Hậu COVID-19 là cơ hội thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu cho Việt Nam

12/07/2020 09:13
Việt Nam đang có được vị thế hết sức đặc biệt có thể nâng cao thế mạnh là lựa chọn sản xuất thay thế hàng đầu khi nhiều doanh nghiệp đang cân nhắc dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc.

Phóng viên Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Burkhard Schrage, Chủ nhiệm bộ môn Quản trị thuộc Khoa Kinh doanh và Quản trị tại Đại học RMIT về tiềm năng và đưa ra những đề xuất cho Việt Nam trong việc tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông nghĩ thế nào về cơ hội tiềm năng cho chuỗi cung ứng của Việt Nam khi Việt Nam được mời tham gia điện đàm không chính thức với “Tứ giác kim cương” (Quad) về tình hình chống dịch bệnh COVID-19 và phục hồi kinh tế sau đại dịch?

Được mời điện đàm “Tứ giác kim cương” mở rộng (Quad+) rõ ràng là cơ hội tốt cho kinh tế Việt Nam, nhưng con đường phía trước không hề dễ dàng và nhanh chóng. Việt Nam đã là quán quân thương mại của thế giới, tỷ suất thương mại chiếm khoảng 200% GDP. Trong khi đó, cũng chỉ tiêu này tại Trung Quốc là 38% và bình quân thế giới là khoảng 60%. Chỉ một số ít các quốc gia nhỏ khác qua mặt Việt Nam về cường độ giao thương.

Hậu COVID-19 là cơ hội thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu cho Việt Nam - Ảnh 1.

Tiến sĩ Burkhard Schrage.

 

Với cấp độ thương mại đã rất cao, Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn là gia tăng giá trị trong chuỗi cung ứng toàn cầu thay vì đơn thuần tăng khối lượng giao dịch mà thôi. Nói cách khác, GDP trên đầu người tương đối thấp nhưng cường độ giao thương cao trong quá khứ cho thấy khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam không nhận được gì nhiều.

Việt Nam hiện đang ở vị trí thuận lợi để tái khẳng định vai trò là đối tác tạo ra giá trị trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Những việc cần xem xét bao gồm đào tạo lực lượng lao động bán lành nghề, hỗ trợ hình thành các cụm sản xuất, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và buộc tuân thủ các tiêu chuẩn quản trị chặt chẽ hơn.

Cuộc điện đàm này cũng có thể thúc đẩy các cải cách kinh tế quan trọng cho phép Việt Nam không chỉ tạo ra nhiều giá trị hơn trong chuỗi cung ứng, mà còn trở nên cạnh tranh hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

Quad cần thấy gì để chọn Việt Nam tham gia vào nhóm?

Trung Quốc vẫn là nguồn nhập khẩu chính với các nước trong Quad, chiếm tỉ lệ 16-25% tổng nhập khẩu (cần lưu ý rằng 30% hàng nhập khẩu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc). Điều này khiến Hoa Kỳ và các nước thành viên trong nhóm bị lệ thuộc kinh tế và làm giảm tầm ảnh hưởng về mặt chính trị và ngoại giao của họ.

Việt Nam là ứng cử viên thích hợp giúp giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam nổi tiếng có lực lượng lao động bán lành nghề dồi dào, thiết lập được nhiều quan hệ và hiệp định thương mại, có nền kinh tế nhanh nhẹn và linh hoạt có thể đáp ứng nhanh với tốc độ đổi mới sản phẩm chóng mặt như hiện nay.

Việt Nam có những đặc điểm tương tự Trung Quốc, đáp ứng được yêu cầu chính từ các nhà đầu tư nước ngoài cho thấy việc di dời sang Việt Nam có thể diễn ra nhanh chóng. Có lẽ, điều quan trọng hơn cả động lực kinh tế của Việt Nam chính là sự đồng điệu của tất cả các quốc gia thành viên về mục tiêu chính sách thương mại.

Hậu COVID-19 là cơ hội thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu cho Việt Nam - Ảnh 2.
Giao thương với Trung Quốc năm 2019 theo tỉ lệ phần trăm tổng thương mại. Nguồn: Cơ sở dữ liệu của UN Comtrade (2020).

Giải quyết việc mất cân bằng thương mại với Trung Quốc đã nằm trong kế hoạch từ bấy lâu nay. Đại dịch COVID-19 khiến các vấn đề nảy sinh từ việc phụ thuộc vào chuỗi cung ứng tập trung trở nên rõ nét và đặt ra yêu cầu cấp bách phải hành động nhanh để xây dựng các chuỗi cung ứng có tính thích ứng cao hơn.

Việt Nam cần tập trung thu hút khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nào để tăng tính cạnh tranh và tham gia ngay vào chuỗi cung ứng toàn cầu?

Các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thường tìm lao động bán lành nghề giá khá rẻ, điều này có nghĩa doanh nghiệp FDI có khả năng sẽ tiếp tục hoạt động trong mảng sản xuất. Tuy nhiên, hòng gia tăng giá trị trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam nên tập trung thu hút các FDI có khả năng tạo ra hiệu ứng lan tỏa quan trọng trong các ngành công nghiệp được chọn và vốn hoá dựa trên thế mạnh sẵn có của Việt Nam, để có thể hướng đến mục tiêu trở thành cụm công nghiệp có năng lực cạnh tranh trên toàn cầu.

Có rất nhiều cụm công nghiệp đã được thành lập và đang “đơm hoa kết trái” ở Việt Nam, từ công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp và công nghiệp ô tô đến sản xuất hàng may mặc và giày dép. Chính phủ nên tập trung xem xét các cụm công nghiệp và hiểu được tính cạnh tranh hiện tại và tương lai của các cụm này.

Việt Nam nên làm gì để tự định vị như Trung Quốc?

Chắc chắn có một số lý do khách quan để nghĩ rằng Việt Nam sẽ hút nhiều công ty sản xuất từ Trung Quốc. Chi phí nhân công sản xuất khoảng 3 USD/h, chưa bằng một nửa Trung Quốc (6,5 USD/h). Việt Nam còn có nhiều hiệp định thương mại tự do và trình độ học vấn nhìn chung là tốt.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong sản xuất khi muốn vượt qua Trung Quốc. Một trong số đó là lực lượng lao động của Trung Quốc nhiều hơn 14 lần so với Việt Nam.

Những nét văn hóa như giá trị trong gia đình và đạo đức làm việc cũng khác. Ví dụ, công nhân Việt Nam thích làm việc ở nhà máy gần nhà trong khi công nhân Trung Quốc sẽ đi xa gia đình cả ngàn cây số để làm việc trong một thời gian dài.

Hậu COVID-19 là cơ hội thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu cho Việt Nam - Ảnh 3.
Việt Nam đang giữ đúng quân bài cần có để tăng trưởng kinh tế xã hội về lâu dài.

Chính đặc điểm dịch chuyển của lực lượng lao động nói trên đã lý giải được sự tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Châu Giang và sự gia tăng sản xuất tại và quanh các thành phố như Thâm Quyến hoặc Quảng Châu. Nhà máy Foxconn ở Thâm Quyến (lớn nhất thế giới) tuyển dụng khoảng 300.000-450.000 công nhân. Thật khó để tưởng tượng điều này ở Việt Nam khi lực lượng lao động rất ít dịch chuyển.

Ông nghĩ thế nào về khả năng Việt Nam thoát khỏi cái mác là một quốc gia chuyên gia công?

FDI là cam kết rất dài hạn. Dù trước đây Việt Nam đi chào mời các nhà đầu tư nước ngoài, việc các công ty sản xuất cần lượng lớn nhân công hiện đang tìm kiếm địa điểm có cấu trúc chi phí cạnh tranh hơn thực ra lại là một mối nguy.

Tuy nhiên, với việc các nhà máy tự động hóa ngày càng trở nên hấp dẫn thì chi phí lao động không còn là yếu tố đáng kể, mà chính địa điểm và khả năng huy động lao động có tay nghề mới đóng vai trò lớn trong quy trình đưa ra quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là lý do tại sao tạo dựng vai trò giá trị hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu rất quan trọng với Việt Nam.

Bớt nhấn mạnh vào yếu tố nhân công giá rẻ, Việt Nam đang giữ đúng quân bài cần có để tăng trưởng kinh tế xã hội về lâu dài.

Chắc chắn rằng, việc nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động, tiền đề cơ bản để nắm bắt nhiều giá trị hơn tạo ra từ chuỗi cung ứng toàn cầu phải đi liền với những cải cách cơ chế. Việc cải cách chính sách cần sự nỗ lực vượt bậc của tất cả các bên liên quan, chính quyền, khu vực tư nhân và cả người lao động nữa.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
8 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
8 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
7 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
6 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
6 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

95.655.698 VNĐ / lượng

3,095.50 USD / toz

0.56 %

- 17.40

Bạc

SILVER

955.228 VNĐ / lượng

30.91 USD / toz

3.11 %

- 0.99

Đồng

COPPER

254.067.039 VNĐ / tấn

449.63 UScents / lb

6.88 %

- 33.22

Bạch kim

PLATINUM

28.967.098 VNĐ / lượng

937.40 USD / toz

2.01 %

- 19.20

Nickel

NICKEL

388.559.908 VNĐ / tấn

15,160.00 USD / mt

3.54 %

- 556.00

Chì

LEAD

49.026.213 VNĐ / tấn

1,912.80 USD / mt

2.25 %

- 44.10

Nhôm

ALUMINUM

60.841.920 VNĐ / tấn

2,373.80 USD / mt

3.35 %

- 82.30

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Mẫu xe hatchback thiết kế cực đẹp khuấy đảo thị trường, giá quy đổi ngang Hyundai Grand i10
10 giờ trước
Với mức giá khởi điểm cực rẻ, mẫu hatchback hứa hẹn sẽ khuấy đảo thị trường xe điện Thái Lan.
Đây là cách OPPO đã tự vươn mình trên bản đồ công nghệ thế giới
11 giờ trước
Dù xuất phát muộn hơn so với các thương hiệu khác, OPPO đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình trên thị trường smartphone gập – một trong những phân khúc hấp dẫn nhất của ngành công nghệ hiện nay.
Thị trường ngày 4/4: Giá dầu lao dốc hơn 6%, vàng, kim loại cơ bản, quặng sắt …..đồng loạt giảm
12 giờ trước
Phiên 03/4 sau thông báo mức thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump giá dầu giảm mạnh hơn 6%, vàng, kim loại cơ bản, quặng sắt, cao su, cà phê đồng loạt giảm.
Chuyên gia quốc tế: Đà tăng kỷ lục của giá vàng chưa dừng lại, có nên mua lúc này?
12 giờ trước
Thị trường vàng tiếp tục trải qua sự biến động khi các nhà đầu tư phản ứng với thuế nhập khẩu toàn cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump.