Hết "bom nợ" Evergrande lại đến khủng hoảng thiếu điện trầm trọng, điều gì đang xảy ra với kinh tế Trung Quốc?

27/09/2021 19:18
Trong suốt nhiều thập kỷ, tăng trưởng của Trung Quốc dựa vào 2 trụ cột chính: tín dụng và carbon. Cuối cùng thì Bắc Kinh đang thực sự nghiêm túc về chuyện giải quyết 2 vấn đề này, nhưng cái giá mà nền kinh tế phải trả là bao nhiêu?

Tác giả bài viết mà chúng tôi lược dịch dưới đây là David Fickling, cây bút của chuyên mục Opinion trên Bloomberg phụ trách mảng hàng hóa, các công ty công nghiệp và tiêu dùng. Ông cũng là phóng viên của các hãng tin Bloomberg News, Dow Jones, Wall Street Journal, Financial Times và Guardian.

Lâu nay dữ liệu về tăng trưởng kinh tế mà Trung Quốc công bố vẫn bị cho là được "xào nấu", do đó không sát với thực tế. Đó không chỉ là nhận định của những người hay chỉ trích Trung Quốc mà còn là lời thừa nhận của chính lãnh đạo Trung Quốc.

Năm 2007, trong bữa tối với đại sứ Mỹ Clark Randt, Thủ tướng Lý Khắc Cường – khi đó là bí thư tỉnh ủy Liêu Ninh và cũng là ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc – nói rằng các dữ liệu chính thức về GDP có độ tin cậy thấp hơn so với một bộ chỉ số gồm mức độ tiêu thụ điện, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt và tăng trưởng tín dụng.

Đã 14 năm trôi qua kể từ đó đến nay nhưng lời nhận xét này vẫn đúng. Chỉ số "Lý Khắc Cường" tổng hợp từ 3 thước đo nói trên, với khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt chiếm tỷ trọng 20% và 2 yếu tố còn lại mỗi yếu tố chiếm tỷ trọng 40%, theo dõi khá sát sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, thời gian gần đây 2 trong số 3 trụ cột cùng lúc đang phải chịu áp lực rất lớn.

Hết bom nợ Evergrande lại đến khủng hoảng thiếu điện trầm trọng, điều gì đang xảy ra với kinh tế Trung Quốc? - Ảnh 1.

"Chỉ số Lý Khắc Cường" và con số tăng trưởng GDP chính thức.

Tuần trước, cả thế giới rúng động với cuộc khủng hoảng nợ tại tập đoàn bất động sản China Evergrande. Theo lẽ thường, Evergrande có thể dễ dàng được bơm thanh khoản để thanh toán các nghĩa vụ nợ có tổng trị giá 300 tỷ USD và không tạo ra rủi ro hệ thống. Tuy nhiên, giờ đây Bắc Kinh phải suy nghĩ khác: nếu 1 công ty có nhiều vấn đề như vậy nhưng vẫn có thể tiếp cận với dòng vốn mới từ các ngân hàng quốc doanh, đó cũng là 1 mối nguy lớn đối với hệ thống.

Trong khủng hoảng tài chính 2008, cú sốc Lehman Brothers sụp đổ đã khiến tăng trưởng tín dụng của Mỹ sụt giảm 4,6%. Còn đối với Trung Quốc, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt ít nhất 12% mỗi năm trong suốt nhiều thập kỷ và cao gấp đôi so với Mỹ, kể cả khi tín dụng vẫn tăng trưởng nhưng giảm xuống mức bình thường hơn cũng sẽ là cả một vấn đề.

Không có nền kinh tế mới nổi nào có mức độ nợ/GDP cao như của Trung Quốc. Hầu hết các nước phát triển đã giảm tỷ lệ đòn bẩy đáng kể trong nhiều năm trước khi Covid-19 ập đến. Ngược lại, Trung Quốc lại tăng cường đi vay trong quãng thời gian đó.

Về năng lượng, câu chuyện cũng diễn ra tương tự. Trên khắp các đầu tàu kinh tế của Trung Quốc, chính quyền các địa phương ráo riết đóng cửa nhà máy vì lo ngại sẽ bỏ lỡ mục tiêu giảm khí thải. Hoàng loạt nhà máy luyện thép ở Vân Nam, nhà máy dệt ở Chiết Giang và nhà máy đậu tương ở Thiên Tân đã tạm ngừng sản xuất do cả 2 nguyên nhân: thiếu điện và phải nhường nguồn điện cho các ngành ít gây ô nhiễm môi trường hơn.

Nhiều năm nay, lượng điện mà Trung Quốc tiêu thụ hiếm khi tăng trưởng chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng mô hình này nảy sinh vấn đề khi những tham vọng về môi trường của Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu được cụ thể hóa thành các mục tiêu chính sách. Nếu như Trung Quốc muốn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng 5% mỗi năm mà không đốt thêm than đá, mỗi năm nước này sẽ phải xây dựng các nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 100 gigawatt và các nhà máy điện gió có công suất 50 gigawatt – cao hơn gấp đôi so với mức thực tế.

Do đó các địa phương đang rơi vào thế khó vì phải giải quyết 2 yêu cầu trái ngược nhau: một mặt phải đảm bảo có đủ lượng điện để cung cấp cho nền kinh tế, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu về khí thải trong khi chưa có đủ điện mặt trời và điện gió để thay thế cho điện than.

Chỉ số đo lường khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt diễn biến tốt hơn so với 2 chỉ số còn lại, nhưng vẫn có những dấu hiệu đáng ngại. Mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc vốn được thiết kế một phần để giải tỏa áp lực lên các tuyến đường cũ, dành các tuyến đó để vận chuyển hàng hóa thay vì vận chuyển bằng xe tải. Tuy nhiên hiện khối lượng vẫn "mắc kẹt" ở mức khoảng 4,3 tỷ mét tấn/tháng, không tăng trưởng mấy so với 3 năm trước.

14 năm trước, ông Lý miêu tả mô hình kinh tế mà Trung Quốc theo đuổi là đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP bằng mọi giá. Giờ thì các lãnh đạo Trung Quốc nhận ra đó là mô hình không bền vững, các mục tiêu hàng đầu là xử lý vấn nạn tham nhũng và làm thế nào để cân bằng giữa tăng trưởng và giảm chênh lệch giàu nghèo.

Suốt mấy chục năm qua, tăng trưởng của Trung Quốc dựa vào tín dụng và carbon. Giờ đây Bắc Kinh đang quyết tâm thay đổi điều đó. Liệu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể đứng vững trước sự thay đổi này hay không, đó là câu hỏi mà không ai có thể trả lời chính xác.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
8 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
7 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
6 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
6 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
5 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
14 giờ trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.