Doanh thu sụt giảm, hàng hóa ế ẩm, tiền thuê mặt bằng cao,... đã khiến nhiều cửa hàng trên phố cổ sầm uất của Hà Nội buộc phải đóng cửa chờ qua bão dịch
Doanh thu sụt giảm, hàng hóa ế ẩm, tiền thuê mặt bằng cao,... đã khiến nhiều cửa hàng trên phố cổ sầm uất của Hà Nội buộc phải đóng cửa chờ qua bão dịch
|
Nhiều cửa hàng trên phố cổ Hà Nội không thể tiếp tục kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19. |
|
Chi phí thuê mặt bằng đắt đỏ, hàng hóa ế ẩm, doanh thu sụt giảm đến 80% khiến các tiểu thương phải tạm thời đóng cửa hàng để chờ đợi "bão" dịch tan. |
|
Trên tuyến phố "vàng" kinh doanh thời trang - phố Hàng Gai, nhiều cửa hàng đã "chốt" cửa |
|
Dù chủ nhà có hỗ trợ giảm giá thuê mặt bằng nhưng vẫn không giúp người thuê tiếp tục kinh doanh trong bối cảnh giao dịch mua - bán đìu hiu như hiện nay. |
|
Mùa hè là mùa cao điểm mua sắm đồ chơi cho trẻ em nhưng trên tuyến phố Lương Văn Can, hàng vẫn "nằm im" chờ khách. |
|
Nhiều chủ cửa hàng phải cắt giảm nhân viên, tự tay phục vụ khách. |
|
Phố Tô Tịch hiện chỉ thấy người bán hàng chứ khách hàng thì rất thưa thớt |
|
Tọa lạc ngay vị trí đắc địa trên phố Hàng Ngang - Hàng Đào nhưng cửa hàng này đã treo biển cho thuê từ lâu mà vẫn chưa có khách. |
|
Hàng hóa cứ treo trên móc cả ngày chả ai sờ đến. |
|
Nhiều chủ cửa hàng đã "buông rèm" tạm ngưng buôn bán để chờ đợi cơ hội kinh doanh mới. |
|
Các cửa hàng nối tiếp nhau treo biển cho thuê mặt bằng. |
|
Trên phố Hàng Bạc, các cửa hàng cũng chỉ mở cửa để sống sót qua ngày. Hầu hết các cửa hàng hiện tại vẫn đang mở là kinh doanh tại nhà, không phải thuê cửa hàng. |
|
Những người bán hàng rong buồn bã vì đẩy xe hàng từ sáng đến trưa vẫn không có khách mua, bởi khách hàng quen của họ chủ yếu là các chủ cửa hàng trên phố cổ. Nay các cửa hàng vắng khách, họ cũng rộng rãi chi tiêu để mua hàng như trước. |
|
Có chị bán hàng rong than rằng, tiền kiếm được mỗi ngày không đủ trang trải chi phí sinh hoạt và thuê nhà trọ nên chị sẽ phải về quê chứ không thể tiếp tục bám trụ ở Hà Nội mưu sinh được nữa. |
(Theo VOV)