Hé lộ thú vị về kinh tế của UAE, nước có đội bóng sắp thi đấu với Việt Namicon

Từ một nhóm làng chài trên bán đảo Arab chuyên lặn tìm ngọc trai và buôn bán gia vị, UAE đã nổi lên với sức mạnh kinh tế khiến nhiều "ông lớn" khác phải ghen tị.

Từ một nhóm làng chài trên bán đảo Arab chuyên lặn tìm ngọc trai và buôn bán gia vị, UAE đã nổi lên với sức mạnh kinh tế khiến nhiều "ông lớn" khác phải ghen tị.

 

Sự chuyển đổi về kinh tế của UAE kể từ thời điểm giành được độc lập vào năm 1971 được coi là một trong những bước chuyển mình ngoạn mục nhất lịch sử hiện đại của quốc gia này.

Giàu nhờ ngọc trai, gia vị, dầu mỏ

Từ một nhóm làng chài trên bán đảo Arab chuyên lặn tìm ngọc trai và buôn bán gia vị, quốc gia này đã nổi lên với sức mạnh kinh tế khiến nhiều "ông lớn" kinh tế khác phải ghen tị.

Lặn tìm ngọc trai từng là nghề kiếm được nhiều tiền nhất ở UAE vào đầu những năm 1900, mang lại cuộc sống khá sung túc cho người dân mãi cho tới khi người Nhật Bản khám phá ra cách làm ngọc trai nhân tạo. 

Hé lộ thú vị về kinh tế của UAE, nước có đội bóng sắp thi đấu với Việt Nam
Trong 50 năm qua, UAE đã phát triển từ một vùng sa mạc toàn cát trở thành một trung tâm kinh tế của tương lai (Ảnh: Shutterstock).

Tuy nhiên, việc phát hiện ra dầu mỏ ở UAE vào năm 1958 mới là sự kiện làm thay đổi vận mệnh của quốc gia này, khiến đất nước trở nên xán lạn hơn. Khi đó, các mỏ dầu đầu tiên được phát hiện tại Vịnh Ba Tư vào năm 1958 và sa mạc ở Murban vào năm 1960. Hai năm sau đó, UAE bắt đầu xuất khẩu chuyến hàng dầu thô đầu tiên từ Jabel Dhanna thuộc Tiểu vương quốc Abu Dhabi, mở ra thời kỳ "tiền vào như nước" cho UAE.

Nếu việc phát hiện ra dầu mỏ là động lực chính cho đà tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của UAE trong nửa sau của thế kỷ 20 thì sự khôn ngoan trong chính trị của các nhà lãnh đạo lại là yếu tố giúp hình thành nên một chính phủ thống nhất hiện đại tại đây.

Từ sa mạc cát đến trung tâm kinh tế tương lai

UAE lâu nay vẫn được xem là một hiện tượng toàn cầu. Trong 50 năm qua, quốc gia này đã phát triển từ một vùng sa mạc toàn cát trở thành một trung tâm kinh tế của tương lai. Trên thực tế, rất ít quốc gia nào trong lịch sử có thể tạo nên thay đổi vĩ đại về sự phát triển và tăng trưởng kinh tế trong một thời gian ngắn như UAE.

Trong những năm đầu sau khi giành được độc lập, với quốc gia non trẻ này, dầu mỏ vẫn đóng vai trò quan trọng đối với đà tăng trưởng kinh tế. Đến nay, sản lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên vẫn đóng góp khoảng 1/3 vào GDP của UAE, ngang với những quốc gia hàng đầu ở Tây Âu.

Mặc dù được Liên Hợp Quốc đánh giá là nền kinh tế đa dạng nhất trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh, quốc gia này không ngừng chuyển hướng sang một nền kinh tế dựa trên tri thức và đổi mới, phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn lực con người và công nghệ thay vì dầu mỏ.

"Chúng ta không được chỉ dựa vào dầu mỏ làm nguồn thu nhập chính. Chúng ta phải đa dạng hóa các nguồn thu của mình và xây dựng các dự án kinh tế để có thể đảm bảo một cuộc sống tự do, ổn định và xứng đáng với người dân của chúng ta", Tổng thống đầu tiên của UAE - Shaikh Zayed Bin Sultan Al Nahyan - từng nói.

Trong 20 năm qua, kế hoạch đa dạng hóa kinh tế của UAE đã giúp một số lĩnh vực phi dầu mỏ phát triển mạnh mẽ, từ dịch vụ tài chính, bất động sản tới hàng không, nhà hàng - khách sạn, du lịch, cảng biển và logistics. Quốc gia này nhanh chóng nổi lên là một trung tâm cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học và thương mại dựa trên blockchain, dịch vụ tài chính và quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu.

GDP 2020 giảm mạnh 

Năm 2020, giống như tất cả quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, UAE cũng chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong tăng trưởng GDP do đại dịch Covid-19 kéo giảm giá dầu và ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực khác.

Mặc dù GDP UAE giảm 6% trong năm ngoái, nhiều tổ chức toàn cầu như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Viện Tài chính Quốc tế và các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đều dự báo nền kinh tế này sẽ tăng trưởng vượt 2% trong năm nay và trở lại mức tăng trưởng trước đại dịch Covid-19 vào năm 2024.

Cụ thể, Moody's xác nhận xếp hạng tín dụng quốc gia của UAE là Aa2 kèm theo đánh giá triển vọng ổn định. Cơ quan này nhận định sự phục hồi trong thương mại toàn cầu đang là yếu tố hỗ trợ đà tăng trưởng của UAE cả về vận tải hàng không và đường biển.

Một trong những dấu hiệu cho thấy sự ổn định của kinh tế UAE là quốc gia này vẫn tạo ra việc làm trong năm đại dịch Covid-19 bùng phát 2020. Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng UAE - Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum - cho biết quốc gia này tạo ra gần 248.000 việc làm trong năm ngoái trong khi hàng triệu người trên thế giới rơi vào tình trạng thất nghiệp.

"Kinh tế thế giới giảm 4%, thương mại quốc tế giảm 20% và thế giới mất hàng triệu việc làm trong năm 2020. Trong khi đó, UAE tạo ra 100.000 việc làm trong lĩnh vực bán lẻ và thương mại điện tử, 148.000 việc làm trong lĩnh vực tài chính, công nghệ và viễn thông", ông nói.

Moody's cho hay, với ngang giá sức mua ở 63.590 USD, GDP bình quân đầu người năm 2019 của UAE là một trong những mức cao nhất thế giới. Trong khi đó, với GDP danh nghĩa năm 2020 đạt 354 tỷ USD, UAE được xếp vào nhóm các quốc gia có khả năng chống chịu các cú sốc hàng đầu thế giới.

Mục tiêu xây khu định cư đầu tiên cho con người trên Sao Hỏa 

Nói về tương lai, Bộ trưởng Kinh tế của UAE - Abdulla Bin Touq Al-Marri - cho biết quốc gia này đang đặt mục tiêu gấp đôi quy mô nền kinh tế lên 3.000 tỷ dirham (hơn 816 tỷ USD) trong 10 năm tới.

Để đạt được mục tiêu trên, chiến lược của UAE là tăng đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp và xuất khẩu sản phẩm của ngành công nghiệp nặng, vận tải, hóa dầu, du lịch, công nghệ thông tin, viễn thông, năng lượng tái tạo, hàng không và vũ trụ và dịch vụ về dầu khí.

Thậm chí, quốc gia này đặt mục tiêu xây dựng khu định cư đầu tiên dành cho con người trên Sao Hỏa vào năm 2117.

(Theo Dân Trí)

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
2 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
3 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
3 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
4 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
4 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
2 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.