Hateco Hoàng Mai phớt lờ cư dân phá tường, trổ cửa chiếm lối đi chung

07/04/2019 09:06
Trổ cửa chiếm lối đi chung, chủ đầu tư phớt lờ không thực hiện cam kết giữ nguyên trạng cho đến khi đạt thỏa thuận với ban quản trị và cư dân.

Phía chủ đầu tư thất hứa không giữ cam kết giữ nguyên trạng cho đến khi đạt được thỏa thuận với cư dân tòa nhà Hateco Hoàng Mai trong việc trổ cửa xâm phạm lối đi chung

Hateco Hoàng Mai phớt lờ cư dân phá tường, trổ cửa chiếm lối đi chung - Ảnh 1.

Tòa nhà Hateco Hoàng Mai, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai.

Theo cư dân tòa nhà Hateco Hoàng Mai, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội (chủ đầu tư Công ty Cổ phần Hateco Hà Nội), mới đây, khu vực thương mại dịch vụ tầng 1 được chủ đầu tư cho thuê phòng tập Gym tiến hành cải tạo sửa chữa. Thực tế đơn vị thuê mặt bằng cho thợ tiến hành cải tạo sửa chữa đập vách ngăn hành lang thay đổi lối ra vào (mở cửa mới) của các khối đế trên tòa nhà.

Sáng 4/4, cư dân tòa nhà A phát hiện bức tường đi chung dẫn vào cầu thang máy tòa nhà bị thợ đập phá trổ cửa ra lối đi chung. Cư dân tố chủ đầu tư coi thường dân, lạm quyền khi tự ý cho tháo dỡ bức tường chung mà chưa đưa ra bàn bạc xin ý kiến cư dân.

Anh Nguyễn Thế Thủy, Trưởng Ban quản trị cư dân tòa nhà Hateco Hoàng Mai cho biết: "Chúng tôi cũng báo công an phường vào chứng kiến lập biên bản sự việc nhưng họ không vào, trực tiếp báo phường thì họ nói hai bên tự thỏa thuận nhau".

Thiếu tôn trọng dân

Cư dân tòa nhà cũng khá bức xúc trước việc bị chủ đầu tư coi thường. Theo đó, khi đại diện Ban quản trị gọi điện cho ông Mai Đức Mai - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hateco Hà Nội - chủ đầu tư tòa nhà Hateco Hoàng Mai để phản ánh vụ việc thì nhận được câu trả lời từ vị này, có làm sao đâu cứ làm.

Ông Nguyễn Quang Ánh (chủ căn hộ B10-15) bức xúc: “Là cư dân chứng kiến vụ việc tôi thấy ở đây quan hệ giữa cư dân và chủ đầu tư không có sự bình đẳng. Chủ đầu tư đã thể hiện sự coi thường cư dân. Chủ đầu tư bán nhà, cư dân muốn cải tạo sửa chữa phải xin ý kiến chủ đầu tư mới dám sửa chữa, vậy thì cái chung các ông phải xin ý kiến, đàm phán, thống nhất đại diện cư dân có Ban quản trị không thông qua. Khi đại diện Ban quản trị gọi điện chủ đầu từ thì nói không làm sao cứ làm, như thế là thiếu coi trọng hợp tác với nhau để làm việc.

Chúng tôi rất bất bình. Việc không đến mức phức tạp và nặng nề nhưng tôi thấy hai bên chưa hợp tác rõ với nhau để làm việc. Đây là tài sản chung, ông trưởng ban quản trị không dễ tự ý ký đồng ý làm được mà phải xin ý kiến toàn bộ cư dân là những người có quyền lợi. Chủ đầu tư có tôn trọng dân không? coi dân là gì mà thích làm thì làm?”.

Hateco Hoàng Mai phớt lờ cư dân phá tường, trổ cửa chiếm lối đi chung - Ảnh 2.

Bức tường chủ đầu tư cho phá dỡ mở ra lối đi chung cầu thang chung với cư dân.


Theo ông Nguyễn Thế Thủy, việc bức tường sảnh tòa nhà A bị phá, Ban quản trị chưa nhận được thông báo nào từ Ban quản lý tòa nhà, bức tường trên thuộc sở hữu chung của tòa nhà nên khi thực hiện cải tạo Ban quả lý tòa nhà phải thông qua Ban quản trị và cư dân để có sự thống nhất. Việc cho thuê kinh doanh phía Ban Quản trị không có ý kiến. Tuy nhiên, hoạt động phá dỡ liên quan đến phần sở hữu chung của cư dân, Ban quản lý tòa nhà cần phải có bản vẽ và thông qua Ban quản trị để lấy ý kiến cư dân. Vì thế, việc tự ý phá dỡ bức tường trên là sai quy định cần phải được tạm dừng và trả lại nguyên trạng, Ban quản trị sẽ họp thống nhất xin ý kiến cư dân về cách giải quyết vấn đề trên cho hợp lý nhất.

“Chúng tôi yêu cầu chủ đầu tư phải trả lại nguyên trạng bức tường, chủ đầu tư phải có văn bản trả lời cư dân việc mở cửa mục đích, công năng làm gì, có thiết kế được phê duyệt, ảnh hưởng đến kết cấu tòa nhà cửa mở ra hay vào có gây bất tiện cho cư dân, ảnh hưởng trật tự an ninh tòa nhà…”, ông Thủy cho biết.

Theo yêu cầu của Ban quản trị và cư dân, đại diện Ban quản lý tòa nhà đã buộc phải cho dừng thi công, đồng thời vào chiều cùng ngày đại diện chủ đầu tư, đại diện Ban quản trị và cư dân đã có buổi họp trực tiếp để giải quyết.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại buổi họp này, đại diện quản lý tài sản cho chủ đầu tư là ông Nguyễn Hoàng Tùng - Trưởng ban quản lý tòa nhà thừa nhận thiếu trách nhiệm thiếu sót việc tự ý cho đơn vị thuê mặt bằng “vội” phá dỡ vách ngăn khi chưa có văn bản thủ tục, bàn bạc thống nhất với đại diện Ban quản trị và cư dân là sai.

Ông Huỳnh Gia Linh - Phó phòng quản lý tài sản (Công ty CP Hateco Hà Nội) cũng thừa nhận thực tế tại tòa nhà Hateco Hoàng Mai, Ban quản lý tòa nhà chưa trực tiếp bám sát trong công tác. “Phía Hateco sẽ thực hiện đốc thúc hoàn thành hồ sơ giấy tờ sớm nhất về vấn đề trên cho Ban quản trị”.

Hai bên cũng thống nhất biên bản tạm dừng và trả lại hiện trạng của bức tường trên tại tòa nhà, đợi Ban quản trị cư dân họp và xin ý kiến thống nhất của cư dân về vấn đề trên; Chủ đầu tư sẽ có công văn trực tiếp đề xuất Ban quản trị và cư dân của tòa nhà về việc cải tạo bức tường.

Thế nhưng biên bản chiều 4/4 có chữ ký các bên còn chưa khô mức ngay sáng hôm sau (5/4) bức tường ngăn đã được tốp thợ hoàn thành việc đục dỡ vuông vắn thành khuôn hình một cửa mới khiến cư dân vô cùng bức xúc phản ánh chủ đầu tư vẫn phớt coi thường cư dân lờ hứa suông.

Cư dân bức xúc cho rằng, không chỉ chủ đầu tư coi thường, thiếu tôn trọng dân ngay cả chính quyền phường Yên Sở cũng không thiết tha quan tâm. “Chúng tôi liên hệ báo cho lãnh đạo phường thì đều cáo bận. Cuộc họp đã kết thúc, cán bộ địa chính phường xuống dự họp nắm bắt tình”- ông Thủy nói.

Hateco Hoàng Mai phớt lờ cư dân phá tường, trổ cửa chiếm lối đi chung - Ảnh 3.
Bức tường được đục phá hoàn chỉnh sau khi chủ đầu tư cam kết giữ nguyên hiện trạng cho đến khi đạt thỏa thuận với cư dân.

Dân tố chủ đầu tư chây ì  chậm trả phí bảo trì

Chủ đầu tư tòa nhà Hateco Hoàng Mai còn khiến người dân bất bình trong nhiều vấn đề, trong đó có việc bàn giao phí bảo trì (đến nay chủ đầu tư mới bàn giao 12,5 tỷ đồng/19,5 tỷ đồng cho Ban quản trị; phân định diện tích chung riêng và bàn giao hồ sơ hoàn công. Theo đại diện các vấn đề trên vẫn chưa được chủ đầu tư giải quyết dứt điểm vì nhiều lý do như hồ sơ hoàn công thiếu thiết kế cơ sở. Nhiều căn hộ bị “ăn gian”, thiếu diện tích không đúng hợp đồng mua bán. Cụ thể có căn hợp đồng mua bán 79,5m2 nhưng thực tế đo đạc thiếu từ 2,3-2,5m. Một số căn chủ đầu tư xác nhận còn số đông chưa được xác nhận.

“Ban quản trị nhiều lần đơn thư cơ quan chức năng Sở Xây dựng vào 3 lần mới bàn giao 12,5 tỷ phí bảo trì. Sở Xây dựng cũng can thiệp quyết liệt nhưng chủ đầu tư vẫn thực hiện chậm. Ngoài ra, hồ sơ thiếu thiết kế cơ sở của tòa nhà này vẫn chưa được chủ đầu tư bàn giao” đại diện Ban quản trị bức xúc./.

Bùng nổ tranh chấp chung cư, cư dân vẫn yếu thế VOV.VN - Thời gian qua, các chung cư xảy ra tranh chấp về quỹ bảo trì, diện tích chung riêng, phí dịch vụ…, số đông cư dân vẫn là phe yếu thế.

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
3 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
2 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
2 phút trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
33 phút trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
23 phút trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Tin cùng chuyên mục

Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
19 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
20 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
21 giờ trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.
Chi 3 tỷ, người mua có thể sở hữu chiếc Range Rover kéo dài này: 11 năm tuổi nhưng tiện nghi tương đương Maybach GLS 480 giá hơn 8 tỷ
22 giờ trước
Chiếc Range Rover Autobiography LWB 2014 có mức giá rẻ hơn gần 3 lần nhưng lại sở hữu tiện nghi không kém cạnh những chiếc Maybach GLS đời mới.