Hậu cổ phần hóa thua lỗ nghìn tỷ: Trông đợi nhân tố đầu tư chiến lượcicon

Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải tiến hành thực chất hơn, trong đó phải phát huy kinh nghiệm quản trị của những nhà đầu tư chiến lược. 

Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải tiến hành thực chất hơn, trong đó phải phát huy kinh nghiệm quản trị của những nhà đầu tư chiến lược. 

 

Nhà đầu tư mới: nhân tố thay đổi quản trị

Câu chuyện nhiều doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa vẫn hoạt động kém hiệu quả như Vinafood 2, Tổng công ty CP Sông Hồng hay Licogi đã đặt ra vấn đề phải thay đổi cách thức quản trị để những doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn.

Bởi, cổ phần hóa kiểu “bình mới rượu cũ”, cách thức quản trị vẫn theo lề lối cũ sẽ không thể cải thiện tình hình của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đang đối mặt với bộn bề khó khăn.

Hậu cổ phần hóa thua lỗ nghìn tỷ: Trông đợi nhân tố đầu tư chiến lược
Vinafood 2 vừa thay đổi bộ máy lãnh đạo từ tháng 2/2020, nhưng hoạt động vẫn còn gặp không ít khó khăn.

Chuyên gia kinh tế TS Vũ Đình Ánh phân tích: Theo quy định hiện hành, những doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa, dù bán ít hay nhiều vốn nhà nước thì vẫn được coi là cổ phần hóa.

Theo Luật Doanh nghiệp vừa sửa đổi, nếu nhà nước chiếm trên 51% vốn thì doanh nghiệp sau cổ phần hóa vẫn là doanh nghiệp nhà nước. Khi vẫn là doanh nghiệp nhà nước, họ phải quản trị theo kiểu doanh nghiệp nhà nước. Với trường hợp này, TS Vũ Đình Ánh cho rằng “không hy vọng gì về thay đổi cách thức quản trị cả”.

Song, TS Vũ Đình Ánh cũng lưu ý rằng trong thực tế của không ít doanh nghiệp, công ty cổ phần, khối ngoài nhà nước nắm giữ chỉ một tỷ trọng nhỏ trong đó họ vẫn có khả năng chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ điển hình nhất là khu vực ngân hàng, pháp luật quy định cá nhân chỉ nắm tối đa 5% vốn. Như vậy, có cá nhân chỉ nắm 5% hoặc dưới 5% thì họ vẫn có khả năng chi phối thông qua cách thức quản trị công ty. “Cho nên không nhất thiết tỷ trọng cứ phải áp đảo họ mới chi phối được. Điều này phụ thuộc vào từng doanh nghiệp và khả năng của nhà đầu tư”.

Theo TS Vũ Đình Ánh, vấn đề quan trọng không phải tỷ trọng nắm giữ vốn bao nhiêu, mà phải tìm ra một cơ chế để giúp đại bộ phận doanh nghiệp hay doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa thay đổi được cách thức quản trị. Trong bối cảnh khả năng quản trị của doanh nghiệp nhà nước không có gì thay đổi, thì kỳ vọng sự thay đổi phải ở sự tham gia của khu vực tư nhân.

Thực tế cho thấy, những người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa chưa có nhiều vai trò trong việc thúc đẩy quản trị, thậm chí không ít người đại diện không đáp ứng được yêu cầu công việc. Nhiều vấn đề vẫn phải xin ý kiến của cơ quan chủ quản, hay Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Điều này xảy ra ở cả doanh nghiệp có vốn nhà nước nắm cổ phần chi phối lẫn doanh nghiệp mà Nhà nước không còn nắm cổ phần chi phối. Trong khi đó, không phát huy được vai trò, kinh nghiệm quản trị của những nhà đầu tư tư nhân, nhà đầu tư chiến lược có mặt trong Hội đồng quản trị.

Trao quyền cho nhà đầu tư chiến lược

Đi sâu đánh giá về sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động ở các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, một nhà phân tích tài chính doanh nghiệp cho rằng: Nhà nước đáng lẽ thuê một bộ máy quản lý và kinh doanh số vốn của mình như các cổ đông bên ngoài bầu ra hội đồng quản trị. Thực tế nhà nước lại đặt ra bộ máy quản lý, giám sát và tham gia vào quá trình ra quyết định của doanh nghiệp, thông qua nhân sự hội đồng quản trị. Các nhà đầu tư khi tiếp cận với doanh nghiệp có vốn nhà nước luôn vấp phải một thực tế là doanh nghiệp luôn có những vấn đề phải xin ý kiến cổ đông nhà nước. Trong khi đó Đại hội đồng cổ đông lại là cơ quan quyết định cao nhất theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Vì thế, theo nhà phân tích tài chính này, các doanh nghiệp nhà nước sau khi thực hiện cổ phần hóa vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Các cơ quan đại diện chủ sở hữu không phải là các cổ đông thực thụ nên phải đặt ra các hành lang pháp lý và can thiệp vào các hoạt động điều hành của doanh nghiệp một cách không tương thích với vai trò của các cổ đông khác trong công ty.

Vị này cho rằng: Nếu nhà nước vẫn xác định quá trình cổ phần hóa là tất yếu thì đối với doanh nghiệp mà nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối thì chỉ quản lý doanh nghiệp bằng mục tiêu và lựa chọn đúng nhân sự thực hiện được mục tiêu ấy. Nếu vẫn duy trì hình thức quản lý bằng cách can thiệp vào quá trình ra quyết định và hoạt động điều hành doanh nghiệp thì chỉ riêng tình trạng sợ trách nhiệm của các cơ quan quản lý cũng đã đủ là một lực cản quá lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Chia sẻ với phóng viên VietNamNet, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh: Lâu nay tôi vẫn nói khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nếu đó là những doanh nghiệp đang ăn nên làm ra thì có bán một ít vốn nhà nước vẫn có nhiều người sẵn sàng mua. Bởi họ thấy được hưởng lợi từ việc mua cổ phần ấy, đó là điều bình thường. Tuy nhiên với nhiều doanh nghiệp nhà nước khác, điều khu vực tư nhân cần khi mua vốn là họ phải được tham gia vào quản trị doanh nghiệp, đưa ra chiến lược cho doanh nghiệp phát triển. Còn nếu bán vốn Nhà nước nhưng Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối thì việc bán vốn này không có nhiều ý nghĩa.

Thậm chí, theo ông Trần Đình Thiên, việc này chỉ làm cho quản trị khó hơn, sử dụng vốn kém hiệu quả hơn.

“Muốn khu vực ngoài nhà nước tham gia được vào quản trị doanh nghiệp thì nhà đầu tư phải nắm giữ được đa số cổ phần. Khi cổ phần hóa một doanh nghiệp nhà nước, để có thể thay đổi cấu trúc quản trị, hiệu quả sử dụng vốn tăng lên thì phải bán vốn để tư nhân chiếm đa số. Về nguyên tắc, những lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ thì nên bán hết", TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

Hải Nam

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
3 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
2 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
13 phút trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
44 phút trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
34 phút trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Tin cùng chuyên mục

Volkswagen Việt Nam và VIB ưu đãi lãi suất độc quyền 0% cho khách mua xe
16/04/2025 02:00
Đón mừng Đại lễ 30/4 và 1/5, Volkswagen Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Quốc Tế (VIB) triển khai chương trình ưu đãi độc quyền lãi suất 0% dành cho khách hàng mua xe trong tháng 4.
Giải Golf Hữu nghị Việt Nam – ASEAN mở rộng 2025 có gì đặc biệt?
28/03/2025 17:53
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995 - 2025), Giải Golf Hữu nghị Việt Nam - ASEAN Mở rộng 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 19 - 20/4 tới đây tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 10 tỷ đồng.
Hãng điện thoại Trung Quốc từng "mất tích bí ẩn" bất ngờ tái xuất ở Việt Nam: Tiếng tăm ngang hàng Xiaomi
28/03/2025 08:16
Đây là thương hiệu Trung Quốc chuyên các mẫu điện thoại giá tốt, cấu hình cao, sáng ngang với những cái tên đình đám như Xiaomi, Oppo hay Huawei.
Tiết lộ về cuộc đột kích bí mật, bất ngờ của hàng trăm cảnh sát, thu 1,4 tấn ma túy giá hàng nghìn tỷ
27/03/2025 07:58
Lãnh đạo Cục C04 thông tin, hàng tấn ketamin vừa bị thu giữ có hàm lượng tinh khiết nhất do các đối tượng có tay nghề cao sản xuất ra.