Hàng loạt "dây trói" xuất khẩu gạo được nới lỏng từ 1.10.2018: Nhiều tín hiệu mới

24/09/2018 13:57
Theo quy định mới tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP, từ 1.10.2018, hàng loạt quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu (XK) gạo sẽ thay đổi. Nhiều doanh nghiệp (DN) XK gạo phấn khởi gia nhập “sân chơi” với nhiều ưu thế cạnh tranh khi từ nay đến cuối năm 2018, bức tranh XK lúa gạo báo hiệu nhiều tín hiệu lạc quan.

Doanh nghiệp “dễ thở” hơn

Theo đại diện nhiều DN XK gạo, quy định mới tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP đã xóa bỏ thế độc quyền về XK gạo của Vinafood 1 và Vinafood 2; bỏ các quy định cũ trước đây vốn vô hình chung tạo nên “lá bùa” để Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dựa vào đó để tạo nên cơ chế “xin-cho”. Nếu như trước đây, hàng loạt quy định về kho bãi, quy mô xay xát, trữ lượng gạo dự trữ trong kho để XK… đã loại hàng loạt DN nhỏ và vừa (NVV) thì nay tạo điều kiện để DNNVV tham gia “cuộc chơi”.

“Trước đây, có sự chi phối của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chúng tôi phải “đi vòng”, mua lại giấy phép, thì nay chúng tôi có thể trực tiếp tham gia thị trường. Việc được tham gia trực tiếp, cắt giảm các thủ tục, điều kiện đã khiến giá thành giảm đi rất nhiều, giá gạo chúng tôi tham gia đấu thầu trên thị trường cũng sẽ cạnh tranh hơn” - Chủ một DN XK gạo sang Philippines tại An Giang chia sẻ ý kiến.

Theo chủ DN này, từ 1.10.2018, cải cách lớn nhất là gỡ bỏ yêu cầu quy mô kho chuyên dùng tối thiểu 5.000 tấn và cơ sở xay xát công suất tối thiểu 10 tấn/giờ, bởi đây chính là rào cản đối với các DN có quy mô nhỏ, tạo điều kiện để các “ông lớn” ngành gạo độc quyền “bao sân”.

Bên cạnh đó, hàng loạt thay đổi mới, bỏ quy định về lượng gạo tồn trong kho (nghị định cũ yêu cầu phải có sẵn lượng gạo bằng 50% khối lượng đăng ký XK); tỉ lệ dự trữ lưu thông giảm từ 10% xuống 5%... là những cải cách rất ưu việt, khiến chi phí của DN giảm xuống rất nhiều, cơ hội cạnh tranh của DN trên thị trường thế giới tăng lên. Quy định mới từ 1.10.2018 cho phép DN không phải “đăng ký” (nghị định cũ yêu cầu DN phải đăng ký hợp đồng XK với Hiệp hội Lương thực Việt Nam-VFA, quy định đăng ký này vốn bị biến tướng thành cơ chế “xin-cho” gây khó khăn, thiệt thòi cho DNNVV).

Ông Phạm Minh Thiện - Tổng GĐ Cty TNHH Cỏ May - cũng đánh giá: Nhiều nội dung quy định về XK gạo đã được sửa đổi để phù hợp với sự phát triển của DN. Trong đó, Nhà nước không còn can thiệp hành chính quá sâu vào hoạt động kinh doanh của DN. Các DN không chỉ thuận tiện hơn trong việc tham gia thị trường mà chi phí kinh doanh và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính của nhóm DNNVV sẽ giảm xuống đáng kể, DN đã “dễ thở” hơn. Tuy nhiên, để tạo điều kiện để DN Việt phát triển và hạt gạo Việt Nam được nhìn nhận đúng giá trị, vẫn còn rất nhiều việc phải làm, trong đó còn nhiều “nút thắt” trong XK gạo vẫn cần tiếp tục được cởi bỏ.

Doanh nghiệp đã sẵn sàng cho “cuộc chơi”

Sự thay đổi trong cơ chế, chính sách đã tạo cho DN hứng khởi mới hướng tới thị trường XK gạo chất lượng cao, ổn định. Điều này cũng làm thay đổi nhận thức của những người tham gia thị trường, cả nông dân và DN đã thay đổi tư duy trồng lúa và XK gạo. Nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (BĐSCL) đã chuyển biến mạnh trong nhận thức, trồng các giống lúa thơm cho giá trị cao để cung ứng cho DN XK gạo. Nhóm lúa thơm (Jasmine 85, Nàng Hoa 9, VD 20, ST, RVT...) chiếm tỉ lệ 22,41%, tăng 8,49% so với vụ hè thu 2017; nhóm chất lượng cao chiếm trên 45%; 2 giống lúa thơm và chất lượng cao đã chiếm gần 70%.

Theo ông Lê Minh Đức - Giám đốc Sở Công Thương Long An - để tạo thêm điều kiện cho các DN XK, Long An đã quy hoạch xây dựng các vùng và tiểu vùng sản xuất lúa chất lượng cao 40.000ha, phấn đấu đến năm 2020, tỉnh sẽ có 20.000ha lúa ứng dụng công nghệ cao các huyện vùng Đồng Tháp Mười. Riêng các huyện phía Nam gieo trồng các giống lúa đặc sản và giống lúa địa phương.

Theo bà Đặng Thị Liên - Giám đốc Cty TNHH thực phẩm Long An - từ 1.10.2018, DN không còn bị trói trong các ràng buộc về kho chứa hay cánh đồng lớn như trước đây mà thay vào đó họ phải thực sự là DN sản xuất, XK với những hợp đồng cụ thể. Cty TNHH thực phẩm Long An sẽ mở rộng thêm thị trường để tìm thêm khách hàng cao cấp như Mỹ và tiếp tục hướng đến thị trường Châu Âu, phấn đấu mỗi năm tăng lên 10% lượng gạo XK.

Nhiều DN cho rằng, Trung Quốc hiện đang đứng vị trí đứng đầu nhập khẩu gạo tại Việt Nam, chiếm khoảng 30% trên tổng lượng gạo Việt Nam XK và có vai trò quan trọng trong việc gia tăng kim ngạch. Mới đây, các DN của Trung Quốc vừa kết thúc chuyến tham quan thực địa kho chứa và cơ sở sản xuất, chế biến gạo của DN XK gạo tiêu biểu tại các tỉnh ĐBSCL. Các đối tác đã có những nhận xét tốt, cũng như tin tưởng về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm gạo của ta.

Các DN Trung Quốc mong muốn tiếp tục hợp tác thương mại gạo và đẩy mạnh việc phân phối trong hệ thống siêu thị tại tỉnh Quảng Đông. Như vậy, bức tranh XK gạo của Việt Nam năm 2018 vẫn rất lạc quan. Theo ông Trương Thanh Phong, cố vấn Tập đoàn Golden Resources Development International. Ltd. H.K, XK gạo sẽ có sự tham gia của nhiều DN XK với chủng loại đa dạng hơn. Cơ hội mở rộng thị trường, đẩy mạnh XK các loại gạo cao cấp, gạo đặc sản đến các thị trường đầy tiềm năng như Trung Quốc, Châu Âu, Châu Phi, Iraq... sẽ đến nhiều hơn.

Do có lợi thế về giá khi giảm được chi phí XK, các DN XK gạo trong nước sẽ cạnh tranh tốt với những đối thủ Ấn Độ, Thái Lan ở các thị trường Châu Phi, Iraq... Tuy nhiên, ông Phạm Minh Thiện cho rằng, Nghị định đã có, nhưng cần thông tư hướng dẫn cụ thể để trong quá trình thực hiện không bị “rối” hoặc sai lệch. Hiện tại, DN Cỏ May của ông đang gia cố, mở rộng nhà xưởng, tìm kiếm thêm thị trường để đẩy mạnh XK trong điều kiện kinh doanh mới có nhiều thuận lợi hơn.

- Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa công bố báo cáo tháng 8.2018, dự báo về cung - cầu gạo thế giới niên vụ 2018/2019. Theo đó, dự báo sản lượng gạo thế giới niên vụ 2018/2019 sẽ đạt 487,57 triệu tấn. Nhu cầu nhập khẩu gạo thế giới niên vụ 2018/2019 là 46,66 triệu tấn. Trong đó, Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất, với nhu cầu nhập khẩu dự kiến vào khoảng 5,5 triệu tấn; tiếp đó là khu vực Trung Đông với 3,95 triệu tấn; Nigeria: 3 triệu tấn; EU: 2 triệu tấn; Indonesia: 1,2 triệu tấn; Philippines: 1,1 triệu tấn... Cũng theo dự báo của USDA, XK gạo của Việt Nam trong niên vụ 2018/2019 vào khoảng 7 triệu tấn.

- Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), khối lượng XK gạo tháng 8.2018 ước đạt 441 nghìn tấn với giá trị đạt 209 triệu USD, đưa khối lượng XK gạo 8 tháng năm 2018 ước đạt 4,4 triệu tấn và đạt kim ngạch 2,2 tỉ USD, tăng 6,8% về khối lượng và tăng 22,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Dự báo,trong những tháng cuối năm, gạo Việt Nam có cơ hội tăng kim ngạch XK nhờ nhu cầu gia tăng của các thị trường truyền thống như Indonesia, Malaysia, thị trường Châu Phi và Bangladesh.

Tin mới

Xe tay ga giá chỉ 20 triệu đồng nhưng có ABS, trang bị hiện đại vượt cả Honda Vision
40 phút trước
Thiết kế sang trọng, trang bị hiện đại nhưng giá lại cực mềm, đây có thể là mẫu xe được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
VinFast Limo Green và MG G50 đặt lên bàn cân: Đâu là lựa chọn 'số 1' cho giới kinh doanh vận tải?
2 giờ trước
VinFast Limo Green và MG G50 đang là hai lựa chọn mới nổi trong phân khúc xe 7 chỗ dành cho dịch vụ vận tải.
"Đừng hòng tôi mua xe điện", người đàn ông quả quyết: Sau 1 lần lái thử, thái độ lập tức quay ngoắt 180 độ
3 giờ trước
Xe điện chiếm 9 trong số 10 xe mới được bán ra tại quốc gia này. Xe xăng không bị cấm nhưng người ta tự hỏi giờ này liệu ai còn muốn mua xe xăng nữa không?
Ford Territory 2025 lần đầu lộ diện trên đường tại Việt Nam: Thiết kế đầu, mâm mới, kính hông có điểm khác biệt, sớm ra mắt đấu CX-5
3 giờ trước
Đến thời điểm hiện tại, phía Ford Việt Nam vẫn chưa đưa ra bất cứ thông tin chính thức nào về kế hoạch ra mắt Territory bản facelift. Tuy nhiên, với chiếc xe đã lăn bánh trên đường, có thể trông đợi mẫu xe này sẽ được giới thiệu sớm.
Thị trường ngày 9/4/2025: Giá vàng phục hồi, hàng loạt mặt hàng quan trọng tiếp đà giảm mạnh
3 giờ trước
Phiên thứ Ba, giá vàng và cao su hồi phục. Trái lại, giá hàng loạt mặt hàng quan trọng, từ dầu, đồng, nhôm, quặng sắt đến cacao, cà phê… đồng loạt giảm mạnh xuống mức thấp nhất nhiều tháng khi các nhà đầu tư lo ngại về rủi ro suy thoái kinh tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế quan toàn diện.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.270.344 VNĐ / tấn

156.60 JPY / kg

5.03 %

- 8.30

Đường

SUGAR

10.409.426 VNĐ / tấn

18.31 UScents / lb

1.98 %

- 0.37

Cacao

COCOA

199.979.736 VNĐ / tấn

7,755.00 USD / mt

3.70 %

- 298.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

194.339.610 VNĐ / tấn

341.84 UScents / lb

0.45 %

+ 1.52

Gạo

RICE

15.852 VNĐ / tấn

13.51 USD / CWT

1.43 %

+ 0.19

Đậu nành

SOYBEANS

9.415.762 VNĐ / tấn

993.73 UScents / bu

0.10 %

+ 0.98

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.304.517 VNĐ / tấn

292.15 USD / ust

0.71 %

+ 2.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Khách Tây bất ngờ "cầu cứu" dân mạng Việt sau khi quán cà phê đưa cho cô 1 món bánh, netizen xem xong vẫn rối loạn
4 giờ trước
Thử một món bánh ở Việt Nam, cô gái Tây vừa ăn vừa "tan chảy" rồi đăng clip cầu cứu dân mạng vì điều này!
Hàng bánh mì đông khách Tây nhất Hà Nội: Chờ 20 phút để mua ổ bánh 45k liệu có xứng đáng?
5 giờ trước
Giữa phố cổ Hà Nội, có một hàng bánh mì luôn tấp nập du khách nước ngoài xếp hàng chờ đợi. Nhưng liệu bánh mì ở đây có gì đặc biệt mà khiến khách Tây "mê mệt" đến vậy?
Hoa Kỳ nhập 10.000 tấn loại gia vị này của Việt Nam từ đầu năm: Nước ta xuất khẩu bằng cả thế giới cộng lại, năm ngoái thu gần 10.500 tỷ từ chính Hoa Kỳ
6 giờ trước
Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu trong hơn 20 năm qua.
Thị trường Trung Quốc thu mua ớt ồ ạt, giá "nhảy múa"
9 giờ trước
Hiện giá ớt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đang tăng cao kỷ lục, có giá từ 65.000 - 72.000 đồng/kg, gấp 10 lần năm ngoái.