Hàng triệu khách hàng của Vietcombank, Techcombank, BIDV... nhận tin vui

02/03/2022 16:55
Các ngân hàng và doanh nghiệp viễn thông đã thống nhất được phương án thu phí SMS Banking chung là 11.000 đồng/tháng. Đây là mức phí thấp hơn nhiều so với biểu phí mà các nhà băng đang áp dụng.

Xu hướng sử dụng các hình thức chuyển khoản qua internet lên ngôi trong những năm gần đây kéo theo lượng tin nhắn SMS thông báo từ ngân hàng gửi về cũng gia tăng đột biến. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng thay đổi cách thu phí SMS kể từ 1/1/2022 dẫn đến việc người dùng phải bỏ ra số tiền hơn nhiều so với trước đây.

Vào cuối năm 2021, Vietcombank thông báo tăng phí SMS Banking từ 11.000 đồng/tháng lên 11.000 - 77.000 đồng/tháng tùy số lượng tin nhắn.

Cụ thể, nếu số lượng tin nhắn trong tháng dưới 20 tin, Vietcombank thu phí 10.000 đồng/tháng; từ 20 đến dưới 50 tin nhắn là 25.000 đồng/tháng; từ 50 đến dưới 100 tin là 50.000 đồng/tháng; từ 100 tin nhắn trở lên là 70.000 đồng/tháng. Các mức phí trên chưa bao gồm VAT.

Như vậy, trong 1 năm, khách hàng có thể phải đóng phí tin nhắn SMS Banking cao nhất lên tới 924.000 đồng/năm (bao gồm cả VAT 10%). Đây là một mức phí không hề nhỏ để báo biến động số dư cho một khách hàng cá nhân.

Trước đó, Vietcombank chỉ áp dụng mức phí đối với dịch vụ SMS chủ động là 11.000 đồng/tháng/số điện thoại. Do đó, nhiều khách hàng hiện phải trả mức phí dịch vụ tin nhắn cao gấp 2,5 – 7 lần so với trước đây.

BIDV cũng có mức thu phí khá tương đương với Vietcombank: đối với 0-15 SMS/tháng, ngân hàng thu phí 9.900 đồng, từ 16-50 SMS/tháng thu phí 33.000 đồng, từ 51-100 SMS/tháng có phí 60.500 đồng và từ 100 SMS/tháng thu phí 77.000 đồng.

Tại Techcombank, phí SMS Banking áp dụng cho khách hàng thông thường được chia theo các mốc: 0-15 SMS/tháng phí 13.200 đồng, 16-30 SMS/tháng phí 19.800 đồng, 31-60 SMS/tháng phí 44.000 đồng, trên 61 SMS/tháng 82.500 đồng/tháng.

Nhóm ngân hàng có mức thu phí SMS Banking thấp hơn có thể kể đến VPBank, VietinBank, ACB, HDBank,…

Cụ thể, tại VPBank và MB, phí dịch vụ SMS banking đối với các thông báo giao dịch tài khoản qua tin nhắn điện thoại là 13.200 đồng/tháng. Hay tại VietinBank, phí duy trì dịch vụ SMS biến động số dư là từ 9.900-15.400 đồng/tháng. 

Thống nhất mức phí SMS Banking 11.000 đồng/tháng

Tại cuộc họp mới đây do Cục Viễn thông và Hiệp hội ngân hàng chủ trì, các ngân hàng và doanh nghiệp viễn thông đã thống nhất được phương án thu phí chung là 11.000 đồng/tháng.

Đây là tin vui đối với các khách hàng đang sử dụng dịch vụ này của các ngân hàng.

Được biết, hiện có khoảng 20 triệu khách hàng đang sử dụng dịch của Vietcombank. Giả sử các khách hàng này đều sử dụng SMS Banking thì số tiền tiết kiệm được sẽ lên tới hàng chục tỷ đồng nếu so với biểu phí lũy tiến đang áp dụng.

Việc thống nhất mức thu phí chung là 11.000 đồng/tháng cũng sẽ giúp nhiều người dùng trong gần 12 triệu khách hàng BIDV hưởng lợi. Tương tự, không ít khách hàng trong tệp 9,6 triệu người dùng dịch vụ Techcombank sẽ tiết kiệm được chi phí nếu ngân hàng áp dụng mức thu chung 11.000 đồng/tháng.

Ông Trần Duy Hải, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết: "Cuối cùng thì các doanh nghiệp viễn thông và các ngân hàng thương mại cũng đã thống nhất được phương án 11.000 đồng đã bao gồm thuế VAT, không giới hạn số tin nhắn với sự đồng thuận của các ngân hàng. Mức phí này thì nó sẽ giúp thúc đẩy người dân không ngần ngại thanh toán không dùng tiền mặt khi mà họ bị giới hạn và trải nghiệm thì thuận lợi".

Tiêu tiền được tiền cùng thẻ Vietcombank

Vietcombank tiếp tục gia hạn ưu đãi từ nay đến 8/4/2022 tại Grab dành cho các chủ thẻ quốc tế với mức chiết khấu trực tiếp lên đến 40.000 VNĐ/đơn hàng. Cụ thể:

- Các ngày thứ 4 và thứ 6, Grabcar giảm 20.000 VNĐ cho giao dịch 50.000 VNĐ (Tối đa 1.000 lượt/ngày); Grabfood giảm 30.000 VNĐ cho giao dịch từ 80.000 (Tối đa 500 lượt/ngày).

- Các ngày đặc biệt trong tháng (3/3, 4/4…) Grabcar giảm 30.000 VNĐ cho giao dịch từ 60.000 VNĐ (Tối đa 1.500 lượt/ngày); Grabfood giảm 40.000 VNĐ cho giao dịch từ 80.000 (Tối đa 1.500 lượt/ngày).

Xem thông tin chi tiết tại đây.

https://cafef.vn/hang-trieu-khach-hang-cua-vietcombank-techcombank-bidv-nhan-tin-vui-20220302163327775.chn

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
3 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
3 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Xe ga 110cc dáng lạ của Honda về đại lý Việt: Trang bị ngang cơ Vision, 'ăn xăng' 1,7 lít/100 km
3 giờ trước
Chiếc xe ga của Honda được trang bị một số phụ kiện độc quyền, giúp xe trở nên phong cách hơn.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
3 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Bắt chủ cơ sở sản xuất, bán trót lọt hàng chục ngàn sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật giả
4 giờ trước
Đối tượng đã lên mạng internet để tìm hiểu một số mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật đang được thị trường tiêu thụ lớn sau đó đặt in tem nhãn, bao bì giả của các sản phẩm này.

Tin cùng chuyên mục

"Món hời" khi mua MacBook Air M4, iPad Air M3 tại Việt Nam
4 giờ trước
Dải sản phẩm mới của Apple như Macbook air hay iapd air đang được giảm giá tốt tại Việt Nam ngay khi lên kệ.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
5 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
1 ngày trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
2 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.