Hệ thống tiền tệ toàn cầu đang có nguy cơ tan rã, hậu Bretton Woods II sẽ là gì?

15/08/2019 13:38
Vận mệnh của Bretton Woods II có vẻ ngày càng giống như Bretton Woods I, đặc biệt nếu như Tổng thống Trump không thể tái đắc cử năm 2020.

"Mỹ không cần phải cạnh tranh trong tình trạng 1 tay bị trói ở sau lưng nữa", cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã nói như vậy vào tháng 8/1971. Bài phát biểu này của ông đã đặt dấu chấm hết cho trật tự kinh tế thế giới thời hậu thế chiến, ngừng việc đồng USD có thể chuyển đổi sang vàng và tăng thuế nhập khẩu.

Hệ thống Bretton Woods sụp đổ đã gây ra nhiều xáo trộn, một chế độ mới nổi lên và vẫn được duy trì cho đến tận ngày nay. Chế độ hiện tại còn lâu mới đi vào dĩ vãng, nhưng mỗi ngày của tháng 8 trôi đi, hệ thống tiền tệ mà thế giới đang tuân theo ngày càng bị hoài nghi và viễn cảnh về một cuộc chuyển đổi không hề êm đềm đang dần trở nên rõ nét.

Vì hiện nay hầu hết các nước đều có đồng tiền của riêng mình với những biến động đặc thù, hoạt động giao thương xuyên biên giới rất phức tạp. Nỗ lực quản lý tỷ giá của các chính phủ thường rất hạn chế bởi họ phải đánh đổi nhiều thứ. Neo đồng nội tệ vào 1 yếu tố bên ngoài (mà trong nhiều trường hợp là đồng USD) có thể giúp ổn định giá trị nhưng cũng đồng nghĩa với từ bỏ quyền kiểm soát chính sách kinh tế trong nước hoặc giới hạn dòng chảy vốn. Cuộc chạm trán giữa Mỹ và Trung Quốc càng khiến hệ thống tiền tệ hiện tại bộc lộ nhiều nhược điểm.

Giai đoạn bùng nổ đầu tiên của toàn cầu hóa (bắt đầu từ cuối thế kỷ 19) được xây dựng dựa trên chế độ bản vị vàng. Các chính phủ cố định giá trị đồng nội tệ vào vàng, hi sinh quyền kiểm soát nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên, mọi thứ đã đi quá sức chịu đựng khi Đại suy thoái ập đến trong những năm 1930, khi các chính phủ quay lưng với những thỏa thuận về chính sách tiền tệ trước đó. Khi các nước liên tục phá giá đồng tiền, các đối tác thương mại giận dữ dâng cao hàng rào thuế quan và thế giới bước vào chiến tranh tiền tệ.

Năm 1944, các nước đồng minh tiến thêm một bước khi vạch ra 1 trật tự tiền tệ mới tại hội nghị tổ chức ở Bretton Woods, New Hampshire. Họ đồng ý neo đồng nội tệ vào USD (tất nhiên vẫn có một chút điều chỉnh). Sau đó USD sẽ được neo vào vàng.

Hệ thống này tồn tại được gần 1/4 thế kỷ. Khi cán cân thương mại của Mỹ thâm hụt quá lớn và lạm phát tăng trong những năm 1960 và 1970, niềm tin vào cơ chế neo USD vào vàng nhanh chóng sụt giảm. Mỹ thắt lưng buộc bụng cả với chính sách tiền tệ và tài khóa có thể giúp khôi phục niềm tin ở nước ngoài, nhưng kinh tế Mỹ sẽ phải trả giá quá đắt. Buộc phải lựa chọn giữa lợi ích quốc gia và sự tồn tại của hệ thống tiền tệ quốc tế, Nixon đã rút Mỹ ra khỏi Bretton Woods.

Thường được gọi là Bretton Woods II, hệ thống ngày nay đã chậm chạp nổi lên từ đống tro tàn của thời hậu chiến. Sự thống trị của đồng USD không chấm dứt, phần lớn các giao dịch thương mại quốc tế vẫn lấy USD làm đồng tiền thanh toán. Những thay đổi trong chính sách kinh tế của Mỹ vẫn tác động mạnh mẽ đến mọi ngóc ngách của kinh tế thế giới. Đồng USD tăng giá tác động tiêu cực đến thương mại toàn cầu trong khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ cũng khiến thị trường tài chính toàn cầu giảm thanh khoản.

Tuy nhiên, sau những kinh nghiệm cay đắng, các nền kinh tế mới nổi đã học được cách tự bảo vệ mình: tích lũy một lượng lớn USD dự trữ. Con số bắt đầu tăng lên từ những năm 1990 và đạt đỉnh vào năm 2014.

Thế nhưng việc các nền kinh tế mới nổi mua một lượng lớn USD lại khiến đồng bạc xanh bị định giá quá cao và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu của họ. Mỹ bắt đầu có thâm hụt cán cân vãng lai ngày càng tăng và tình trạng này kéo dài qua nhiều năm, hay nói cách khác tiêu dùng của Mỹ được tài trợ bởi các thị trường mới nổi, những nước đã đầu tư vào các tài sản Mỹ.

Dòng chảy này – tiền từ các nền kinh tế tăng cường tích trữ USD (mà Trung Quốc là cái tên hàng đầu) chảy sang Mỹ, và từ người tiêu dùng Mỹ quay lại các nền kinh tế này – chính là xương sống định nghĩa hệ thống Bretton Woods II.

Thực ra thì hệ thống này chưa bao giờ thực sự bền vững. Mỹ không thể đi vay mãi, và thâm hụt cán cân vãng lai không thể kéo dài mãi với những hệ lụy tiêu cực. Trong những năm 2000, một số nhà kinh tế lo ngại nhà đầu tư có thể mất đi niềm tin vào đồng USD, khiến USD sụt giá và kéo theo khủng hoảng toàn cầu. Một số thì cho rằng Mỹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và các chính trị gia sẽ hoài nghi về những lợi ích của toàn cầu hóa.

Tuy nhiên cũng có lúc người ta đã nghĩ đến một kết thúc tươi đẹp cho Bretton Woods II. Với các nền kinh tế châu Âu gắn kết với nhau nhiều hơn và Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, triển vọng về 1 thế giới đa cực trong đó USD chia sẻ trách nhiệm đồng tiền dự trữ với euro và nhân dân tệ. Người tiêu dùng châu Âu và Trung Quốc có thể đóng vai trò quan trọng ngang bằng với người tiêu dùng Mỹ, và sau đó sự mất cân bằng sẽ được thu hẹp. Đáng tiếc là lịch sử lại cho thấy những câu chuyện khác.

Trong suốt thập kỷ vừa qua, khi khủng hoảng ập đến thì các nhà đầu tư đã tìm đến các tài sản bằng USD và củng cố thêm vị thế đầu bảng của USD. Khủng hoảng nợ khiến niềm tin vào đồng euro giảm sút. Và niềm tin vào sự trỗi dậy không thể tránh được của nhân dân tệ đã bị lu mờ bởi thực tế kinh tế Trung Quốc giảm tốc cũng như thái độ ít hào hứng hơn với cải cách. Bên cạnh đó hệ thống hiện tại đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Những tuyên bố của Tổng thống Trump đe dọa phá vỡ Bretton Woods II, kể cả khi những lựa chọn thay thế không hề hấp dẫn.

Lịch sử lặp lại

Vận mệnh của Bretton Woods II có vẻ ngày càng giống như Bretton Woods I, đặc biệt nếu như Tổng thống Trump không thể tái đắc cử năm 2020. Đảng Dân chủ đang quan tâm đến lợi ích của kinh tế quốc gia nhiều hơn trước nhưng họ vẫn trân trọng những giá trị của hợp tác quốc tế. Bernie Sanders hay Elizabeth Warren có thể hạ giá USD 1 lần duy nhất trong khi cam kết lại về vai trò của Mỹ trong hệ thống thương mại toàn cầu. Suy thoái sẽ khiến Trung Quốc nhượng bộ trong chiến tranh thương mại.

Tuy nhiên những gì đã diễn ra trong những năm 1930 cho thấy đó là một kịch bản quá lạc quan. Thiếu vắng sự nhất quán về điều chỉnh tỷ giá và không có hồi kết hòa bình cho chiến tranh thương mại, thế giới sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn phá giá nội tệ và tăng thuế. Khi các mối quan hệ thương mại trật bánh, các nước sẽ tự tổ chức lại thành những khối kinh tế đối đầu nhau. Thật khó để tưởng tượng ra thế giới quay về thời kỳ Đại suy thoái đen tối, nhưng mức độ khó đã giảm xuống so với trước đây.

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
6 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
5 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
4 giờ trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
3 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
3 giờ trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
19 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.