Hàng triệu sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp năm 2020 có nguy cơ thất nghiệp vì Covid-19

03/05/2020 20:15
Hàng triệu sinh viên Trung Quốc sắp tốt nghiệp có nguy cơ không thể tìm được việc làm.

"Tốt nghiệp đồng nghĩa thất nghiệp" vốn là một câu nói vui của giới sinh viên Trung Quốc. Chúng thường được sử dụng nhiều trong những đợt thi tốt nghiệp của các trường đại học.

Tuy nhiên năm 2020 sẽ hoàn toán khác khi 9 triệu sinh viên sắp thi tốt nghiệp vào tháng 6 tới đây. Con số sinh viên ra trường này cao kỷ lục trong lịch sử lại đang khiến chính quyền Bắc Kinh đau đầu.

Với việc mới nới lỏng lệnh cách ly sau dịch Covid-19, nền kinh tế Trung Quốc còn khá mờ mịt và cơ hội việc làm của những sinh viên tốt nghiệp năm 2020 có vẻ cũng chẳng sáng sủa hơn. Thị trường lao động năm nay được cho là sẽ ảm đạm khi các doanh nghiệp phải sa thải bớt nhân công hoặc ngừng thuê thêm để cắt giảm chi phí.

Hiện nay, thất nghiệp đang là thách thức lớn nhất với Trung Quốc khi chúng ảnh hưởng tới nhiều mặt của xã hội, từ kích cầu tiêu dùng cho đến khủng hoảng kinh tế.

Hàng triệu sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp năm 2020 có nguy cơ thất nghiệp vì Covid-19 - Ảnh 1.

Trong tháng 2/2020, tỷ lệ thất nghiệp tại các thành thị ở Trung Quốc đã tăng lên 6,2%, mức kỷ lục trong lịch sử. Mặc dù con số này giảm nhẹ xuống 5,9% vào tháng 3/2020 do một số doanh nghiệp mở cửa trở lại nhưng các chuyên gia kinh tế của hãng EIU nhận định tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc có thể đạt 10% vào cuối năm nay.

Đấy là chưa kể đến hàng chục triệu lao động nhập cư đang phải tạm ở lại quê hương, vùng nông thôn trên khắp Trung Quốc. Rất nhiều trong số họ không thể quay trở lại thành thị làm việc vì không có ai thuê.

Trong những ngày gần đây, các trường đại học trên khắp cả nước luôn tổ chức những cuộc họp nhằm thảo luận vấn đề tìm việc làm cho sinh viên sau khi họ tốt nghiệp và chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Những từ ngữ như "khẩn cấp", "nhiệm vụ chính trị" hay "bất ổn xã hội" được dùng thường xuyên.

Năm 2019, chỉ 50% trong số lao động nhập cư tại các thành thị Trung Quốc là sinh viên tốt nghiệp. Thông thưởng khoảng 60% trong số họ sẽ được các công ty vừa và nhỏ tuyển dụng. Trớ trêu thay, đây lại là những doanh nghiệp chịu tổn thương nặng nhất vì dịch Covid-19.

Ngày 14/4/2020, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã phải thừa nhận tình hình việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp năm nay là vô cùng khó khăn.

Mọi năm, các công ty sẽ tổ chức những hội chợ việc làm sau Tết Nguyên Đán nhằm tuyển dụng lao động nhưng với lệnh cách ly và đóng cửa như năm nay, chẳng có cơ hội tìm việc làm nào cho các lao động sau đợt nghỉ lễ.

Một số doanh nghiệp tận dụng công nghệ trực tuyến để phỏng vấn online nhưng phần lớn các công ty chẳng có nhiều nhu cầu tuyển dụng năm nay do thị trường tiêu dùng bị giảm cũng như các lệnh cách ly làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.

Hàng triệu sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp năm 2020 có nguy cơ thất nghiệp vì Covid-19 - Ảnh 2.

Khảo sát của trường đại học Bắc Kinh và hãng tuyển dụng Boss Zhipin cho thấy số việc làm trong quý I năm nay thấp hơn 30% so với cùng kỳ năm trước. Đối với những công việc ngành tài chính chấp nhận sinh viên mới ra trường, con số này là hơn 50%. Trong khi đó, số sinh viên năm cuối tìm kiếm việc làm trên mạng tăng tới 50%.

Ngay cả những sinh viên sáng giá tốt nghiệp từ các trường nổi tiếng, cơ hội việc làm cũng chẳng cao. Công ty có xu hướng chọn những người giỏi nhất vì việc làm ít, cạnh tranh cao. Thậm chí họ có xu hướng tuyển những người đã có kinh nghiệm hơn là sinh viên mới tốt nghiệp để tiết kiệm chi phí đào tạo.

Cạnh tranh việc làm vốn vô cùng căng thẳng trong giới sinh viên trong những năm gần đây nhưng với dịch Covid-19, tình hình sẽ còn tồi tệ hơn. Cô Miriam Zhang, một sinh viên mới tốt nghiệp tại Sơn Đông cho biết mình đã gửi tới 100 đơn xin việc trong 2 tháng qua nhưng chỉ có 6 hồi âm. Thậm chí có những vị trí thu hút tới 3.000 ứng cử viên cạnh tranh.

Theo khảo sát của China Youth Daily, một tờ báo chính thống của nhà nước, hơn 50% số người được hỏi hiện nay mong muốn tìm kiếm những công việc ổn định hơn là so sánh về mức lương. Bản thân cô Zhang hiện cũng đang chuyển hướng tìm kiếm công việc của các doanh nghiệp quốc doanh chứ không quá so sánh về mức lương giữa các công ty.

Chính phủ hành động

Các quan chức Trung Quốc nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề và đang cố gắng có động thái hỗ trợ. Họ đã chỉ đạo trực tiếp cho các công ty quốc doanh tăng cường tuyển dụng, đồng thời cam kết sẽ mở rộng khối hành chính công để giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Hàng triệu sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp năm 2020 có nguy cơ thất nghiệp vì Covid-19 - Ảnh 3.

Hãng dầu khí quốc doanh Trung Quốc Sinopec mới đây đã tuyển dụng 6.600 lao động và vẫn tìm kiếm thêm 3.500 người nữa, một con số cao kỷ lục trong 1 đợt tuyển dụng của hãng này.

Trước đây, sinh viên Trung Quốc vốn không cần phải tìm kiếm việc làm mà được chính phủ bổ nhiệm trong thời kỳ bao cấp. Mọi chuyện chỉ chấm dứt vào thập niên 1990 khi thị trường mở cửa.

Tuy nhiên với ảnh hưởng từ dịch Covid-19, chính quyền Bắc Kinh đang lại phải một lần nữa can thiệp nhằm đảm bảo việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp. Chính quyền địa phương tại Chengdu hay thậm chí tại thủ đô Bắc Kinh đã quyết định tuyển dụng thêm lao động nhắm vào sinh viên mới tốt nghiệp cho mảng hành chính công.

Tại một số địa phương như quận Pudong-Thượng Hải, chính quyền địa phương còn đề nghị hỗ trợ bằng tiền, hiện vật hay cắt giảm các chi phí bảo hiểm bắt buộc nếu sinh viên mới tốt nghiệp đi xin việc.

Đối với Trung Quốc, việc để sinh viên tốt nghiệp không có việc làm là một điều nguy hiểm cho ổn định xã hội.

Số liệu của hãng tuyển dụng Zhaopin tại đây cho thấy 1/3 số sinh viên mới tốt nghiệp Trung Quốc kiếm được 6.000-8.000 Nhân dân tệ/tháng cho công việc đầu tiên, còn lại là thấp hơn. Tuy vậy chỉ có 1/5 trong số này giữ được mức lương đó và tiếp tục thăng tiến.

Năm 2020, có lẽ sự thất vọng của các sinh viên tốt nghiệp Trung Quốc sẽ còn lớn hơn nữa và đây là một thách thức không hề nhỏ cho chính phủ.

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
9 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
3 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
4 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
4 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
5 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
22 giờ trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.
Chiếc iPhone này đang bán chạy nhất thế giới, không phải iPhone 16!
1 ngày trước
Theo Counterpoint Research, trong quý 3/2024, mẫu iPhone này đang có doanh số bán ra cao nhất thế giới.
Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán hàng: Có dễ thực hiện?
1 ngày trước
Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi lần này nêu rõ trách nhiệm cho các sàn TMĐT phải kê khai thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT.
6 tháng, Ngân hàng Nhà nước bán ra hơn 13 tấn vàng: Vì sao người Việt vẫn "mê" vàng đến thế?
1 ngày trước
Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng ra thị trường hơn 13 tấn vàng trong vòng 6 tháng để "hạ nhiệt" giá vàng.