Hàng loạt trường học phí 20.000 USD/năm đóng cửa vì corona, các phụ huynh lên tiếng đòi lại tiền

26/02/2020 20:00
Công việc ngập đầu của Jackie Yang trở nên khủng khiếp hơn khi những đứa con của cô liên tục réo tên mẹ yêu cầu sự giúp đỡ.

Những câu như "Mẹ ơi, con không biết cách đăng nhập máy tính", "Mẹ ơi giúp con in tài liệu với"… vang lên mỗi phút khiến Yang chẳng thể yên ổn làm việc. Yang làm công việc kiểm soát rủi ro cho một ngân hàng Trung Quốc vốn đã rất áp lực. Tuy nhiên, dịch bệnh khiến các con của Yang không thể đến trường, buộc cô phải ở nhà trông con và làm việc từ xa.

Yang không đơn độc. Có hàng chục nghìn các bậc phụ huynh khác ở Hồng Kông đang phải chịu đựng chung cảnh ngộ khi những ngôi trường ở đây đóng cửa 1 tháng trước vì corona và chưa có kế hoạch mở cửa trở lại cho tới 20/4, gần 2 tháng nữa. Việc học của bọn trẻ, vốn đã gián đoạn khi các cuộc biểu tình chống chính quyền nổ ra, giờ đây lại càng tệ hơn vì nỗi ám ảnh virus corona bao trùm đặc khu hành chính này.

Một điều khác làm những phụ huynh như Yang đau đầu chính là học phí cho bọn trẻ. Dù phải nghỉ làm trông con nhưng họ chưa thể biết khoản học phí có thể lên tới 20.000 USD/năm sẽ được các nhà trường giải quyết ra sao khi lũ trẻ không đến trường.

Càng những trường dành cho "con nhà giàu" ở Hồng Kông lại càng khiến các bậc phụ huynh sốt ruột. Ngoài khoản học phí cao ngất ngưởng, họ còn phải trả tiền ăn trưa, tiền xe buýt và các hoạt động khác. Những đứa trẻ, dù không được đi học, nhưng các bậc phụ huynh vẫn phải trả tiền. Nó gây ra một cuộc tranh cãi lớn về việc ai sẽ phải chịu gánh nặng tài chính trước sự gián đoạn chưa từng có này.

"Tôi chẳng có lúc nào để thở. Những đứa trẻ đang phải học ở nhà và tôi cũng bị cuốn vào việc đó. Tất cả các ông bố bà mẹ đều giận dữ và cảm thấy bất lực với tình hình hiện nay", Yang cho biết.

Hiện tại, nhiều bậc phụ huynh đã đến các ngôi trường để lấy lại tiền. Nếu không thể lấy lại học phí, học sẽ đòi những khoản phụ phí khác, vốn cũng đã lên tới hàng nghìn USD. Yang thì tham gia một nhóm phụ huynh yêu cầu nhà trường hoàn tiền các dịch vụ mà con cái họ không được nhận trong giai đoạn nghỉ học này, chẳng hạn như tiền ăn và tiền đưa đón. Bên cạnh đó, họ còn muốn các trường cắt ngắn kỳ nghỉ lễ Phục sinh và nghỉ hè để bù đắp lại quãng thời gian này.

Hàng loạt trường học phí 20.000 USD/năm đóng cửa vì corona, các phụ huynh lên tiếng đòi lại tiền - Ảnh 1.

Cho đến thời điểm hiện tại, yêu cầu của các bậc phụ huynh đều không được đáp ứng. Các trường học cho biết họ vẫn cần tiền để trả cho giáo viên trong khi hợp đồng với các bên thứ 3 đều đã được ký kết, ví dụ dịch vụ xe buýt trường học….

Một số trường quốc tế đã cố gắng giảm thiểu tác động của dịch bệnh bằng cách mở các lớp học trực tuyến, cố gắng mô phỏng nó nhưng một ngày bình thường. Giờ giải lao, thể thao và âm nhạc cũng được dạy qua mạng. Một số trường khác làm các video hướng dẫn để giúp học sinh làm theo. Điều này khiến các giao viên phải làm việc nhiều hơn cả khi đi dạy.

Divya Hira, giáo viên tại trường Korean International ở Hồng Kông, cho biết: "Chúng tôi phải làm việc gấp đôi so với bình thường. Thực tế là học sinh bây giờ sẽ liên lạc với chúng tôi suốt cả ngày, buộc chúng tôi phải luôn ở đó để giải đáp các câu hỏi của học trò".

Tuy nhiên, học online là điều có thể khiến cả phụ huynh và nhà trường không hài lòng. Mất nhiều công sức để giảm thời gian con cái tiếp xúc với màn hình máy tính, đột nhiên, các ông bố bà mẹ phải chấp nhận rằng con họ sẽ ngồi trước màn hình 7-8 giờ mỗi ngày. Trong khi đó, bọn trẻ luôn cần sự hỗ trợ của bố mẹ với cách học này, điều khiến các bậc phụ huynh luôn bị réo tên.

"Hầu hết các bậc phụ huynh đều không đòi hoàn lại học phí. Tuy nhiên, vấn đề gây chia rẽ ở đây là họ có hài lòng với việc học trực tuyến của con mình hay không", Benny, một phụ huynh của 2 con tuổi thiếu niên, chia sẻ.

Tình trạng đình trệ học hành khiến nhiều bậc phụ huynh ở Hồng Kông tính cho con ra nước ngoài để học. Một số bậc phụ huynh chọn Singapore, nơi các trường học vẫn mở dù có nhiều ca nhiễm corona hơn so với Hồng Kông.

Học hành là việc không thể đừng đối với các bậc phụ huynh, nhất là những người có con chuẩn bị thi chuyển cấp hoặc có ý định du học nước ngoài. Không giống như chiến tranh thương mại hay biểu tình, các bậc phụ huynh sốt ruột hơn bao giờ hết khi con họ không thể tới trường vì corona. Đó có thể là lý do cho một cuộc di cư khỏi Hồng Kông của học sinh ở những gia đình có đủ tiềm lực.

Đối với những gia đình không thể cho con theo học các trường quốc tế mà phải học trong các trường công, với khoản học phí ít hơn đáng kể, tình trạng hỗn loạn vẫn xảy ra. Dù bài tập được gửi và học trực tuyến vẫn diễn ra, các bậc phụ huynh vẫn cảm thấy bất an cho con cái mình bởi không hình thức nào có thể thay thế giảng dạy ở trường.

Hàng loạt trường học phí 20.000 USD/năm đóng cửa vì corona, các phụ huynh lên tiếng đòi lại tiền - Ảnh 3.

Tham khảo: Bloomberg

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
42 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
54 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
7 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
19 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.