Hệ thống năng lượng châu Âu ‘căng như dây đàn’: Điện hạt nhân, gió, mặt trời đồng loạt bị vô hiệu hoá do sóng nhiệt

28/07/2022 15:48
Nhiệt độ kỷ lục thúc đẩy nhu cầu về điện, nhưng đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến việc sản xuất điện từ năng lượng hạt nhân, thuỷ điện và than.

Làn sóng nhiệt kinh hoàng ở châu Âu đang làm gia tăng căng thẳng cho hệ thống năng lượng của châu lục này. Nắng nóng gây áp lực lên giá điện và nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khí đốt trong mùa đông tới.

Nhiệt độ mùa hè năm nay ở châu Âu phá vỡ mọi kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Nắng nóng đỉnh điểm thúc đẩy nhu cầu năng lượng để làm mát. Nhưng các nguồn tạo điện như năng lượng hạt nhân, thuỷ điện và than bị ảnh hưởng vì nắng nóng, trong thời điểm châu Âu tìm cách giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Fabian Ronningen, nhà phân tích tại công ty tư vấn Rystad, cho biết: "Mùa hè này vốn là hy vọng để thị trường năng lượng châu Âu được thư giãn. Nhưng sóng nhiệt sẽ làm khủng hoảng gia tăng và mùa đông sẽ còn tồi tệ hơn. Mọi thứ đang đi theo kịch bản xấu nhất".

Nhiệt độ cực cao đã được ghi nhận tại nhiều quốc gia trên khắp châu Âu. Đây là nguyên nhân gây ra những vụ cháy rừng nguy hiểm ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và một số nơi khác. Cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Anh (Met Office) đã đưa ra cảnh báo đỏ, dự báo nhiệt độ có thể đạt đến các mức kỷ lục.

Hệ thống năng lượng châu Âu ‘căng như dây đàn’: Điện hạt nhân, gió, mặt trời đồng loạt bị vô hiệu hoá do sóng nhiệt - Ảnh 1.

Nhu cầu năng lượng gia tăng khi khi người tiêu dùng bật điều hoà vì trời nắng nóng. Sóng nhiệt cũng khiến việc sản xuất điện hạt nhân ở Pháp và Thuỵ Sĩ bị hạn chế, vì nước làm nguội lò hạt nhân đang quá nóng. Sản lượng thuỷ điện cũng giảm vì nắng nóng kéo dài dẫn đến hạn hán.

Các nhà khoa học cho biết việc cung cấp điện bị gián đoạn do sóng nhiệt sẽ xảy ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn khi khí hậu hay đổi. Ngay cả khi giá khí đốt giảm trong những ngày gần đây, giá điện ở một số khu vực châu Âu vẫn đắt kỷ lục.

Điện giao sau ở Pháp tăng 23%, lên mức cao chưa từng thấy là 640 euro/MWh. Nắng nóng khiến vấn đề bảo trì của các nhà máy điện hạt nhân Pháp thêm trầm trọng. Trước mùa đông năm ngoái, giá điện hiếm khi vượt mức 100 euro/MWh.

Các lò phản ứng hạt nhân dùng nước sông để làm nguội và xả nước nóng trở lại môi trường. Tuy nhiên, nhiệt độ đã chạm đến ngưỡng quy định để ngăn việc xả nước nóng gây ảnh hưởng đến môi trường địa phương.

Do đó, nhà xuất khẩu điện lớn nhất châu Âu như Pháp cũng đang phải nhập khẩu điện từ Anh và các quốc gia khác bao gồm cả Tây Ban Nha để bù đắp thiếu hụt.

Ở Đức, nhiệt độ cao và lượng mưa thấp đã khiến mực nước sông Rhine tháng 7 giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ. Điều này đã hạn chế tàu thuyền cung cấp than cho các nhà máy điện. Hạn hán năm 2018 làm gián đoạn vận chuyển và ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước đang có nguy cơ lặp lại.

Nhân viên của công ty vận tải nội địa HGK Shipping cho biết: "Khi mực nước giảm, việc tính toán khối lượng vận chuyển ngày càng trở nên khó khăn. Mỗi tấn hàng mà chúng tôi có thể chở đều quý giá".

Áp lực đè nặng lên mạng lưới năng lượng khiến châu Âu đối mặt với nhiều thách thức hơn trong việc lấp đầy kho dự trữ khí đốt trước mùa đông.

Sản lượng điện tái tạo cũng giảm do những ngày hè oi bức có ít gió hơn. Các nhà máy chạy bằng khí đốt và năng lượng mặt trời cũng trở nên kém hiệu quả hơn trong thời tiết nắng nóng và sản lượng thủy điện giảm do các hồ chứa cạn kiệt.

Theo RTE, đơn vị vận hành hệ thống điện truyền tải lớn tại Châu Âu, sản lượng thủy điện cuối tuần qua của Pháp là 2,3 GW, thấp hơn nhiều so với mức trung bình là 4,1GW trong 7 năm qua.

Hệ thống năng lượng châu Âu ‘căng như dây đàn’: Điện hạt nhân, gió, mặt trời đồng loạt bị vô hiệu hoá do sóng nhiệt - Ảnh 2.

Hành khách chứng kiến một đám cháy khi đang ngồi trên tàu ở Tây Ban Nha. Ảnh: Francisco Seone Perez / Reuters.

Châu Âu không đơn độc trong cuộc chiến với nắng nóng gây áp lực lên nguồn cung năng lượng. Các đợt nắng nóng ở Trung Quốc đã khiến các nhà máy điện đốt nhiều than hơn. Theo dự báo của S&P Global Commodity Insights, Mỹ sẽ sử dụng nhiều điện sản xuất từ khí đốt để làm mát trong đợt nắng nóng ảnh hưởng đến Texas và các bang khác.

Khi thời tiết nóng là một vấn đề lớn đối với châu Âu hiện nay, các nhà điều hành lĩnh vực năng lượng đang hy vọng rằng thời tiết ôn hòa sẽ cứu nguy trong mùa đông, giúp kiểm soát nhu cầu.

Marco Alverà, cựu CEO của Snam, nhà điều hành đường ống dẫn khí đốt của Ý cho biết: "Thời tiết là vấn đề quan trọng nhất trong mùa đông này. Chúng tôi hy vọng rằng năm nay sẽ là một mùa đông ấm áp".

Tham khảo: FT

https://cafef.vn/he-thong-nang-luong-chau-au-cang-nhu-day-dan-dien-hat-nhan-gio-mat-troi-dong-loat-bi-vo-hieu-hoa-do-song-nhiet-20220728100514647.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
31 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
23 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
12 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.