Hé mở hệ sinh thái Phương Trang của đại gia Nguyễn Hữu Luận

08/10/2020 10:02
Khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực vận tải hành khách chất lượng cao tại khu vực phía Nam, ít năm trở lại đây, tập đoàn Phương Trang (Futa Corp) còn được biết đến như một tay chơi giàu tiềm lực trong lĩnh vực công nghệ, lữ hành và cả bất động sản.

Trong đế chế đa ngành đã phát triển lên tới cả chục pháp nhân ấy, CTCP Đầu tư Phương Trang (Futa Corp) được xem như hạt nhân lõi trong hệ sinh thái mà đại gia Nguyễn Hữu Luận (SN 1966) đã dày công gây dựng.

Futa Corp

Theo tìm hiểu của VietTimes, Futa Corp được thành lập vào ngày 12/2/2003, hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực mua bán xe ô tô, vận tải hành khách, bất động sản và kinh doanh dịch vụ.

Futa Corp có vốn điều lệ ban đầu 700 tỷ đồng. Trong đó,3 cổ đông sáng lập chỉ nắm giữ 20% vốn điều lệ, bao gồm: ông Nguyễn Hữu Luận (góp 148 tỷ đồng, nắm giữ 19,22% VĐL), ông Nguyễn Đông Hòa (góp 1 tỷ đồng, nắm giữ 0,13% VĐL) và ông Nguyễn Hữu Luân (góp 1 tỷ đồng, nắm giữ 0,13% VĐL).

Hé mở hệ sinh thái Phương Trang của đại gia Nguyễn Hữu Luận - Ảnh 1.

Sức ảnh hưởng của Chủ tịch Nguyễn Hữu Luận đối với Futa Corp trên thực tế có tính bao trùm lớn hơn nhiều số cổ phần mà ông trực tiếp đứng tên. Sự hiện diện và chi phối của vị đại gia sinh năm 1966 này tại hầu hết công ty thành viên trong "hệ sinh thái" phần nào thể hiện điều đó.  

Dữ liệu của VietTimes cho thấy, trong 4 năm trở lại đây, Futa Corp chỉ báo lãi một lần duy nhất vào năm 2019, các năm trước đó đều báo lỗ lớn, có năm lỗ đến hơn 100 tỷ đồng. 

Theo đó, năm 2019, doanh thu thuần của Futa đạt 328,4 tỷ đồng, lãi thuần ở mức 53 tỷ đồng. Tại thời điểm kết niên, tổng tài sản của Futa đạt 15.549 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 396,9 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 57,6% và 10% so với thời điểm đầu năm.

Việc vốn chủ sở hữu ở cuối năm 2019 thấp hơn nhiều mức vốn điều lệ mà công ty đăng ký (700 tỷ đồng) thể hiện tác động bào mòn vốn góp bởi kết quả kinh doanh thua lỗ qua nhiều năm. 

Futa Bus Lines

Theo giới thiệu trên trang chủ, thương hiệu xe khách Phương Trang được ra đời từ một doanh nghiệp nhỏ với số lượng đầu xe chỉ từ 5 đến 10 xe khách các loại. Hiện nay, hãng xe này đang phục vụ hơn 20 triệu lượt khách mỗi năm, sở hữu hơn 250 phòng vé, trạm chung chuyển, bến xe và phục vụ hơn 1.600 chuyến xe đường dài và liên tỉnh mỗi ngày.

Tuy là lĩnh vực hoạt động lõi từ ngày khởi nghiệp - cuối năm 2002, nhưng phải đến tháng 4/2013, CTCP Xe khách Phương Trang Futa Bus Lines (Futa Bus Lines) mới được thành lập, chính thức khu biệt mảng kinh doanh lõi này ra một pháp nhân riêng.

Theo đó, Futa Bus Lines có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Hữu Luận góp hơn 185 tỷ đồng, sở hữu 92,67% vốn. Phần vốn còn lại được nắm giữ bởi ông Phạm Đăng Quan (5,83%) và bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh (1,5%).

Đến tháng 11/2015, cơ cấu cổ đông của Futa Bus Lines có sự xuất hiện của CTCP Taxi Phương Trang (Taxi Phương Trang) - một pháp nhân khác cùng nhóm - với tỷ lệ sở hữu 40% vốn.

Hé mở hệ sinh thái Phương Trang của đại gia Nguyễn Hữu Luận - Ảnh 2.

Về kết quả kinh doanh, trong 4 năm trở lại đây, Futa Bus Lines luôn ghi nhận doanh thu tới 1.000 – 2.000 tỷ đồng mỗi năm, tuy nhiên lãi thuần thu về khá mỏng, chỉ vài tỷ đồng. Như năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của hãng xe này lần lượt đạt 1.329,5 tỷ đồng và 1.561,68 tỷ đồng; lãi thuần lần lượt ở mức 15,84 tỷ đồng và 8 tỷ đồng.

Năm 2019, doanh thu thuần của Futa Bus Lines đạt 2.156,9 tỷ đồng, lãi thuần chỉ là 1,78 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Futa Bus Lines đạt 2.488,56 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 223,8 tỷ đồng.

Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Futa Bus Lines hiện do ông Văn Công Điểm (SN 1977) đảm nhiệm.

Futa Express

Ngoài xe khách và taxi, tập đoàn Phương Trang còn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chuyển phát nhanh với thương hiệu Futa Express, được điều hành và quản lý bởi CTCP Dịch vụ Chuyển phát nhanh Phương Trang Futa (Futa Express). Nên biết, Futa Express chính là công ty mẹ của CTCP Thương mại điện tử Vận Thông – đơn vị sở hữu ứng dụng gọi xe Vato – với tỷ lệ sở hữu đến 90% vốn.

Futa Express được thành lập vào tháng 4/2012, trụ sở chính đặt tại số 335 – 337 Lê Hồng Phong, quận 10, TP. HCM. Tại thời điểm cuối năm 2017, Futa Express có vốn điều lệ 25 tỷ đồng, trong đó nắm cổ phần chi phối là CTCP Vận tải và Dịch vụ Du lịch Phương Trang (Du lịch Phương Trang), với tỷ lệ sở hữu 96% vốn. Phần vốn còn lại được chia đều cho 2 cá nhân là ông Phạm Đăng Quan và ông Nguyễn Trí Dũng, mỗi người nắm giữ 2%.

Cập nhật đến ngày 13/11/2019, Futa Express có vốn điều lệ đạt 200 tỷ đồng. Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật hiện do ông Trần Tuấn Dũng (SN 1976) đảm nhiệm.

Hé mở hệ sinh thái Phương Trang của đại gia Nguyễn Hữu Luận - Ảnh 3.

Trong 4 năm trở lại đây, Futa Express ghi nhận doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, nhưng cũng chỉ báo lãi vài tỷ đồng. Như năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của công ty này lần lượt đạt 157,5 tỷ đồng và 167,3 tỷ đồng; lãi thuần tương ứng là 5,63 tỷ đồng và 1,44 tỷ đồng.

Năm 2019, doanh thu thuần của Futa Express đạt 244,4 tỷ đồng, lãi thuần ở mức 7,11 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 21,6% và 364,7%.

Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Futa Express đạt 265,9 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 92,6 tỷ đồng, lần lượt tăng 34% và 67,7% so với thời điểm đầu năm.

Trong khi đó, công ty mẹ của Futa Express – Du lịch Phương Trang – lại không công bố danh sách cổ đông góp vốn. Tính đến ngày 11/12/2017, công ty này có vốn điều lệ 130 tỷ đồng. Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật hiện do ông Trần Ngọc Duy (SN 1978) đảm nhiệm.

Ông Duy còn đứng tên tại loạt pháp nhân khác như Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng An Hòa, CTCP Đầu tư Sài Gòn Phú Gia, CTCP Đầu tư và Phát triển BĐS Sơn Trà Đà Nẵng, CTCP Thương mại Sài Gòn Phương Trang, Công ty TNHH Hồng An Phú Quốc, Công ty TNHH Đăng Kim Long.

Năm 2019, doanh thu thuần của Du lịch Phương Trang đạt 39,64 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận thuần ở mức 55,8 tỷ đồng. Việc lãi ròng lớn hơn doanh thu thuần cho thấy, lợi nhuận của Du lịch Phương Trang chủ yếu đến từ cổ tức của các khoản đầu tư vào các công ty con và công ty liên kết.

Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Du lịch Phương Trang đạt 1.810 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 110,2 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 1,2% và 62,7%.

Futa Land

Ngoài lĩnh vực vận tải, tập đoàn Phương Trang cũng đạt được một số thành công trong lĩnh vực bất động sản thông qua hàng loạt dự án tại Đà Nẵng và Tp. HCM. Có thể kể đến như chuỗi dự án Vạn Tường, chuỗi dự án mặt tiền biển Sơn Trà Điện Ngọc (An Cư, Royal Era), khu đô thị mới Phương Trang, vịnh Đà Nẵng, Trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp Đà Nẵng Plaza, và một số dự án khác tại TP. HCM như Trung tâm thương mại – Căn hộ cao cấp 298 Trần Hưng Đạo (Quận 1), Căn hộ cao cấp New Pearl Residence (Quận 3), Khu căn hộ cao cấp Royal Garden (30 ha, Quận 7).

Song song đó, tập đoàn của ông Nguyễn Hữu Luận còn đầu tư các dự án trạm dừng chân quy mô lớn tại một số tỉnh thành phía Nam như Lâm Đồng, Tiền Giang, Bình Thuận, Đồng Nai, Cà Mau. Trong đó, nổi bật hơn cả là dự án Trạm dừng chân Phương Trang - Madagui tại Lâm Đồng có vốn đầu tư gần 4 triệu USD.

Phương Trang bắt đầu rót vốn mạnh mẽ vào lĩnh vực bất động sản từ khi CTCP Bất động sản Phương Trang (Futa Land) ra đời. Theo đó, Futa Land được thành lập vào tháng 8/2010, Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật do ông Cao Thái Hùng (SN 1966) đảm nhiệm. Ông Hùng, được biết, còn đang đại diện cho cả Công ty TNHH Sàn BĐS Kim Long Việt.

Hé mở hệ sinh thái Phương Trang của đại gia Nguyễn Hữu Luận - Ảnh 4.

Trong 4 năm trở lại đây, Futa Land chỉ mang về doanh thu vài chục triệu đồng mỗi năm, cùng đó là khoản lỗ lên đến vài tỷ đồng. Gần nhất, năm 2019, doanh thu thuần của Futa Land đạt 31,8 triệu đồng, lỗ thuần ở mức 5 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của công ty này đạt 575,8 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 91,5 tỷ đồng.

Không dừng lại ở bất động sản, tập đoàn Phương Trang còn hoạt động thêm cả lĩnh vực thực phẩm và nước giải khát với CTCP Thực phẩm và nước giải khát PTT (PTT).

Công ty này được thành lập vào tháng 4/2018, có vốn điều lệ ban đầu 1.000 tỷ đồng. Song cập nhật đến ngày 22/10/2018, vốn điều lệ của PTT đã giảm mạnh, xuống còn 22,6 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông thời điểm này gồm Futa Corp (nắm giữ 88,5% VĐL), ông Phan Văn Nguyên (nắm giữ 2,7% VĐL) và ông Lê Trung Thành (nắm giữ 8,8% VĐL).

Cập nhật đến ngày 10/10/2019, PTT có vốn điều lệ 40 tỷ đồng, Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Lê Trung Thành (SN 1971).

Hé mở hệ sinh thái Phương Trang của đại gia Nguyễn Hữu Luận - Ảnh 5.

Từ khi thành lập đến nay, PTT liên tiếp lỗ hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Năm 2019, doanh thu thuần của PTT đạt 23,59 tỷ đồng, lỗ sau thuế ở mức 35,13 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của PTT đạt 15,4 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức âm 13 tỷ đồng.

Trong xu thế hội nhập và phát triển, tập đoàn Phương Trang kiên trì định hướng đa ngành và không ngừng mở rộng hệ sinh thái. Mới nhất là sự ra đời của CTCP Đầu tư Tập đoàn Phương Trang – Futa Group (Futa Group), vào cuối tháng 5/2020.

Futa Group có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập là Futa Bus Lines (nắm giữ 40% VĐL), Futa Corp (nắm giữ 49% VĐL) và ông Phạm Đăng Quan (nắm giữ 11% VĐL).

Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Futa Group là ông Phạm Đăng Quan (SN 1974) - người đang đồng thời đứng tên ở một số pháp nhân khác như Công ty TNHH Phạm Đăng Quan, Công ty TNHH Hàn Hà.

Theo tìm hiểu, ngoài Phương Trang, các lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn này như ông Nguyễn Hữu Luận, Nguyễn Hữu Luân và Phạm Đăng Quan còn cùng nhau góp vốn, nắm quyền chi phối tại nhiều công ty khác./.

Tin mới

1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
4 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Giờ này năm ngoái còn "cháy hàng", vậy mà giờ màu Titan Tự nhiên đã bị người Việt hắt hủi trên iPhone 16 Pro Max
2 giờ trước
"Cả thèm, chóng chán" là những gì để nói về màu Titan tự nhiên.
AION Y Plus sắp về Việt Nam: Dáng như MPV nhưng gắn mác SUV, chạy 490km/sạc
2 giờ trước
Theo đại diện hãng, dự kiến AION Y Plus sẽ ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 10 tới.
Khách Tây thử đặc sản chưa tới 50.000đ ở Hạ Long: Muốn ăn phải xếp hàng, nhận xét "nó thực sự hoàn hảo"
45 phút trước
Món ăn bình dân, giá rẻ, song có gì đặc biệt mà khiến vị khách nước ngoài phải thốt lên rằng "nó thực sự hoàn hảo"?
Tốc độ tăng trạm sạch xe điện ở Việt Nam cao hơn Mỹ, Hàn Quốc
18 phút trước
Mức độ tăng trưởng trạm sạc xe điện của Việt Nam thời gian gần đây cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và các nước có trạm sạc lớn như Mỹ và Hàn Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.