18.000 VĐV bao gồm gần 1.300 VĐV quốc tế đến từ 55 quốc gia đã sẵn sàng tham gia giải Standard Chartered Marathon Di sản Hà Nội 2024 vào ngày 3/11/2024.