Hàng loạt vấn đề đặt ra qua hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp

12/08/2022 08:35
Trong khuôn khổ có hạn của một hội nghị, những vấn đề này góp phần định hình thêm bức tranh thực chất hơn về nền kinh tế và bối cảnh hiện nay…

Ngày 11/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp với chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững".

Đại diện các doanh nghiệp đến từ các ngành hàng, lĩnh vực tiêu biểu đã có những phản ánh, kiến nghị trực tiếp tới Thủ tướng Chính phủ qua hội nghị này. Tựu trung, nền kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung dù phục hồi nhanh nhưng đang đối diện với nhiều khó khăn và thách thức, trong khi nhiều chính sách vẫn chưa thực sự khơi thông và hỗ trợ kịp thời.

Dệt may cần chiến lược mới

Phản ánh tại hội nghị, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam điểm lại những khó khăn chính mà ngành đang đối mặt.

Một số thị trường lớn của ngành dệt may Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn còn những trở ngại trong giao thương, do dịch COVID-19 vẫn khá phức tạp. Đặc biệt tại Trung Quốc, chính sách "zero COVID" áp dụng quyết liệt khiến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn nguyên vật liệu, cũng như tiêu thụ sản phẩm.

Ở các thị trường lớn khác như châu Âu và Mỹ, lạm phát leo thang ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng, khiến đơn hàng có xu hướng giảm đi. Cùng đó, xung đột giữa Nga và Ukraine cũng khiến nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, chi phí vận chuyển cũng tăng rất cao…

Đáng chú ý, ông Cẩm cho biết, thị trường EU và một số thị trường lớn khác đang có xu hướng đưa ra chiến lược dệt may mới, trong đó có việc sẽ tính tỷ lệ tái chế và carbon. Chính vì vậy, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may, thành lập khu công nghiệp dệt may lớn để giải quyết vấn đề về vải, nhuộm, hoá chất…

Hàng không với 5 kiến nghị

Đại diện lĩnh vực vận tải, ông Phạm Việt Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam nếu một khó khăn mới, bên cạnh những trở ngại kéo dài từ trong đại dịch đến nay.

Trên thế giới vẫn diễn ra những xung đột, căng thẳng địa chính trị liên quan trực tiếp đến việc triển khai các đường bay. Các hãng hàng không đã phải điều chỉnh bay vòng, bay xa ở một số đường bay quốc tế, tác động tiêu cực đến hoạt động. Cộng hưởng, giá xăng dầu ở mức cao, ảnh hưởng rất lớn các doanh nghiệp; tình hình dịch bệnh tuy đã có giảm những chưa hoàn toàn triệt tiêu, vẫn còn những tiềm ẩn nguy cơ cả quốc tế lẫn trong nước..

Về nội tại, đại diện Hiệp hội nhấn mạnh đến cơ sở hạ tầng của ngành hàng không, dù được tăng cường rất nhiều nhưng chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu, còn những điểm nghẽn về hạ tầng, đặc biệt đối với những sân bay lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài.

Với những khó khăn hiện hữu, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam đã gửi lên Chính phủ 5 kiến nghị, gồm: Phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước, điều tiết kết cấu hạ tầng, giải quyết triệt để tắc nghẽn ở các sân bay lớn; Đẩy nhanh tốc độ phát triển hạ tầng hàng không; Cần thiết phải sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách của ngành hàng không; Sớm khôi phục lại đẩy mạnh giao thông hàng không với các quốc gia có lượng khách lớn vào Việt Nam; Nghiên cứu và điều chỉnh khung giá trần nội địa nội địa cho các hãng hàng không và kiểm soát các hãng mới, tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ, liên quan đến miễn giảm thuế đất…

Các gói hỗ trợ chưa tác dụng nhiều cho du lịch

Tương tự lĩnh vực vận tải, ngành du lịch cũng đối diện với thực tế chi phí liên tục tăng cao bởi giá dầu, logistics, trong khi nội tại ngành còn nhiều thương tổn qua hai năm đại dịch.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel cho biết, các doanh nghiệp du lịch sau hai năm đối mặt với COVID-19 đã kiệt quệ về lao động, tài chính, phải khôi phục lại toàn bộ; trong khi đó các gói hỗ trợ về thuế, lãi suất của Chính phủ thì chưa có tác dụng nhiều. Chính vì vậy, công đồng doanh nghiệp đề nghị cần phải xem xét và điều chỉnh lại các gói chính sách này để doanh nghiệp có thể tiếp cận được. Cùng với đó, doanh nghiệp đề nghị Chính phủ cùng các bộ ngành và địa phương cần có chính sách thu hút và đào tạo đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch.

Xây dựng nặng nợ đọng

Với lĩnh vực xây dựng, thời gian qua đã có quá nhiều thực tế khó khăn bởi giá cả vật liệu biến động quá lớn, thủ tục pháp lý còn phức tạp. Đáng chú ý hơn, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam nhấn mạnh về tình trạng bị nợ đọng khi phản ánh với Thủ tướng.

Theo ông Hiệp, tình trạng bị nợ đọng đang khiến các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đối mặt với nguy cơ tàn lụi dần. Hiện hầu như tất cả các doanh nghiệp, các tổng công ty, tập đoàn xây dựng hầu hết đều có nợ đọng từ vài trăm đến vài nghìn tỷ.

Với vướng mắc này, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam đề nghị Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính rà soát lại các chủ đầu tư vốn ngân sách để thống kê chính xác số lượng nợ tồn xây dựng trong các năm trước, báo cáo Thủ tướng phương án cắt hết các nợ dồn toa để giải quyết dứt điểm cho các nhà thầu.

Đối với vốn đầu tư ngoài ngân sách, đề nghị Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng nghiên cứu chế tài yêu cầu chủ đầu tư phải có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng cho 20% vốn thanh toán cuối dự án, khi dự án kết thúc để đảm bảo sự bình đẳng cho các nhà thầu với chủ đầu tư. Trước mắt, có chế tài cụ thể để cơ quan chức năng giải quyết cho các khoản nợ đọng kể cả biện pháp công bố tình trạng chây ì thanh toán của một số chủ đầu tư.

Bất động sản cần tiếp cận vốn thuận lợi

Trong lĩnh vực bất động sản, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, thị trường có dấu hiện lệch pha trong phân khúc thị trường, lệch pha phân khúc nhà ở cao cấp nhưng rất thiếu nhà ở bình dân, nhà ở đáp ứng nhu cầu thực. Vì vậy, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị Chính phủ xem xét chấp thuận ý kiến của UBND TP.HCM về việc áp dụng phương pháp sớm điều chỉnh biến động giá đất để tính tiền sử dụng đất đối với tất cả các dự án nhà ở thương mại, kể cả những dự án trên 30 tỷ đồng theo bảng giá đất.

Cùng đó, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý nhưng bảo đảm tăng cường giám sát, không buông lỏng thị trường nhà đất, làm thế nào để tiếp cận được tín dụng một cách thuận lợi hơn.

Liên quan đến kiến nghị trên, tại hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng đã có những thông tin giải đáp , cũng như cho biết thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ rà soát, điều chỉnh nốt phần tăng trưởng tín dụng của dữ liệu 14% còn lại.

Tin mới

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
2 giờ trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.
Vụ Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị bắt: Phạt tiền, buộc thu hồi 4.080 sản phẩm kẹo Kera
47 phút trước
Công ty CP ASIA LIFE bị phạt 224 triệu đồng và buộc phải thu hồi, tiêu hủy 4.080 sản phẩm kẹo Kera. Trong đó, 2.080 sản phẩm đã bán cho Công ty CP tập đoàn Chị em rọt, 2.000 sản phẩm còn tồn kho.
Vé bay dịp 30-4 đắt ngang Tết, Cục Hàng không tăng cường giám sát
42 phút trước
Giá vé hạng phổ thông chặng Hà Nội - TP HCM ngày 29-4 hiện được các hãng hàng không niêm yết ở mức dao động từ 3,4 đến 3,74 triệu đồng
'CX-5 điện' Mazda EZ-60 ra mắt cuối tháng này: Chạy khoảng 500km/sạc, có thể bán tại Việt Nam
46 phút trước
SUV Mazda EZ-60 vừa được hé lộ sớm trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc trước khi ra mắt toàn cầu trong năm 2025.
Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
2 giờ trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
4 giờ trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Tổng thống Trump nói Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói giá sẽ gấp gần 3 lần hiện tại
22 giờ trước
Tuy nhiên, quá trình này sẽ phức tạp đến mức hầu hết các chuyên gia đều cho rằng bất khả thi.
Ford Territory giảm 70 triệu đồng tại đại lý: Xe sản xuất 2025 nhưng giá rẻ hơn Mazda CX-5 2024
23 giờ trước
Nhiều đại lý Ford đang giảm giá 70 triệu đồng đối với Ford Territory mọi phiên bản.
Hyundai Tucson bản đắt nhất giảm giá đến 80 triệu tại đại lý: Giá sau giảm còn 909 triệu đồng, vẫn cao hơn Territory bản tương đương
1 ngày trước
Vẫn như phần lớn các mẫu xe đang được "dọn kho" khác, những chiếc Hyundai Tucson giảm giá mạnh có năm sản xuất 2024.