Hàng nghìn dự án đầu tư công chậm tiến độ, lãng phí

14/09/2018 21:35
Bộ KH&ĐT vừa có báo cáo tổng hợp giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2017. Dù có nhiều biện pháp xử lý nhưng vẫn có tới hàng nghìn dự án đầu tư công chậm, lãng phí và vi phạm quản lý chất lượng, tăng cao hơn so với các năm trước.

Đua nhau chậm tiến độ, lãng phí

Theo thống kê của Bộ KH&ĐT, năm 2017 có tới 1.609 dự án đầu tư công chậm tiến độ, chiếm 3,1% số dự án thực hiện đầu tư. Với các dự án này, chủ đầu tư đều nêu lí do như bố trí vốn không kịp thời, chậm giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, có gần 150 dự án chậm tiến độ do chủ quan; do chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu không đủ năng lực. Số dự án chậm tiến độ này đã tăng gần 150 dự án so với con số của năm 2016.

Ngoài số lượng dự án chậm tiến độ, sau khi kiểm tra hơn 12.800 dự án và đánh giá 18.000 dự án, cơ quan nhà nước còn phát hiện gần 850 dự án gây thất thoát lãng phí. Số lượng dự án lãng phí chỉ được phát hiện khi cơ quan thanh tra, quyết toán, kiểm toán làm việc.

Dù đã qua nhiều bước thẩm định trước khi đầu tư nhưng cơ quan nhà nước phát hiện tới 225 dự án vi phạm quy định thủ tục đầu tư, 22 dự án vi phạm quản lý chất lượng. Có tới gần 300 dự án phải ngừng thực hiện.

Về thực trạng chậm tiến độ, lãng phí của các dự án đầu tư công, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, số liệu trên cho thấy “ngựa vẫn quen đường cũ”, tất cả giải pháp đưa ra cho đầu tư công không có tác dụng.

“Việc đầu tư dàn trải, thất thoát lãng phí vẫn còn lặp lại, chứng tỏ Luật Đầu tư công chưa đi vào cuộc sống. Cơ quan chức năng phải xác minh địa chỉ cụ thể để quy trách nhiệm. Chính phủ yêu cầu quyết liệt có chế tài xử lý việc chậm trễ, lãng phí trong đầu tư công và cần mạnh dạn xử lý những đơn vị sai phạm. Nếu không xử lý nghiêm minh, câu chuyện dự án đầu tư công chậm tiến độ, lãng phí sẽ trở thành bài ca muôn thuở và không bao giờ khắc phục được”, ông Long nhấn mạnh.

Theo ông Long, với dự án lãng phí, có thể mời cơ quan điều tra để tìm nguyên nhân, liệu có việc tham nhũng hay không và quy trách nhiệm rõ ràng.

Nhiều bất cập ở dự án hợp tác công - tư

Ngoài các dự án đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, Bộ KH&ĐT cũng điểm mặt tình hình quản lý các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP). Năm 2017, cả nước có 60 dự án đầu tư theo hình thức PPP được triển khai đầu tư, trong đó 52 dự án được kiểm tra, 18 dự án được đánh giá.

Hiện nay có tới 41 cơ quan báo cáo số liệu về dự án PPP nhưng nhiều đơn vị số liệu không đầy đủ, thiếu thông tin về số dự án kiểm tra, đánh giá, số liệu về vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn. “Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước nhiều dự án đầu tư theo hình thức BOT nhiệt điện nhưng không có số liệu báo cáo”, Bộ KH&ĐT nêu ví dụ.

Đề cập khó khăn vướng mắc trong các dự án PPP, Bộ KH&ĐT cho rằng, có nhiều quy định của pháp luật chưa thực sự phù hợp thực tế ví như quy định dự án BOT giao thông do các nhà đầu tư trong nước thực hiện, chưa thu hút được đầu tư nước ngoài. Vị trí trạm thu phí, mức thu phí còn nhiều bất cập, thiếu minh bạch.

“Trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước về tính hiệu quả của dự án như mức lợi nhuận của nhà đầu tư, thời hạn nhà đầu tư được nhà nước nhượng quyền thu phí của người sử dụng dịch vụ, giá sử dụng công trình, dịch vụ công... chưa rõ ràng. Năng lực giám sát về cơ chế thu phí còn yếu, thiếu minh bạch trong quá trình quản lý hợp đồng”, Bộ KH&ĐT đánh giá.

Tổng vốn đầu tư các dự án PPP theo kế hoạch trong năm 2017 đạt hơn 25,8 nghìn tỷ đồng. Trong đó, hơn 20.400 tỷ đồng vốn vay các ngân hàng thương mại. Vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư chỉ là hơn 5.100 tỷ đồng. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro an toàn hệ thống ngân hàng.

Năm 2017, cả nước có 840 dự án đầu tư công gây thất thoát lãng phí; 1.600 dự án chậm tiến độ và 22 dự án vi phạm quản lý chất lượng; 284 dự án ngừng thực hiện.


Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
41 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
5 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
17 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
29 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
20 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.