Hành trình truy lùng dấu vết đường dây trộm cắp tiêu thụ hàng nghìn xe máy xuyên quốc gia

03/12/2017 09:23
Nhắc đến Chuyên án 147P, lực lượng Chống tội phạm xâm phạm sở hữu (Đội 6), Phòng Cảnh sát Hình sự (CSHS) - CATP Hà Nội nhớ ngay đến những ngày “nằm gai nếm mật” ở các tuyến biên giới phía Bắc và Tây Nam, lật từng viên gạch để truy “nóng” dấu vết những kẻ trộm cắp, tiêu thụ xe máy xuyên biên giới quốc gia...

“Cuối năm 2016, đầu năm 2017, qua công tác trinh sát, chúng tôi phát hiện hoạt động trộm cắp xe máy trên địa bàn Hà Nội của nhiều đối tượng tỉnh ngoài, rồi mang tang vật ra nước ngoài tiêu thụ” - Trung tá Phan Quang Vinh, Đội phó Đội 6, Phòng CSHS - CATP Hà Nội cho biết.

Đối tượng Định tại Phòng CSHS - CATP Hà Nội

Khó như “mò kim đáy bể”

Giữa năm 2016, trên địa bàn Hà Nội và một số vùng lân cận đã xảy ra nhiều vụ trộm cắp xe máy. Tội phạm lợi dụng sơ hở của người dân không khóa cổ, khóa càng xe máy, để xe ở nơi công cộng không có người trông giữ để trộm cắp. Có vụ tội phạm lợi dụng ban đêm, đột nhập nhà dân trộm cắp một lúc nhiều xe máy... Trước tính chất hoạt động phức tạp của tội phạm này, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc CATP Hà Nội đã chỉ đạo Phòng CSHS - CATP lập kế hoạch phối hợp với Công an các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố và Công an các tỉnh, thành trong cả nước điều tra, truy xét, làm rõ các đối tượng trộm cắp xe máy.

Gần 1 năm thực hiện các biện pháp trinh sát tại nhiều địa phương, thu thập thông tin về hoạt động của đối tượng trộm cắp xe máy, cơ quan điều tra gặp khó khăn, tưởng như “mò kim đáy bể”, bởi chúng thực hiện các vụ trộm rất tinh vi, xóa sạch mọi dấu vết... Đầu tháng 10-2017, Đội 6 đã phát hiện một nhóm đối tượng có biểu hiện hoạt động bất minh, thậm thụt ra vào nơi ở của Nguyễn Quang Định (SN 1980), ở thôn Xuân Dương, xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn.

Chuyên án 147P được xác lập và ngày 5-10-2017, sau khi được Giám đốc CATP phê duyệt kế hoạch đấu tranh chuyên án, 7 tổ công tác đặc biệt do Đại tá Dương Văn Giáp, Trưởng phòng CSHS - CATP Hà Nội chỉ huy, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thiếu tướng Đinh Văn Toản, Phó Giám đốc CATP, đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác của CATP Hà Nội và Công an các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Phước, Đồng Nai, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh... đồng loạt tiến hành bắt, khám xét khẩn cấp nơi ở của Nguyễn Quang Định và 28 đối tượng có liên quan khác trong đường dây trộm cắp, tiêu thụ xe máy mang tính chất xuyên quốc gia.

Những chiếc xe máy tang vật các vụ trộm cắp tiêu thụ tài sản do Định cùng đồng bọn gây ra

Bóc gỡ 7 ổ nhóm tội phạm nguy hiểm

Cho đến bây giờ, khi Chuyên án 147P đang bước vào giai đoạn hoàn tất điều tra, các đối tượng chính đã sa lưới pháp luật, nhưng các chiến sỹ Phòng CSHS - CATP Hà Nội vẫn còn nhiều việc phải làm để sớm đưa tội phạm ra ánh sáng pháp luật. Theo Đại tá Dương Văn Giáp, trong quá trình đấu tranh chuyên án, cơ quan điều tra đã làm rõ sự liên kết của 7 ổ nhóm tội phạm chuyên trộm cắp và tiêu thụ xe máy hoạt động trên địa bàn Hà Nội và toàn quốc; tiêu thụ tang vật liên quốc tế (từ Việt Nam sang Campuchia và Trung Quốc).

Ổ nhóm tội phạm thứ nhất, giữ vai trò chủ đạo là Nguyễn Quang Định, trú tại thôn Xuân Dương, xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn. Nhóm này gồm 25 đối tượng, dưới sự chỉ đạo của Định hoạt động trộm cắp xe máy tại địa bàn các quận, huyện Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Tây Hồ. Định là đối tượng đang bị CAH Sóc Sơn truy nã về tội đánh bạc, nhưng vẫn hoạt động trộm cắp cùng đồng bọn và lẩn trốn tại nhà người thân ở thôn Xuân Dương. Tại đây, Định cũng mua xe máy của các đối tượng trộm cắp và chỉ mua những chiếc xe đắt tiền như Honda SH, Piaggio LX... Để phục vụ cho hoạt động tội phạm này, tại nơi ở của Định có tường cao bao quanh, trên cùng được cài dây thép gai và gắn hệ thống camera chi chít để phát hiện người lạ xâm nhập, hòng tìm cách đối phó.

Sau khi thu mua xe máy của các đối tượng trộm cắp, Định liên lạc và bán xe máy cho Nguyễn Văn Dũng (SN 1975), trú tại huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Sau đó, Dũng cùng đồng bọn tiếp tục mang những chiếc xe máy mua của Định sang Trung Quốc tiêu thụ. “Trong quá trình phối hợp với Công an Hà Nội điều tra, khám phá đường dây tội phạm do Nguyễn Quang Định cầm đầu, các đồng nghiệp Công an tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện, bắt giữ ổ nhóm 5 đối tượng tiêu thụ xe máy trộm cắp, vận chuyển bán sang Trung Quốc qua Cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn. Các đối tượng khai đã mua 300 xe máy các loại, là tang vật các vụ trộm cắp của Định để chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ” - Chỉ huy Phòng CSHS, CATP Hà Nội thông tin.

Ổ nhóm tội phạm thứ hai do Nguyễn Văn Dũng cầm đầu và các giao dịch mua bán xe gian với Định cũng như các đối tượng khác được Dũng cùng đồng bọn tổ chức trên dọc trục Quốc lộ 18, gần xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn, giáp ranh với thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, Bắc Ninh.

Ngoài ra, Dũng còn thuê các đối tượng nhận và vận chuyển xe máy gian về cho Dũng, trả tiền công 700 nghìn đồng/xe. Không chỉ tiêu thụ xe gian ở khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn, các đối tượng còn đưa xe trộm cắp tới khu vực biên giới ở TP Móng Cái, Quảng Ninh rồi mang sang Trung Quốc bán. Liên quan đến hoạt động phạm tội của Nguyễn Văn Dũng và Nguyễn Quang Định, lực lượng CSHS - CATP Hà Nội còn làm rõ vai trò quan trọng của các mắt xích như Nguyễn Văn Thụy (SN 1975, trú tại huyện Đông Triều, Quảng Ninh) và Cao Văn Tân (SN 1965, cùng quê với Thụy). Sau khi bán được xe gian, các đối tượng thanh toán tiền cho nhau dưới hình thức chuyển qua tài khoản hoặc gửi qua xe khách.

Mở rộng chuyên án, Phòng CSHS - CATP Hà Nội đã làm rõ hoạt động tội phạm của nhóm tội phạm thứ ba do Đỗ Văn Khoa (SN 1990, ở TP Móng Cái) cầm đầu. Sau khi nhập xe gian của Dũng, Khoa đã thuê người vận chuyển với giá 300 nghìn đồng/xe bằng các loại xe tải và xe khách. Sau đó, Khoa thuê người mang những chiếc xe gian sang Trung Quốc bán qua các tuyến đường mòn hoặc bằng thuyền qua sông KaLong.

Ổ nhóm tội phạm thứ tư lộ sáng gồm 6 đối tượng, do Đinh Thị Hòa (SN 1982, trú tại TP Ninh Bình) cầm đầu. Khi có mối bán xe trộm cắp, Hòa mua và bán tiếp cho Nguyễn Văn Thụy và gửi xe gian qua ô tô khách loại 45 chỗ có hầm chứa ở gầm đựng được xe máy, vận chuyển về huyện Đông Triều, sau đó mang sang Trung Quốc bán qua khu vực đường tiểu ngạch ở TP Móng Cái.

Ổ nhóm tội phạm thứ năm có sự góp mặt tích cực của Hoàng Thành Hưng (SN 1990, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội). Nhóm tội phạm này chuyên hoạt động trộm cắp, tiêu thụ xe máy trên địa bàn các quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và Long Biên, có sự liên kết với Đỗ Văn Khoa để chuyển xe gian về Quảng Ninh rồi tiêu thụ sang Trung Quốc.

Các ổ nhóm tội phạm thứ sáu và bảy do Hạ Văn Dũng (SN 1969, ở thị xã Sơn Tây); Nguyễn Thị Bích Liên (SN 1978, ở quận Long Biên, Hà Nội) và Trịnh Thị Tuyết (SN 1966, trú tại quận Bình Chánh, TP. HCM), Đỗ Quang Hà (SN 1968, trú tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) cầm đầu. Các đối tượng này cùng đồng bọn trộm cắp xe máy trên địa bàn Hà Nội, rồi hẹn giao nhận xe, thanh toán tiền tại khu vực bến xe Nước Ngầm, quận Hoàng Mai, trước khi vận chuyển đi Bình Phước, TP. HCM tiêu thụ.

Đáng chú ý, ổ nhóm tội phạm do Hà và Tuyết cầm đầu đã mua xe gian rồi vận chuyển bằng xe ô tô khách và xe tải lên khu vực biên giới tỉnh Tây Ninh, bán sang Campuchia. Từ cuối năm 2016 đến nay, nhóm tội phạm có sự liên kết giữa Dũng, Tuyết và Hà đã mua bán, tiêu thụ 500 chiếc xe máy các loại do các đối tượng trộm cắp mà có.

Tại thôn Xuân Dương, xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn, Nguyễn Quang Định chỉ đạo đàn em gồm 25 đối tượng hoạt động trộm cắp xe máy tại địa bàn các quận, huyện Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Tây Hồ. Định cũng mua xe máy của các đối tượng trộm cắp và chỉ mua những chiếc xe đắt tiền như Honda SH, Piaggio LX... Để phục vụ cho hoạt động tội phạm này, tại nơi ở của Định có tường cao bao quanh, trên cùng được cài dây thép gai và gắn hệ thống camera chi chít để phát hiện người lạ xâm nhập, hòng tìm cách đối phó. Sau khi thu mua xe máy của các đối tượng trộm cắp, Định liên lạc và bán cho đầu nậu để đưa sang Trung Quốc tiêu thụ.

Xem tin gốc tại đây: http://anninhthudo.vn/phap-luat/hanh-trinh-truy-lung-dau-vet-duong-day-trom-cap-tieu-thu-hang-nghin-xe-may-xuyen-quoc-gia/750065.antd

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
11 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Tivi giảm giá sốc, nhiều mẫu chỉ còn dưới 3 triệu đồng/chiếc
16 giờ trước
Ngoài việc giảm giá lên đến 90%, nhiều mẫu tivi còn được tặng kèm quà hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng.
Đại lý xả kho Wuling Mini EV 2023 còn 185 triệu đồng, chỉ nhỉnh một chút so với xe máy tay ga cao cấp
17 giờ trước
Mức giảm của Wuling Mini EV LV2 120 km sản xuất 2023 giống với giá ưu của những chiếc  Wuling Mini EV LV1 bản 120 km cuối cùng được bán tại các đại lý.
Hàng chục nghìn tấn ‘vàng trên cây’ từ Indonesia đổ bộ Việt Nam: Toàn cầu liên tục khan hiếm, nước ta nắm trùm với 60% sản lượng
17 giờ trước
Nguồn cung sụt giảm từ nước ta đang gây tác động lớn đến giá trên toàn thế giới.