Ngay sau khi Mỹ áp thuế vào hàng loạt mặt hàng Trung Quốc có hiệu lực đầu ngày 6/7, Bắc Kinh đã tiến hành hàng loạt biện pháp đáp trả. 545 mặt hàng nhập khẩu của Mỹ trị giá 34 tỷ USD sẽ bị đánh thuế, bao gồm cả các sản phẩm nông nghiệp, xe cộ hay thủy sản. Thậm chí, Bắc Kinh còn đe dọa đánh thuế cả dầu thô nhập khẩu từ Mỹ.
Hành động đáp trả của Trung Quốc có thể là biện pháp mang tính chiến lược. Theo lý thuyết, nguồn cung hàng hóa hoàn toàn có thể thay thế được nên Bắc Kinh có thể chọn nhập khẩu hàng hóa từ những quốc gia khác thay vì nhập từ Mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, các chuyên gia nhận định Bắc Kinh khó có thể làm được điều này bởi quy mô nền kinh tế của nó quá lớn.
Caroline Bain, chuyên gia nghiên cứu của Capital Economic, nhấn mạnh: "Bức tranh không đơn sắc đến thế". Theo ông Bain, đậu nành chính là ví dụ điển hình. Hiện tại, Mỹ là nước xuất khẩu đậu nành hàng đầu thế giới với 40% tổng lượng xuất khẩu. Trong khi đó, Trung Quốc lại là nhà nhập khẩu nhiều nhất với 60% tổng số nhu cầu. Nói cách khác, Mỹ là nhà cung cấp đậu nành quan trọng với Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc đánh thuế 25% lên đậu nành Mỹ có thể mang tới câu chuyện khác. Hiện tại, Brazil đang cung cấp khoảng một nửa nhu cầu đậu nành của Trung Quốc nhưng Bắc Kinh vẫn đang muốn mua nhiều hơn nữa từ quốc gia Nam Mỹ này. Ngoài Brazil, Bắc Kinh cũng muốn mua thêm đậu nành utwf các nước khác nhằm bù đắp lại cho nguồn cung từ Mỹ. Động thái mạnh mẽ nhất mà Trung Quốc đưa ra là bỏ thuế nhập khẩu với nguyên liệu thức ăn gia súc, bao gồm đậu nành, từ 5 quốc gia láng giềng châu Á.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi giá đậu nành Chicago đã giảm 6% kể từ thời điểm chiến tranh thương mại leo thang.
Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như thế.
Dù các lô hàng đậu nành từ Mỹ tới Trung Quốc đã giảm trong thời gian gần đây nhưng rút cuộc, Trung Quốc cũng chẳng thể nhập sản phẩm này ở đâu khác ngoài Mỹ. Brazil là một trong những nước sản xuất đậu nành hàng đầu nhưng phần nhiều trong số đó vẫn phải phục vụ ngành công nghiệp chăn nuôi của nước này.
Theo số liệu từ Bộ Ngông nghiệp Mỹ, Trung Quốc nhập khẩu 103 triệu tấn đậu nành trong năm tài khóa tiếp theo bắt đầu từ ngày 1/9. Nếu không có Mỹ, phần còn lại của thế giới chỉ có thể xuất khẩu khoảng 100 triệu tấn. Vì vậy, tối thiểu Trung Quốc vẫn phải mua 62 triệu tấn đậu tương xuất khẩu của Mỹ để không làm xáo trộn các ngành trong nước.
Tuy nhiên, hồi tháng 5, Bắc Kinh tuyên bố sẽ lần đầu cắt giảm nhập khẩu đậu nành trong 15 năm tiếp theo tới 96 triệu tấn. Điều đó có nghĩa là người nông dân Trung Quốc sẽ phải tìm nguồn thức ăn chăn nuôi thay thế.
"Tất nhiên, người nông dân có thể thay thế đậu nành bằng ngũ cốc tỏng thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, điều này không lý tưởng bởi hàm lượng protein thấp của hầu hết các loại ngũ cốc. Như vậy, một số hàng nhập khẩu từ Mỹ là thiết yếu với Trung Quốc. Đánh thuế đáp trả, không chỉ khiến Mỹ chịu tổn hại, mà còn làm Trung Quốc lao đao", Bain nhận định.