Hàng nghìn tấn nông sản chờ đầu ra

04/08/2021 08:01
Các địa phương tiếp tục áp dụng lệnh giãn cách xã hội khiến đầu ra của nông sản ách tắc. Nhiều loại nông sản vừa bước vào vụ đã rớt giá; một số nơi, nông dân không dám thu hoạch vì lo lỗ thêm.

Hàng nghìn tấn nông sản như nhãn, vải, na… ở các tỉnh Bắc Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Lào Cai… đang đến vụ thu hoạch. Tuy nhiên, các địa phương tiếp tục áp dụng lệnh giãn cách xã hội khiến đầu ra của nông sản ách tắc. Nhiều loại nông sản vừa bước vào vụ đã rớt giá; một số nơi, nông dân không dám thu hoạch vì lo lỗ thêm.

Giá nông sản rớt “thảm”

Tại Bắc Giang, dịch COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, nhiều xe chở nông sản của tỉnh vận chuyển đi tiêu thụ ở tỉnh khác không còn được như trước, khiến người dân không khỏi lo lắng.

Anh Nguyễn Tiến Dũng (một tiểu thương ở Yên Dũng, Bắc Giang) cho biết, trong ngày 27/7 vừa qua, lái xe của công ty dù đã xét nghiệm âm tính SARS - CoV2 nhưng khi đến địa bàn Hà Nội phải quay đầu xe, do lực lượng chức năng yêu cầu giấy xét nghiệm có hiệu lực trong 3 ngày.

“Nếu chờ làm xét nghiệm tiếp sẽ kéo dài thời gian khiến na bị hỏng, nên công ty chấp nhận chở 2 xe na về bán trong tỉnh. Giá na nếu tiêu thụ ở Hà Nội là 45-50 nghìn đồng/kg, nhưng khi về ở Bắc Giang chỉ còn 25-30 nghìn đồng/kg. Tính ra lỗ nặng”, anh Dũng nói.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Bắc Giang cho biết, hiện tại, tỉnh này có khoảng 3,2 nghìn ha nhãn, với sản lượng ước đạt hơn 20 nghìn tấn và khoảng 15 nghìn tấn na. Thời gian thu hoạch các loại quả này tập trung từ cuối tháng 7 đến hết tháng 9.

Bên cạnh đó, đàn lợn trên địa bàn tỉnh với hơn 940 nghìn con, đàn gia cầm 20,8 triệu con… cũng đang trong giai đoạn xuất chuồng.

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cần thống nhất trong việc kiểm tra, kiểm soát lưu thông hàng hóa để khâu vận chuyển tiêu thụ nông sản diễn ra thông suốt.

Theo ông Thành, với thị trường nội tỉnh, việc tiêu thụ tương đối thuận lợi.

Tuy nhiên, trong tình hình các địa phương đều siết chặt kiểm soát dịch COVID-19, nông sản Bắc Giang vận chuyển sang các tỉnh, thành phố khác gặp không ít trở ngại. Nhiều thương nhân ở Thái Nguyên, Hà Nội, Lạng Sơn…vì lo phải cách ly nên không đến thu mua như trước.

Tại Sapa (Lào Cai), nơi được mệnh danh là “thủ phủ rau ôn đới”, người dân cũng đang thấp thỏm không yên khi hàng trăm ha rau, hoa đến vụ thu hoạch nhưng giá rớt thảm. Các hộ gia đình phải chạy tìm đầu ra. Chưa bao giờ nông dân ở Sa Pa, bị lâm vào cảnh chật vật như hiện nay.

Ông Vương Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND thị trấn Sapa cho biết, Sa Pa có khoảng 170 ha su su với sản lượng 8.000-9.000 tấn. Trước đây, thị trường chính là Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội.

Tuy nhiên, vừa qua những địa phương này đều là vùng dịch bệnh nên nhu cầu của các siêu thị, khu công nghiệp, bếp ăn giảm mạnh. Giá su su đang rớt từ 12 đến15 nghìn đồng/kg xuống chỉ còn 5-7 nghìn đồng/kg.

Các loại nông sản như mận giá giảm từ 70 nghìn đồng/kg xuống còn 30 nghìn đồng/kg; cá nước lạnh sản lượng 560 nghìn tấn giá giảm từ 200 nghìn đồng/kg xuống còn 120 nghìn đồng/kg. Không chỉ nông sản, giá bán của các loại hoa cũng giảm mạnh.

Tại Sơn La, hơn 68 nghìn tấn mận, 71 nghìn tấn xoài, 100 nghìn tấn nhãn…đang bước vào vụ thu hoạch nhưng lượng tiêu thụ đang khá chậm. Một số nơi ở Tuyên Quang, nông dân còn không thu hoạch nhãn do sợ phát sinh thêm chi phí, dẫn tới thua lỗ.

Dễ đứt gãy chuỗi cung ứng cục bộ

Trao đổi với PV Tiền Phong, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trước tình hình đầu ra của nông sản ở các tỉnh phía Bắc gặp nhiều khó khăn, Bộ NN&PTNT vừa lập tổ công tác đặc biệt tháo gỡ những vướng mắc tại những tỉnh này (từ Thừa Thiên Huế trở ra).

Theo ông Tiến, nhiều tỉnh, thành phố vừa kéo dài thời gian giãn cách xã hội khiến nguy cơ đứt gãy những chuỗi sản xuất nông sản rất dễ xảy ra nếu không có những giải pháp kịp thời. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cần thống nhất kiểm tra, kiểm soát lưu thông hàng hóa để khâu vận chuyển tiêu thụ nông sản diễn ra thông suốt.

“Một trong những giải pháp cấp bách hiện nay để duy trì đà tăng trưởng. Tổ công tác đặc biệt của Bộ NN&PTNT sẽ yêu cầu các địa phương đánh giá tình hình cụ thể và cần hỗ trợ ra sao.

Trước mắt, sẽ lập những đầu mối, doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ nông sản để kết nối với nguồn cung. Từ đó, tùy thuộc vào tình hình tại địa phương sẽ có những chỉ đạo, phương án chi tiết”, Thứ trưởng Tiến nói đồng thời cho biết thêm: Ở khu vực phía Bắc, Hà Nội là địa phương tiêu thụ nông sản lớn nhất vùng.

Do vậy, sau khi được thành lập, Tổ công tác ngay lập tức làm việc với UBND TP Hà Nội đề xuất phương án thành lập các địa điểm trung chuyển nông sản giữa Hà Nội với các địa phương…, nhằm tránh tình trạng nông sản ùn ứ tại nơi sản xuất, trong khi nơi tiêu thụ lại thiếu hàng.

Đối với xuất khẩu, theo thứ trưởng Tiến, Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, và tháo gỡ những ách tắc tại các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc; đồng thời khuyến cáo người dân tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp tục khai thác lợi thế của sàn thương mại điện tử , quảng bá, mở rộng thị trường cho nông sản.

Tin mới

Khởi động giải marathon Quốc tế Di sản Hà Nội 2025: Đường chạy hoàn toàn mới, độc đáo cho các vận động viên
9 giờ trước
Giải chạy Standard Chartered marathon di sản Hà Nội 2025 sẽ diễn ra vào tháng 11 tới đây, dự kiến thu hút hàng nghìn vận động viên.
Vì sao gói bim bim to đùng nhưng bên trong có rất ít bánh?
8 giờ trước
Nhiều người có cảm giác hụt hẫng khi mở gói snack to đùng nhưng bên trong chỉ có lượng bánh rất ít ỏi, phải chăng nhà sản xuất muốn đánh lừa cảm giác khách hàng?
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
7 giờ trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Hyundai tiếp tục xả hàng loạt xe hot đời 2024: Cao nhất 75 triệu đồng, đại lý bồi thêm nhiều ưu đãi
6 giờ trước
Chương trình ưu đãi áp dụng với xe sản xuất năm 2024 (VIN 2024).
Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
6 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.594.820 VNĐ / tấn

185.50 JPY / kg

3.94 %

- 7.60

Đường

SUGAR

10.856.513 VNĐ / tấn

19.21 UScents / lb

1.94 %

- 0.38

Cacao

COCOA

240.902.372 VNĐ / tấn

9,397.50 USD / mt

4.79 %

+ 429.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.598.397 VNĐ / tấn

379.72 UScents / lb

1.87 %

- 7.25

Gạo

RICE

15.425 VNĐ / tấn

13.23 USD / CWT

0.56 %

- 0.08

Đậu nành

SOYBEANS

9.479.431 VNĐ / tấn

1,006.40 UScents / bu

2.24 %

- 23.10

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.023.704 VNĐ / tấn

283.95 USD / ust

1.13 %

- 3.25

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
7 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng
10 giờ trước
Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, hụt tới hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.
Việt Nam có loại cây trà quý hiếm: "Thần dược" ra sao mà người Trung Quốc lùng mua cả cây, hoa, lá?
10 giờ trước
Đây là một loại cây đã có lâu đời ở Việt Nam, có tác dụng phòng hộ rừng. Thời gian gần đây, tác dụng của loại cây này mới được biết đến và được “săn lùng”.
Một loại sản vật thế giới lên cơn khát còn Việt Nam trồng hơn 600.000 ha: Giá tăng gần gấp đôi Nhật Bản vẫn mua mạnh, thu hơn 3.300 tỷ từ đầu năm
17 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này giúp Việt Nam thu về số tiền kỷ lục.