Hậu áp giá trần: Vừa bán dầu "đại hạ giá", Nga đưa thêm đề nghị hấp dẫn níu chân những vị khách tiềm năng cuối cùng

14/12/2022 07:32
Mới đây Nga đã đề xuất thêm ưu đãi mới dành cho những vị khách hàng hiếm hoi còn lại của mình sau khi lệnh cấm vận dầu thô chính thức có hiệu lực.
Hậu áp giá trần: Vừa bán dầu đại hạ giá, Nga đưa thêm đề nghị hấp dẫn níu chân những vị khách tiềm năng cuối cùng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Lệnh cấm vận đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga từ châu Âu và mức giá trần đã chính thức có hiệu lực kể từ đầu tháng này. Tuy nhiên, để tránh mất những khách hàng cuối cùng còn lại của mình, Nga đã đề nghị giúp Ấn Độ nắm giữ các tàu chở dầu lớn để "lách" mức giá trần 60 USD/thùng.

Theo quy tắc giới hạn giá trần, G7 và các đồng minh của họ sẽ không cho phép các tàu chở dầu của Nga tiếp cận các dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm của họ trừ khi họ bán dầu thô ở mức trần hoặc thấp hơn mức đó. Điều này gây khó khăn hơn cho các chủ hàng trong việc vận chuyển dầu thô trên toàn cầu. Vì vậy Nga đã nhanh chóng nắm bắt tâm lí khách hàng và đưa ra đề nghị hấp dẫn.

Tại cuộc họp vào ngày 9/12 vừa qua, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đã hoan nghênh quyết định của Ấn Độ về việc quốc gia này không tuân theo mức giá trần và phía Nga đã đưa ra một lời đề nghị giúp đỡ cho Pavan Kapoor, đại sứ của quốc gia châu Á tại Moscow.

Để trở nên không phụ thuộc vào lệnh cấm dịch vụ bảo hiểm và cho thuê tàu chở dầu của Liên minh châu Âu (EU) và Anh, Phó Thủ tướng đã đề nghị Ấn Độ hợp tác trong việc cho thuê và đóng tàu công suất lớn, Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố.

Hậu áp giá trần: Vừa bán dầu đại hạ giá, Nga đưa thêm đề nghị hấp dẫn níu chân những vị khách tiềm năng cuối cùng - Ảnh 2.

Ấn Độ đang ngày càng trở thành vị khách hàng quan trọng của Nga. Đồ họa: Bloomberg

Tính đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ là khách hàng mua dầu chính của Nga sau khi được chiết khấu mạnh. Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga, lượng dầu nhập khẩu của Nga vào Ấn Độ đã tăng lên 16,35 triệu tấn trong 8 tháng đầu năm 2022.

Mức giá trần được đưa ra nhằm hạn chế vận chuyển dầu thô của Nga ở mức 60 USD/thùng để nỗ lực cắt giảm doanh thu của nước này từ xuất khẩu dầu thô, từ đó cắt nguồn tài trợ chính của Nga cho những động thái tại Ukraine. Phía Nga đã phản ứng gay gắt về vấn đề này, ông Novak cho biết: "Việc đưa ra mức giá trần đối với dầu Nga là một biện pháp phản thị trường. Điều này làm gián đoạn chuỗi cung ứng và có thể làm phức tạp tình hình trên thị trường năng lượng toàn cầu."

"Các cơ chế phi thị trường như vậy phá vỡ toàn bộ hệ thống thương mại quốc tế và tạo tiền lệ nguy hiểm trong thị trường năng lượng. Kết quả là vấn đề khủng hoảng năng lượng đang trở nên trầm trọng hơn không chỉ ở các nước đang phát triển mà còn ở các nước phát triển của châu Âu," ông nói thêm.

Kể từ ngày 5/12, Moscow đã mất ngay 1 thị trường nhập khẩu lên đến 1,5 triệu thùng mỗi ngày và doanh số được dự báo sẽ còn giảm thêm 500.000 thùng mỗi ngày vào cuối năm nay khi Ba Lan và Đức tuân thủ theo các cam kết ngừng nhập khẩu.

Hậu áp giá trần: Vừa bán dầu đại hạ giá, Nga đưa thêm đề nghị hấp dẫn níu chân những vị khách tiềm năng cuối cùng - Ảnh 3.

Xuất khẩu dầu thô của Nga sang châu Âu giảm mạnh. Đồ họa: Bloomberg

Mất thị trường xuất khẩu dầu lớn nhất duy nhất của mình - những người mua châu Âu, Moscow đã chuyển hướng dầu thô của mình sang châu Á. Nga đã gửi một lượng dầu thô kỷ lục đến Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên điểm khó khăn là tình trạng thiếu tàu có thể vận chuyển một lượng lớn dầu trên các chuyến đi hiện mất vài tuần để đến đích và điều này đã đẩy giá cước vận tải lên cao. Một khối lượng dầu khổng lồ của Nga đang phải cạnh tranh với dòng chảy từ các nhà cung cấp truyền thống ở Trung Đông và người bán phải giảm giá mạnh để bù đắp chi phí cao cho những chuyến đi dài hơn bình thường. Vì vậy Nga kì vọng việc hợp tác trong tàu chở dầu sẽ "giữ chân" những vị khách hàng quý báu ở thời điểm này.

Các nhà phân tích tại ngân hàng trung ương Nga đã cảnh báo nước này sẽ đón nhận những cú sốc kinh tế mới do giá trần và lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của nước này bằng đường biển. Hai biện pháp có thể làm giảm đáng kể hoạt động kinh tế trong những tháng tới, nhóm Ngân hàng Nga cho biết vào tuần trước.

Bloomberg, BI

Tin mới

5 trụ bơm xăng ở Vũng Tàu bị tác động, làm sai lệch kết quả
9 giờ trước
5 trụ bơm xăng của Công ty CP Dầu khí Thái Bình Dương ở số 3 đường Lê Hồng Phong, phường 7, TP. Vũng Tàu, đã bị niêm phong do chủ cơ sở có hành vi tác động vào bo mạch của cột đo xăng dầu, để làm sai lệch kết quả đo.
Cấm bán qua mạng thuốc kê đơn từ ngày 1-7-2025
8 giờ trước
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã siết chặt quản lý việc bán thuốc bằng phương thức thương mại điện tử.
Người Việt chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
8 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, tính đến giữa tháng 11, nước ta chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô.
Đã tìm ra smartphone ‘chân ái’ cho người chơi ‘hệ thích di chuyển’
8 giờ trước
Nếu bạn là người đam mê du lịch, thích khám phá những vùng đất mới và lưu giữ những khoảnh khắc đáng giá, OPPO Find X8 Series chính là lựa chọn lý tưởng.
Smartphone mạnh nhất của Oppo ra mắt tại VN: Camera đỉnh nóc, hỗ trợ AI như Samsung, chia sẻ cả tập tin với iPhone, giá 30 triệu đồng
7 giờ trước
Oppo Find X8 và Find X8 Pro sẽ chính thức lên kệ từ ngày 7/12.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

12.040.250 VNĐ / tấn

21.50 UScents / lb

0.69 %

- 0.15

Cacao

COCOA

218.594.329 VNĐ / tấn

8,605.50 USD / mt

1.34 %

+ 113.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

165.377.033 VNĐ / tấn

295.31 UScents / lb

0.47 %

- 1.38

Gạo

RICE

17.475 VNĐ / tấn

15.12 USD / CWT

0.17 %

+ 0.03

Đậu nành

SOYBEANS

9.287.323 VNĐ / tấn

995.05 UScents / bu

0.46 %

+ 4.56

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.152.370 VNĐ / tấn

291.15 USD / ust

0.05 %

- 0.15

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Rau quả Việt lên sàn thương mại điện tử Trung Quốc: Kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD không còn xa
6 giờ trước
Việc đưa được các mặt hàng trái cây Việt Nam lên các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc sẽ đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng trưởng mạnh hơn.
Chuyện lạ giữa mùa cao điểm thu hoạch cà phê
8 giờ trước
Việt Nam đang thu hoạch rộ cà phê nhưng sản lượng cung ứng ra thị trường quốc tế lại giảm mạnh kéo theo giá cà phê tăng cao.
Giống chuối "khổng lồ" cao gần bằng tòa nhà 6 tầng, ăn một quả no cả ngày
9 giờ trước
Chắc hẳn hiếm ai biết rằng trên thế giới tồn tại một giống chuối khổng lồ cao từ 18-25 m. Đặc biệt, khi chuối khổng lồ chín, mỗi buồng của chúng không chỉ to, nhiều trái mà còn rất nặng.
Một ngành sản xuất đứng top đầu thế giới của Việt Nam đang bị xói mòn, đâu là giải pháp để cứu vãn tình thế?
16 giờ trước
Cà phê là một ngành đầy niềm tự hào của người Việt Nam, bởi vậy việc thúc đẩy mô hình canh tác bền vững chống lại biến đổi khí hậu là điều tất yếu.