Hàng thời trang "Made in Cambodia" có thể lên ngôi nhờ Tổng thống Trump

21/08/2018 14:22
Những chiếc túi xách bạn mua lần tới ít có khả năng mang nhãn hiệu "Made in China".

Các công ty thời trang, vốn mong muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình, đã mở rộng sang các khu vực Đông Nam Á như lựa chọn thay thế cho Trung Quốc. Việc này diễn ra trước khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc nổ ra, tính từ thời điểm Tổng thống Trump đánh thuế hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc hồi đầu tháng 7.

Ở thời điểm hiện tại, thuế quan được áp với nhiều mặt hàng thời trang của Trung Quốc, trong đó có túi xách. Quyết định của Chính quyền Tổng thống Trump khiến Campuchia hay Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết với các nhà sản xuất hàng tiêu dùng như Steven Madden Ltd. và Tapestry Inc.

Trong khi tổng thống Trump thu thuế hàng hóa từ rất nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước đồng minh thân cận, Mỹ vẫn cho phép một số sản phẩm của Campuchia tiếp tục được miễn thuế khi vào thị trường này.

Steve Lamar, phó chủ tịch điều hành Hiệp hội may mặc và giày dép Mỹ, cho biết: "Sự thay đổi đang diễn ra. Các cuộc đàm phán về thuế quan đã tạo ra rất nhiều nghi ngại và các công ty buộc phải đánh giá họ có thể thay đổi chuỗi cung ứng nhanh như thế nào".

Một nghiên cứu được Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Mỹ công bố hồi tháng 7 cho thấy trong tất cả các công ty tham gia khảo sát có nguồn gốc từ Trung Quốc, 67% tuyên bố sẽ cắt giảm giá trị hoặc khối lượng sản xuất ở quốc gia này trong hai năm tới. Bảo hội thương mại của Mỹ được liệt vào vị trí số 1 trong những thách thức của ngành công nghiệp này.

Edward Rosenfeld, CEO của thương hiệu thời trang Steven Madden, nhấn mạnh công ty đã chuyển dây chuyền sản xuất túi xách sang Campuchia từ Trung Quốc. Nhà sản xuất giày và phụ kiện nhận thấy 15% nguồn túi sách của họ sẽ được sản xuất ở Campuchia trong năm nay và nhiều gấp đôi vào năm 2019.

Tapestry, công ty hàng xa xỉ đứng sau nhãn hiệu túi xách Coach và Kate Spade, cũng đã thực thi một chiến lược tương tự, thúc đẩy sản xuất của họ ở Việt Nam và chỉ để lại hơn 5% tổng số lượng hàng sản xuất ở Trung Quốc. Tháng 12 năm ngoái, Vera Bradley cũng đề cập tới việc xem xét chuyển các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc đến Campuchia và Việt Nam.

Matt van Roosmalen, nhà quản lý của Công ty Tư vấn Đầu tư Emerging Markets Consulting tại Campuchia, nhấn mạnh: "Đất nước này đã đưa ra nhiều ưu đãi đầu tư tốt. Trong khi đó, việc giảm thuế sẽ giúp các công ty đẩy mạnh năng lực sản xuất ở Campuchia, điều họ không còn nhận được tại Trung Quốc".

Theo báo cáo hàng năm của Ngân hàng Quốc gia Campuchia, xuất khẩu giày dép của Campuchia cũng đã tăng 25% trong năm 2017 trong khi xuất khẩu hàng may mặc tăng 8% so với cùng kỳ mà một phần do nhu cầu tăng cao ở Mỹ. Trong khi đó, Việt Nam đã tranh thủ được sự bùng nổ kinh tế và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó phải kể đến Samsung Electronics Co. và Intel Corp, để trở thành một trung tâm sản xuất của Đông Nam Á.

Ngay cả khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang, Campuchia vẫn được hưởng đặc quyền miễn thuế với các sản phẩm như túi xách, va li và ví. Đây là một phần của chương trình hỗ trợ những nước có thu nhập thấp của Mỹ và Chính quyền Tổng thống Trump vẫn duy trì. Ngoài ra, chi phí lao động ở Campuchia chỉ bằng ¼ so với ở Trung Quốc và đây cũng là nước có chi phí nhân công rất thấp.

Tuy nhiên, năng suất lao động thấp lại trở thành thách thức với Campuchia. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng kém phát triển góp phần gây khó khăn cho việc vận tải hàng hóa rời đất nước. Đây là những điều mà các công ty nước ngoài dễ tìm thấy ở Trung Quốc.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
6 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
3 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
24 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
17 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.