Hàng nghìn doanh nghiệp FDI ở Việt Nam báo lỗ: bất thường?

05/01/2021 08:02
Được hưởng hàng loạt ưu đãi khủng nhưng số lượng doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (DN FDI) thua lỗ ngày càng tăng. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cơ quan chức năng cần mạnh tay, điều tra và xử lý một vài DN chuyển giá, né thuế để làm gương, răn đe.

Gia tăng DN FDI báo lỗ

 Báo cáo mới đây của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng về kết quả tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính (BCTC) năm 2019 của các DN FDI, cho thấy nhiều bất cập tồn tại lâu năm chưa được khắc phục.

Theo Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch số 220/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ đã quy định Sở Tài chính các tỉnh là đầu mối tiếp nhận BCTC của DN FDI để tổng hợp, phân tích định kỳ. Tuy nhiên, việc thu thập BCTC của các DN FDI thường kéo dài do phải phụ thuộc vào thời điểm kết thúc niên độ kế toán của DN, trong khi mỗi DN FDI lại có các thời điểm khóa sổ lập BCTC khác nhau (ngày 31/3, 30/6, 30/9, 31/12). Chưa kể, một số DN FDI không nộp hoặc chậm nộp BCTC cho cơ quan tài chính và cơ quan thuế, gây ảnh hưởng lớn đến số liệu, thời gian tổng hợp.

Ngoài ra, việc liên thông phối hợp cung cấp dữ liệu giữa cục Thuế với sở Tài chính địa phương chưa liền mạch, đầy đủ. “Số liệu do Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cung cấp có trên 83.000 DN FDI trên địa bàn đến hết năm 2019, trong đó chỉ có 3.651 DN, tương đương 44% có báo cáo đầy đủ các chỉ tiêu tài chính”, Bộ Tài chính dẫn chứng.

Một bất cập khác được Bộ Tài chính chỉ ra là các sở Tài chính chưa tự khai thác được thông tin về quốc gia, vùng lãnh thổ của cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư tại DN FDI trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư mà vẫn phải yêu cầu các cơ quan cấp phép địa phương cung cấp để tổng hợp, phân tích.

Thống kê BCTC trên báo cáo của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng cho thấy, đến cuối năm 2019 có 25.054 DN FDI đầu tư vào Việt Nam nhưng chỉ có 22.603 DN có dữ liệu BCTC đầy đủ để phân tích. Theo đó, doanh thu năm 2019 của các DN FDI đạt hơn 7,1 triệu tỷ đồng, tăng hơn 720 nghìn tỷ so với năm kế trước. Lợi nhuận trước thuế năm 2019 của DN FDI đạt khoảng 387 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 324,4 nghìn tỷ đồng.

Trong năm 2019, có 9.494 DN báo lãi, chiếm tỉ lệ 45% số DN có báo cáo. Còn lại 55% DN báo lỗ, tương đương con số 12.455 DN lỗ. Đáng chú ý, doanh thu của 55% DN FDI báo lỗ trong năm 2019 được ghi nhận khoảng 846,8 nghìn tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, doanh thu của các DN FDI báo lỗ đang tiếp tục tăng lên.

Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, các nhóm ngành hai năm liền có số DN FDI lỗ trước và sau thuế tăng là sản xuất sắt, thép và kim loại khác; dầu khí, xăng dầu, nhiên liệu khí và sản phẩm hóa dầu; viễn thông, phần mềm.

Về DN FDI lỗ lũy kế nhiều năm trên báo cáo tài chính, Bộ Tài chính cho biết, đến hết năm 2019 có 14.822 DN FDI lỗ lũy kế, chiếm 66% DN báo cáo. Tổng giá trị lỗ lũy kế của các DN FDI trên báo cáo tài chính khoảng 520.700 tỷ đồng. Ngoài ra, số DN FDI lỗ mất vốn trong năm 2019 là 3.545 DN, tăng 24,2% cùng kỳ năm trước.

Vẫn mở rộng đầu tư vẫn báo lỗ: Quá vô lý!

 Theo đánh giá của Bộ Tài chính, bên cạnh những tác động tích cực của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đáng chú ý, vẫn còn hiện tượng chuyển giá, trốn thuế ở một số DN FDI. Có DN luôn báo lỗ, thậm chí lỗ liên tục nhiều năm nhưng vẫn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh thu các năm đều tăng gây thất thoát, thiệt hại cho ngân sách nhà nước (NSNN). “Formosa Hà Tĩnh và Posco Yamoto Vina tổng doanh thu vẫn tăng nhưng nộp NSNN lại giảm từ 101 tỷ đồng xuống còn 92,6 tỷ đồng. Đóng góp cho NSNN chưa tương xứng với những ưu đãi (đất đai, thuế,..) dành cho những DN lớn này”, Bộ Tài chính nhận định.

Trao đổi với Tiền Phong, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng, do ngành Tài chính (trong đó có Thuế) không nắm được sổ sách, kế toán chi tiết của các DN FDI nên dễ xảy ra hoạt động chuyển giá, trốn thuế, gây thất thu lớn cho ngân sách.

“Ví dụ một đôi giày xuất khẩu từ Việt Nam được DN khai báo giá chỉ 17-18 USD, qua công ty con ở Singapore khai giá 50USD, xuất bán sang Mỹ giá 70-80USD”, ông Thành dẫn chứng.

Không riêng gì các công ty thép, theo vị chuyên gia, các công ty đồ uống như Coca-Cola Việt Nam hơn 20 năm đầu tư, hoạt động ở Việt Nam vẫn khai lỗ, song lại không ngừng mở rộng đầu tư. Điều này, theo ông Thành, quá vô lý.

Vị chuyên gia cũng cho rằng, Nhà nước quá chú trọng mời gọi đầu tư, thấy cái lợi trước mắt là tạo công ăn việc làm song chi phí cho nhân công rất rẻ mạt. “Một đoàn thanh tra được cử đến DN lại được đón tiếp hậu hĩnh, phong bao phong bì...dẫn tới làm việc hình thức, qua loa. Chưa kể, DN có thể nhờ vả các mối quan hệ cao hơn bên trên để can thiệp...”, ông Thành nói và nhấn mạnh cần cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt mới giám sát, quản lý hoạt động đầu tư FDI hiệu quả.

Theo TS. Lê ĐăngDoanh, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), thông thường, một DN thua lỗ 3 năm liên tiếp phải tính chuyện đóng cửa, song rất vô lý là có những DN 15-20 năm vẫn báo lỗ và không ngừng mở rộng sản xuất. Bởi thế, ngành Thuế cần xem xét khoản lỗ này của DN FDI là lỗ thực hay lỗ chuyển giá?

“Nhiều DN FDI tại Việt Nam chỉ lắp ráp đơn giản. Họ nhập linh kiện của đơn vị khác trong cùng tập đoàn. Vì vậy, họ có thể chuyển giá bằng cách nâng giá linh kiện nhập khẩu, báo cáo thua lỗ. Trong khi đó, các DN trong tập đoàn cùng nhau chia sẻ lợi nhuận. Bằng cách đó, DN FDI trốn thuế đối với Việt Nam”, ông Doanh nhận định.

TS Lê Đăng Doanh cho rằng, Việt Nam cần thay đổi việc ưu đãi DN FDI hơn DN tư nhân trong nước. Do ưu đãi quá nhiều, nên DN FDI lãi nhiều hơn DN trong nước. Trong khi DN trong nước ngoài các khoản thuế, còn phải có chi phí ngoài pháp luật để “bôi trơn”. Gánh nặng chi phí của DN trong nước nhiều hơn DN FDI.

“Cơ quan chuyên môn của Bộ Tài chính cần tìm cách xác minh rõ, nghiên cứu một vài trường hợp điển hình để đưa ra ánh sáng việc chuyển giá, lãi thật, lỗ giả. Việt Nam cần thu hút FDI nhưng không phải thu hút bằng mọi giá như ưu đãi, nhắm mắt trước sai sót của một vài DN FDI”.

Hàng nghìn doanh nghiệp FDI ở Việt Nam báo lỗ: bất thường? - Ảnh 1.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh

Theo ông Doanh, để điều tra DN FDI dấu hiệu chuyển giá, cơ quan chuyên môn cần liên kết với cơ quan chuyên môn của quốc gia mà DN FDI có trụ sở chính. Từ đó, xác minh, làm rõ chi phí thật linh kiện nhập khẩu.

Để thu hút các dự án FDI hoạt động hiệu quả cao, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đánh giá thận trọng chính sách ưu đãi theo quy mô, theo địa bàn. Cùng với đó là hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế phối hợp các sở, ban, ngành địa phương trong việc cấp phép và quản lý; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, đồng bộ, thông suốt; thanh kiểm tra chống chuyển giá; quy hoạch phát triển hạ tầng đồng bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, 6 địa phương đang thu hút vốn đầu tư FDI lớn nhất cả nước là TPHCM, Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai. Trong đó, dẫn đầu là TPHCM với giá trị tài sản các DN FDI đầu tư ước đạt hơn 1,8 triệu tỷ đồng, chiếm 23,6% vốn đầu tư FDI của cả nước.

Xét theo vùng lãnh thổ, nhóm DN FDI đến từ châu Âu có khả năng sinh lời cao nhất. Nhóm doanh nghiệp FDI đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), British Virgin Island có mức sinh lời hợp lý. Hai quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong tốp 10 nhà đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam là Hong Kong, Trung Quốc có khả năng sinh lời thấp.


Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
5 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
4 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
4 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
3 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
2 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
17 giờ trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.