Yên Bái là tỉnh nằm trong khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 6.900 km2. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, Yên Bái có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông, lâm sản và đặc biệt được đánh giá là địa phương có tiềm năng để phát triển du lịch.
Du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái Yên Bái được biết đến với các địa danh như: Hồ Thác Bà, hồ Đầm Hậu, đầm Vân Hội, vùng văn hóa Mường Lò đặc trưng dân tộc Thái, danh thắng cấp Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, đèo Khau Phạ, một trong tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế Tạo (huyện Mù Cang Chải), núi Tà Xùa, Tà Sì Nhù (huyện Trạm Tấu), khu sinh thái Suối Giàng, khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.
Cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên Yên Bái còn có tài nguyên du lịch nhân văn với 86 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 13 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 746 di sản phi vật thể và gần 574 di sản vật thể. Ngoài ra, ẩm thực của Yên Bái mang hương vị riêng có của núi rừng Bắc như các loại quả nổi tiếng thơm ngon: cam sành, quýt sen, bưởi Đại Minh, hồng không hạt Lục Yên...
Mặc dù tỉnh Yên Bái xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, du lịch là ngành kinh tế quan trọng, tạo tiền đề đến năm 2025 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhưng tiềm năng của Sapa đến nay chưa được khai thác xứng tầm cho ngành du lịch Việt. Ở Yên Bái, những dự án nghỉ dưỡng được đầu tư bài bản hay những khách sạn 4-5 sao vẫn còn là hàng hiếm. Chính vì thế, không khó hiểu khi vài năm trở lại đây khi các đại gia BĐS đã chán biển lại tìm về "chung thủy" với Yên Bái.
Yên Bái sở hữu tiềm năng lớn về du lịch, tạo tiền đề cho kinh tế, đầu tư phát triển.
Tính đến tháng 12/2019 đã có 52 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư, tổng vốn đăng ký trên 17.000 tỷ đồng. Bên cạnh những dự án đã và đang triển khai, năm 2019 còn có trên 50 dự án do các nhà đầu tư quan tâm, đề xuất được nghiên cứu, khảo sát và thực hiện.
Trong số nhiều dự án BĐS đang ồ ạt đổ bộ vào Yên Bái có thể kể một số dự án lớn như Dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng phức hợp Quốc tế Vân Hội của Công ty CP phát triển du lịch và nghỉ dưỡng quốc tế Vân Hội (thuộc tập đoàn TH), Dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng phức hợp quốc tế Vân Hội của Cty CP Phát triển du lịch và nghỉ dưỡng quốc tế Vân Hội, tổng vốn đầu tư: 2.700 tỷ đồng..
Hay Alphanam Group đã ghi dấu ấn tại Yên Bái với chiến lược đồng hành cùng các tập đoàn hàng đầu thế giới như Marriott International, InterContinental Hotels Group…Tập đoàn Cường Thịnh, công ty Cổ phần Eurowindow cũng tăng cường tìm cơ hội đầu tư tại đây với loạt dự án lớn.
Mới đây, Tập đoàn Apec cũng vừa trở thành chủ đầu tư dự án Khu đô thị thương mại du lịch đẳng cấp Apec Golden Valley Mường Lò. Dự án được triển khai trên khu đất trung tâm của thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Sau khi hoàn thiện, Apec Golden Valley Mường Lò sẽ là khu đô thị thương mại du lịch lớn nhất tại Yên Bái bao gồm chuỗi nhà phố đa năng, biệt thự trên núi đẳng cấp, khách sạn 5 sao, phim trường văn hóa độc đáo và những tour trải nghiệm trang trại hữu cơ khác biệt.
Được biết, Apec Golden Valley Mường Lò là 1 trong số nhiều dự án Tập đoàn Apec đã ghi dấu ấn trên thị trường BĐS Tây Bắc thời gian vừa qua. Định hướng được Apec Group áp dụng cho các dự án đều là đề cao sự hài hòa với thiên nhiên, gần gũi với môi trường và tôn trọng bản sắc văn hóa địa phương.
Ngoài những doanh nghiệp BĐS lớn này, hiện nay nhiều đại gia BĐS cũng đang có kế hoạch đầu tư vào Yên Bái với những dự án BĐS nhà ở, du lịch, suối nóng quy mô lớn. Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường BĐS Yên Bái năm 2021 sẽ đón làn sóng lớn nhiều dự án quy mô đổ bộ ra thị trường.